Một liên minh mới cho Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê
Với kết quả đạt được tại Mexico trong hai ngày đầu tuần, có cảm giác Mỹ La-tinh lại bừng sáng với một “trang sử mới”, dù chỉ dừng lại ở ý nghĩa biểu tượng. Liên minh mới sẽ tập hợp số lượng thành viên đông đảo nhất của khu vực Nam Mỹ từ trước tới nay với 32 thành viên là các nước Mỹ La-tinh và các nước ở vùng Ca-ri-bê. Ý tưởng thành lập một liên minh rộng lớn hay thực chất là gộp hai thể chế đã có sẵn là Nhóm Rio (gồm 9 nước Mỹ La Tinh) và Cộng đồng các nước vùng Ca-ri-bê làm một, đã được nêu ra tại Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên Mỹ La-tinh - Ca-ri-bê vào năm 2008 và trở thành hiện thực 2 năm sau. Song dĩ nhiên phải chờ đợi một thời gian nữa để liên minh này thể hiện vai trò, bởi tiến trình tìm kiếm tên gọi chính thức cũng như xác định cơ cấu tổ chức cho liên minh mới bắt đầu và sẽ chỉ được quyết định tại Hội nghị Thượng đỉnh tiếp theo của khu vực tại Vê-nê-du-ê-la vào năm 2011.
Có 2 điểm cần làm rõ trong ý tưởng hình thành Cộng đồng các Nhà nước Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê: đó là vai trò và ảnh hưởng của Mỹ và mô hình liên kết kiểu Liên minh châu Âu. Với việc loại trừ sự tham gia của Mỹ, Ca-na-đa cũng như nêu ra khả năng Cộng đồng mới thay thế Liên minh các nước châu Mỹ (OAS) – Diễn đàn chính thảo luận các vấn đề khu vực hiện nay, các quốc gia Mỹ La-tinh một lần nữa khẳng định mong muốn và quyết tâm chấm dứt tai tiếng là “sân sau” của Mỹ. Tổng thống Mexico Felipe Calderon tuyên bố, với cơ chế mới, Mỹ La-tinh sẽ không chỉ ngồi ở vị trí “khán giả” trước những gì diễn ra trên thế giới. Còn Tổng thống Bolivia Evo Morales khẳng định, sự kiện này giải thoát Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê khỏi nước Mỹ và theo ông, “nhiều ví dụ cho thấy, ở đâu có sự can thiệp của Mỹ, ở đó không có hòa bình và công bằng xã hội”.
Đặc biệt, việc thành lập liên minh mới chứng kiến sự hội nhập chính thức trở lại của Cuba - quốc gia bị đình chỉ tư cách thành viên Liên minh các quốc gia châu Mỹ từ năm 1962 do chính sách thù địch của Mỹ. Cũng tại hội nghị thượng đỉnh lần này, các nước Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê một lần nữa đồng loạt yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận đối với Cuba.
Nhìn một cách tổng thể, tình hình khu vực Nam Mỹ hiện nảy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi phải có một tổ chức khu vực đủ mạnh để tự định đoạt các vấn đề của riêng khu vực cũng như thể hiện một quan điểm thống nhất với bên ngoài. Hai vấn đề nóng bỏng là Ha-i-ti và tranh cãi chủ quyền biển đảo giữa Ac-hen-ti-na và Anh là điển hình cho thấy sự cần thiết đó. Song, điều quan trọng là phải tạo một liên minh thực sự đáp ứng yêu cầu mới, bởi Mỹ La-tinh đã có quá nhiều tổ chức tương tự, mà hiện thành viên, cơ cấu tổ chức, hoạt động đang chồng chéo lên nhau. Còn nhớ Liên minh Nam Mỹ (UNASUR) được thành lập năm 2008 từng gây tiếng vang lừng lẫy khu vực, cũng chủ trương tách khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ và theo mô hình Liên minh Châu Âu, nhưng kết cục không thể đem lại kết quả như kỳ vọng ban đầu. Cuộc họp thượng đỉnh của liên minh này vừa diễn ra trước Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ La-tinh - Ca-ri-bê chỉ khoảng chục ngày, cũng bàn đến hòa giải ở khu vực và hỗ trợ Ha-i-ti nhưng không gây nhiều sự chú ý.
Kỳ vọng nhiều, thách thức càng lớn đối với Cộng đồng các nước Mỹ La-tinh- Ca-ri-bê, mà trước hết vẫn là tạo sự đồng thuận trong nội bộ. Khác biệt về hệ thống - tư tưởng chính trị, tranh cãi còn gay gắt giữa một số nước thành viên… khiến giới quan sát có cái nhìn thận trọng về tương lai của liên minh mới./.
Binh chủng Tăng - Thiết giáp tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Canh Dần năm 2010  (25/02/2010)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 1,96%  (25/02/2010)
Tổng số thuê bao di động của cả nước đã lên đến hơn 115 triệu thuê bao  (25/02/2010)
Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu điều nhân  (25/02/2010)
Bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam  (25/02/2010)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên