Biến đổi khí hậu: Thực tiễn và bài học cho Việt Nam
22:24, ngày 22-03-2013
TCCSĐT - Trong Giờ Trái đất năm 2011, nước ta tiết kiệm được 400.000 kWh điện, thấp hơn mức 500.000 kWh tiết kiệm được trong Giờ Trái đất năm 2010. Con số này là bao nhiêu trong năm nay? Sau ngày 23-03-2013, chúng ta sẽ có lời giải đáp.
Thế giới đang trong giai đoạn nóng nhất kể từ Kỷ Băng hà cuối cùng, và nhiệt độ vẫn tiếp tục gia tăng. Theo xu hướng này, các chuyên gia cho rằng đến năm 2100, địa cầu sẽ chứng kiến mốc nhiệt độ chưa từng có kể từ giai đoạn bình minh của nền văn minh nhân loại.
Nhờ hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất theo quan trắc là 15 độ C. Nếu không có hiệu ứng nhà kính xảy ra thì theo tính toán, nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất sẽ là -18 độ C. Như vậy, có thể nói rằng hiệu ứng nhà kính không hoàn toàn bất lợi. Vì hoạt động của con người làm tăng phát thải khí nhà kính, dẫn đến xuất hiện hiệu ứng nhà kính tăng cường. Nhiệt độ bề mặt trái đất tăng, gây nên biến đổi khí hậu (BĐKH).
Các hoạt động sống của con người, đặc biệt là hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ và khí thiên nhiên), hoạt động nông nghiệp (đốt phụ phẩm sau thu hoạch,...), thay đổi sử dụng đất (phá rừng,…) làm phát sinh ra nhiều khí nhà kính hơn. Nồng độ khí nhà kính càng tăng càng làm cho quá trình giữ nhiệt tăng lên. Hậu quả là nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên nhanh chóng.
Hầu hết giới khoa học đều công nhận BĐKH là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao. Bản thân nó đã làm cho Trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay. Theo báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc, 90% nguyên nhân của hiện tượng BĐKH do con người gây ra, 10% là do tự nhiên. Hiện nay, nhiệt độ trung bình đã tăng lên tới 0,3 - 0,4 độ C trong mấy chục năm vừa qua và hiện đang có xu hướng tăng tiếp.
Theo các mô hình nghiên cứu, trong thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình của Trái đất có thể tăng từ 1,1 - 6 độ C, khả năng xảy ra là từ 1,8 - 4 độ C tùy theo sự phát thải hiệu ứng nhà kính cắt giảm đến mức độ nào để làm giảm bớt khí CO2 và các khí khác gây hiệu ứng nhà kính. Nếu như ngay từ lúc này, nhân loại dừng phát thải khí nhà kính thì nhiệt độ bề mặt Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên, nước biển vẫn tiếp tục dâng lên trong vòng 50 năm nữa. Mực nước biển dâng lên từ 28 - 43 cm. Nhưng có thể mực nước biển còn dâng cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của hiệu ứng nhà kính và tác động của con người.
Vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH lớn nhất của Trái đất là Bắc cực và Nam cực, hai nơi này nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Sau đó đến các vùng núi cao như Himalaya, Tây Tạng... Theo nghiên cứu, những vùng lạnh nhất có nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Trái đất có 7 tỷ người và hiện giờ, có đến hơn một nửa số người này sống ở vùng duyên hải của Trái đất trong phạm vi 100 km cách bờ biển. Nước biển dâng lên làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người.
BĐKH là nguy cơ chung cho đời sống nhân loại. Trước sự đe dọa ấy, mọi người đều giống nhau về mặt số phận. Hiện tượng BĐKH đang diễn ra, còn mức độ nghiêm trọng đến đâu là hoàn toàn do con người quyết định. Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ IPCC về BĐKH (IPCC, thuộc Liên hợp quốc) dựa trên 29.000 dẫn chứng và các mô hình nghiên cứu bằng máy tính cảnh báo tình trạng Trái đất nóng lên là “rõ ràng” và “các nước nghèo sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên”. Đây là báo cáo thứ tư trong lịch sử 20 năm của IPCC, tổ chức vừa nhận giải Nobel hòa bình năm 2007 cùng với cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore.
Báo cáo Phát triển con người cũng đã dành nội dung chủ yếu cho BĐKH, vấn đề được ghi nhận là "tình huống khẩn cấp" của một cuộc khủng hoảng gắn liền với hôm nay và mai sau. Đứng thứ hạng cao về khả năng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH, Việt Nam đã được Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về BĐKH và phát triển con người.
Các nhà khoa học cho rằng để ngăn chặn thảm họa BĐKH, nhiệt độ không được phép tăng hơn 2 độ C. Các nước giàu chỉ chiếm 20% dân số thế giới, nhưng thải tới 80% lượng khí thải toàn cầu. Cho đến nay, các nước giàu nói chung đã chấp nhận cam kết từ nay đến năm 2020 giảm từ 11% đến 15% lượng khí thải khí nhà kính của họ so với mức của năm 1990. Liên minh châu Âu tiến bộ hơn, hứa sẽ đơn phương giảm 20% lượng khí thải trong khu vực, thậm chí giảm 30% nếu những nước khác làm theo gương của họ… Tuy nhiên, lời hứa vẫn chỉ là lời hứa.
Theo ước tính, chỉ trong vòng 10 năm - 15 năm nữa, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ vượt ngưỡng cho phép để có thể duy trì tình trạng ấm lên ở mức "chấp nhận được" như hiện nay. Một số ý kiến cho rằng, ngay cả khi lượng khí CO2 trong khí quyển dừng lại ở mức như hiện nay thì mực nước biển vẫn sẽ tăng từ 0,4m - 1,4m. Theo Phờ-len-nơ-ry, tác giả cuốn "Những người dự báo thời tiết" (trong danh mục sách bán chạy nhất thế giới), thì dữ liệu khoa học mới cho thấy, lượng các-bon đi-ô-xít và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác đã đạt khoảng 455 phần trên một triệu vào giữa năm 2005, vượt so với nhiều tính toán khoa học trước đó.
Tốc độ thay đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn so với dự đoán của giới khoa học và tình trạng đó có thể gây nên những hậu quả đáng sợ sau nửa thập kỷ nữa - Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tuyên bố. Theo WWF, những thảm họa thời tiết, chẳng hạn như mùa hè kinh khủng từng giết chết 35 nghìn người ở châu Âu trong năm 2003, sẽ xảy ra thường xuyên hơn. WWF nhận thấy Bắc Băng Dương có thể hết băng sớm hơn ít nhất 30 năm so với dự báo của IPCC. Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, trong vòng 5 năm nữa chúng ta sẽ không nhìn thấy băng ở Bắc cực vào mùa hè - điều chưa từng xảy ra trong hơn một triệu năm qua. Hiện tượng đó có thể mở màn cho một giai đoạn mà trong đó, các thay đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng và bất ngờ, chứ không chậm và đều như hiện nay. Báo cáo của WWF mang tên "Thay đổi khí hậu: Nhanh hơn, mạnh hơn và sớm hơn" cũng cho rằng, tình trạng mùa màng thất bát, lũ lụt ở Bắc Âu và hạn hán kéo dài ở Địa Trung Hải sẽ xảy ra thường xuyên. Số lượng và cường độ những cơn lốc xoáy tại Anh và nhiều nơi khác sẽ tăng lên.
Khi nhiệt độ toàn cầu ấm lên sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh cũ và dịch bệnh mới phát triển mà con người khó có thể kiểm soát được. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết: BĐKH làm tăng tỷ lệ bệnh sốt rét, tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Dự báo mỗi năm BĐKH sẽ làm khoảng 150.000 người chết và 5 triệu người ốm.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biến đổi khí hậu thiên nhiên, có trụ sở tại London (Anh) cảnh báo nếu hiện tượng nóng dần lên của Trái đất cứ tăng đều, đến năm 2050 khả năng duy trì hiệu quả làm việc của con người trong các công việc ngoài trời sẽ giảm 20%. Hiện tượng tị nạn môi trường sẽ xảy ra và kéo dài trên diện rộng. Với đất đai đã có chủ sử dụng, đã quy hoạch, giao thông và thông tin thuận lợi, các dòng dân di cư sẽ khác xa so với trước đây. Dòng người tị nạn xâm nhập dần vào các đô thị ít chịu ảnh hưởng của BĐKH, tạo ra các khu dân cư kiểu “xóm liều, ổ chuột”, gia tăng lực lượng lao động giản đơn, bán hàng rong, tạo thành các nhóm dân lang thang trong đô thị (floating peoples), góp phần nông thôn hoá đô thị và làm cho quy hoạch các khu vực đô thị trở thành không thể kiểm soát được.
Phụ nữ hoá quản trị hộ gia đình tại các vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH do đàn ông phải rời nhà đi kiếm sống trong thời gian dài, tạo ra những hệ luỵ khó khắc phục về mặt giáo dục trẻ em, trật tự xã hội và kiểm soát các bệnh xã hội như HIV - AIDS, lao, STD (các bệnh lây truyền qua đường tình dục). Những vấn đề này đã từng xảy ra ở nhiều vùng nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ và đã sớm được cảnh báo.
Lần đầu tiên, thế giới đã có một tính toán về hậu quả của sự phá hủy môi trường. Giá phải trả cho việc tàn phá thiên nhiên đến năm 2050 có thể lên đến 2 nghìn tỷ euro. Những kết quả tính toán mới nhất vừa được ông Pavan Sukhdev - Trưởng phòng Thị trường toàn cầu của Deutsche Bank (Ngân hàng Đức) công bố tại Hội nghị bảo vệ đa dạng sinh học diễn ra tại Bonn. Theo đó, nếu như cứ tiếp tục phá rừng không kiềm chế, tổng sản phẩm quốc nội đến năm 2050 của toàn thế giới sẽ ít hơn 6% so với trường hợp bảo tồn rừng - tương ứng với 2 nghìn tỷ euro. Nếu tình trạng mất mát về đa dạng sinh học vẫn tiếp diễn cho đến năm 2050, giá trị mất mát sẽ tương ứng với giảm tiêu dùng 7% trên toàn thế giới. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, GDP tăng 1%, chất thải sẽ tăng 3%. Nếu tiếp tục tình trạng này, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt cho cả hiện tại lẫn tương lai.
Cũng trong thời gian đó, thế giới sẽ phải chứng kiến sự nóng lên một cách bất thường của trái đất. Các lục địa đều trải qua tình trạng ấm lên, nhiệt độ trung bình của trái đất tăng 0,6 độ C trong 50 năm qua. Mực nước biển tăng thêm 3 cm kể từ năm 1993, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trung bình của thế kỷ XX. Kéo theo đó là sự gia tăng về thiên tai bão lũ, cả về tần suất và mức độ tàn phá, nhấn chìm các vùng lục địa thấp.
Tại Việt Nam, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo số liệu thống kê trong 5 năm gần đây (2005 - 2010), thiên tai đã làm 2.355 người chết, gây thiệt hại về tài sản ước khoảng 75 ngàn tỷ đồng và đã để lại hậu quả quá nặng nề.
Theo bà Nguyễn Thị Hiền Thuận, Phó Phân viện trưởng Phân viện Khoa học KT - TV & MT tại TP. Hồ Chí Minh: "Khí hậu Việt Nam đã nóng lên 0,1 - 0,2 độ C trong hơn 10 năm qua. Mực nước biển cũng đã dâng cao hơn. Dù tổng lượng mưa ít thay đổi, nhưng thời điểm mưa đã thay đổi, mùa khô kéo dài hơn, mùa mưa nhiều mưa hơn, khiến cho hạn hán và lũ lụt đều có chiều hướng tăng lên".
Nghiêm trọng hơn, tác động của BĐKH còn có thể gây tổn thương cho hệ sinh thái. GS, TSKH. Lê Huy Bá (Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường - Đại học Công nghiệp TP. Hồ CHí Minh) cho rằng: Sự tăng lên của nhiệt độ tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái biển, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng. Chế độ nhiệt xích đạo sẽ lan rộng lên Đồng bằng sông Cửu Long. Nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt của hệ sinh thái thủy sinh và ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt cũng như hệ thống canh tác, cơ cấu cây trồng của nhiều vùng. Sự thích nghi không tốt với BĐKH đã khiến đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng.
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (Đại học Cần Thơ): Sự xuất hiện và tác động của thời tiết bất thường sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và diện tích nuôi trồng. Người dân ở tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang thấy chu kỳ khoảng 3 - 4 năm sẽ có một đợt tôm chết hàng loạt. Thiệt hại bình quân được ước tính khoảng 215 kg tôm/ha, bằng 76% sản lượng bình quân trong năm. Theo nghiên cứu của Viện thì nếu nhiệt độ tăng 10 độ C thì sản lượng tôm sẽ giảm 0,7 tấn/ha. Đánh giá của các doanh nghiệp và hiệp hội thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản bị tác động và ảnh hưởng không nhỏ của BĐKH do bị thu hẹp diện tích (12%), sản lượng (18%) và giá cả (17 %).
Trong khi tài nguyên thế giới đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học đang bị suy giảm, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, BĐKH ngày càng rõ nét, nhiều quốc gia lựa chọn kinh tế Xanh là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng bộ những vấn nạn đang tiếp diễn phức tạp. Mô hình kinh tế mới này ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên, tạo ra việc làm, là trụ cột để giảm nghèo. Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nền kinh tế Xanh sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ các-bon thấp, khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn...
Cùng với nhiều nước trong khu vực và thế giới, phát triển xanh hiện nay đang là một trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia ở Việt Nam, nhằm giảm phát thải các-bon, hướng đến nền kinh tế các-bon thấp trong tương lai. Tuy nhiên, việc áp dụng phát triển xanh ở Việt Nam đang gặp phải một số rào cản do chính sách, năng lực đầu tư, công nghệ, hợp tác quốc tế,… Việt Nam muốn hướng tới nền kinh tế các-bon thấp thì cần định hướng chính sách giảm thải khí nhà kính trong 3 lĩnh vực: năng lượng, lâm nghiệp và nông nghiệp; đồng thời cần gắn mục tiêu này với các nhiệm vụ trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tổ chức môi trường Germanwatch và Climate Action Network (CAN) Europa ngày 6-12-2010 công bố bảng xếp hạng Climate Change Performance Index (CCPI). Trong đó, Bra-xin là quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng. Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia gây ô nhiễm nhất thế giới giữ vị trí thứ 52 và 53. Ả-rập Sau-đi giữ vị trí cuối cùng. Theo Germanwatch, đây là lần đầu tiên, các biện pháp chính trị đưa ra đối với lĩnh vực khí hậu được áp dụng ở mức độ quốc gia lại đạt được bước tiến đi trước so với các hành động quốc tế.
“Việt Nam có những thành tựu đáng để tự hào với thế giới và đã có một chặng đường phát triển thành công. Nhưng vẫn chưa thành công ở khía cạnh chưa lồng ghép được yếu tố môi trường vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” - ông Douglas Graham, chuyên gia cao cấp về môi trường của Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá. Đây là lúc Việt Nam rút kinh nghiệm để xác định lại tính thực tiễn của các mục tiêu môi trường, chuẩn bị năng lực thực hiện. Liên quan đến kế hoạch thực hiện sắp tới: "Phải làm rõ tầm nhìn trong từng giai đoạn: 10 năm, 20 năm... Làm rõ hơn về cách tiếp cận trong khu vực, quốc gia, không chỉ làm giảm thiểu mà cả vấn đề thích ứng, ngăn chặn... Cần có sự tham gia của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân". Còn theo ông Rolf Samuelsson - Đại sứ quán Thụy Điển thì: "Chúng ta cần quán triệt và kết hợp với nhau hơn nữa để giải quyết vấn đề này. Chính phủ phải là người đứng đầu trong việc phối hợp vấn đề này và đặt ra mục tiêu hành động cụ thể".
Như vậy, có thể nói rằng hành trình của Việt Nam trên con đường tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về thay đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nói chung và Cơ chế phát triển sạch (CDM) nói riêng mới chỉ bắt đầu.
Từ kinh nghiệm của các nước, để giảm thiểu tác động, ảnh hưởng của BĐKH, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:
1. Phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường và theo xu hướng của thế giới, coi vấn đề “BĐKH là chủ đề quan trọng toàn cầu ngày nay”. Nhận thức về vấn đề này, trước hết phải từ người lãnh đạo trở xuống. Luôn sử dụng các biện pháp tổng hợp (hành chính, kinh tế, chính trị) để phòng chống việc phát thải khí nhà kính, đi đôi với việc "Xanh hóa" các hoạt động có thể được ở các doanh nghiệp, công sở.
2. Trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ những cam kết quốc tế, pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta cần được nghiên cứu, hoàn thiện ở một số phương diện sau đây:
a) Xây dựng cơ chế mang tính nguyên tắc là: Đánh giá tác động môi trường bắt buộc đối với mọi đề xuất cho bất kỳ một hoạt động nào có khả năng ảnh hưởng lớn tới môi trường thiên nhiên, trước khi chúng được thông qua. Quản lý chặt chẽ công nghệ, hàng hóa xuất, nhập khẩu có liên quan đến phát thải khí nhà kính.
b) Nghiên cứu, ban hành và thực thi từng bước pháp luật điều chỉnh về vấn đề BĐKH của trái đất và bảo vệ tầng ôzôn phù hợp với các quy định trong Công ước khung của Liên hợp quốc về thay đổi khí hậu và trong Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn, ngày 22-3-1985; Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn, được điều chỉnh và sửa đổi tại cuộc họp lần thứ hai của các bên, tại London, ngày 27 đến 29-6-1990 và được bổ sung tại cuộc họp lần thứ ba của các bên tại Nairobi, ngày 19 đến ngày 21-6-1991; cuộc họp lần thứ tư của các bên tại Copenhagen, ngày 23 đến ngày 25-11-1992, theo đó mỗi quốc gia đều có trách nhiệm ban hành các chính sách, các quy định pháp luật tương ứng và thực hiện các biện pháp thích ứng về giảm nhẹ sự thay đổi khí hậu.
c) Khi điều kiện chưa bảo đảm, Việt Nam không nên vội vàng trong việc áp dụng ồ ạt các cơ chế, chính sách ở phạm vi rộng mà cần tập trung nguồn lực để thực hiện tốt một số cơ chế, chính sách cơ bản, sau đó mở rộng dần phạm vi áp dụng chúng.
Việc áp dụng kết hợp nhiều nhóm chính sách là cần thiết để đem lại hiệu quả thực thi. Vì vậy, bên cạnh sức ép bên ngoài, cần phải tạo những sức ép bên trong mạnh mẽ từ cộng đồng xã hội, hiệp hội ngành nghề, tổ chức, đồng thời, ban hành các chính sách hỗ trợ nhất định để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng thu được lợi ích kinh tế từ việc đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường.
Tạo ra áp lực cần thiết buộc các nhà kinh doanh chỉ cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường cho người tiêu dùng. Điều này sẽ có tác động lan tỏa tới các nhà sản xuất.
3. Phối hợp giữa các cơ quan trong việc ban hành, thực thi, giám sát, kiểm tra và giải quyết các vấn đề thương mại và môi trường là một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng thương mại và bảo vệ môi trường. Việc thành lập Uỷ ban Môi trường quốc gia nhằm điều phối các hoạt động liên ngành, các hoạt động có liên quan đến môi trường của Thái Lan cũng là một kinh nghiệm hay mà chúng ta cần quan tâm, xem xét.
4. Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích tài chính đủ mạnh. Theo đó:
- Sớm ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể để thực thi Nghị định 130-NĐ/CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho các dự án sản xuất sạch.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường. Tăng nguồn thu cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam từ phí bảo vệ môi trường đã và sẽ áp dụng tại Việt Nam; mở rộng hợp tác quốc tế để huy động nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn từ các chế định tài chính quốc tế như Quỹ môi trường toàn cầu, quỹ môi trường của một số nước đối tác...
5. Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường như: cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để thực hiện các dự án sản xuất sạch hơn; khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng góp vốn đầu tư hệ thống xử lý ô nhiễm trong làng nghề, cụm công nghiệp theo phương thức Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về thông tin, khả năng tiếp cận dịch vụ môi trường và nguồn nguyên liệu sạch. Nhanh chóng hình thành nguồn vốn hoặc quỹ môi trường của ngành để trợ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực thực thi quy định và pháp luật bảo vệ môi trường.
6. Về phía các doanh nghiệp:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn có tính đến các tác động của các quy định tiêu chuẩn và quy định môi trường của sản phẩm.
- Đầu tư đổi mới công nghệ đồng bộ và hiện đại để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tham gia Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì. Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững phục vụ các hoạt động xúc tiến hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp của Việt Nam nâng cao nhận thức và hiểu biết về phát triển bền vững, vận động doanh nghiệp tham gia công cuộc xóa đói, giảm nghèo; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ mới thân thiện với môi trường vào sản xuất...
- Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực phân tích kinh tế và môi trường, biết gắn kết lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, khả năng phân tích chi phí - lợi ích khi phải tiến hành đồng thời cả nhiệm vụ kinh doanh và thực thi quy định môi trường, để từ đó họ có những cân nhắc hợp lý theo nguyên tắc “WIN - WIN”, đôi bên đều có lợi.
- Trong doanh nghiệp nên hình thành bộ phận nghiên cứu và thực thi các quy định môi trường. Hằng tháng, hằng quý và kết thúc năm phải có báo cáo của doanh nghiệp về thực thi quy định và pháp luật môi trường, các báo cáo này cần phải được lưu giữ để theo dõi.
7. Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á phải giải quyết cùng lúc hai mối đe doạ đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu và BĐKH. Việc đưa ra các chương trình “Kích cầu Xanh” là một phần của gói kích thích mở rộng để đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo việc làm, giảm đói nghèo, bảo vệ các cộng đồng có nguy cơ bị tác động bởi biến đổi khí hậu.
8. Hoàn thiện chính sách xuất, nhập khẩu.
- Có chính sách nhằm đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, để vừa khai thác các tiềm năng vừa tránh được tình trạng khai thác quá mức một số loại tài nguyên, gây cạn kiệt.
- Xây dựng chế tài kiểm soát xuất khẩu hàng lâm sản (gỗ và tài nguyên rừng), khoáng sản.... Khuyến khích xuất khẩu những hàng hoá sử dụng các loại lâm sản thông dụng, có khả năng tái tạo nhanh.
- Kết hợp thuế bảo vệ môi trường vào hệ thống thuế nhập khẩu. Việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu sẽ đạt được nhiều mục tiêu: bảo vệ môi trường, bảo hộ sản xuất, tăng thu ngân sách nhà nước… Điều này không trái với nguyên tắc của WTO, mà về một ý nghĩa nào đó còn được dư luận xã hội ủng hộ.
- Khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị có công nghệ tiên tiến (kết hợp xem xét với yêu cầu của công nghệ xanh). Hạn chế nhập khẩu thiết bị, công nghệ trung gian. Đây là một chính sách quan trọng, nhằm ngăn chặn dòng thương mại và thiết bị - công nghệ cũ và lạc hậu đổ vào nước ta, và theo đó là sự tiêu tốn tài nguyên, phát thải các chất độc làm tổn hại đến môi trường sinh thái.
- Thử nghiệm đấu giá các giấy phép nhập khẩu đối với những hàng hoá gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Đây là chính sách cần thiết có tác động điều chỉnh trực tiếp đối với các sản phẩm gây hại đến môi trường, phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ô - zôn (như ô tô 4 chỗ ngồi, các hoá chất có gốc CFC,...), thông qua đó, số tiền mà Nhà nước thu được để lập quỹ bảo vệ môi trường.
9. Xây dựng một chính sách tiêu dùng hợp lý, khoa học. Cần phải xem hướng dẫn tiêu dùng như là một bộ phận trong giáo dục lối sống của cộng đồng để đạt đến sự phát triển bền vững. Một chính sách tiêu dùng hợp lý, được chấp nhận sẽ góp phần sử dụng có khoa học các tài nguyên thiên nhiên. Nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của người tiêu dùng đối với mọi hàng hoá lưu thông trên thị trường, tạo ra sức ép buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ đúng tiêu chuẩn về chất lượng đối với sản phẩm của mình. Tiêu dùng có văn hoá và mang tính nhân bản là tiêu dùng không chỉ cho hôm nay mà còn nghĩ đến tương lai của thế hệ mai sau. Giờ Trái đất năm 2011 tiết kiệm được 400.000 kWh điện, thấp hơn mức 500.000 kWh tiết kiệm được trong Giờ Trái đất năm 2010. Điều đó cho thấy, sẽ còn tốn nhiều công sức và thời gian để tạo ra ý thức tiết kiệm điện từ các hộ sử dụng. Theo nghiên cứu của Liên hợp quốc, các loại đèn compact CFC hay các loại đèn LED có ưu điểm tiết kiệm năng lượng từ 20% đến 50% và có tuổi thọ cao gấp 10 lần so với những loại bóng đèn sợi đốt cùng công suất. Vì thế, nếu tất cả các quốc gia trên thế giới thay thế bóng đèn sợi đốt bằng các loại bóng đèn compact tiết kiệm năng lượng, nhu cầu điện chiếu sáng của thế giới sẽ giảm 2%/năm so với hiện nay. Điều này tương đương với việc giảm được 800 triệu tấn khí thải CO2. Liên hợp quốc cho rằng, các quốc gia có thể lựa chọn những cách tốt nhất tùy thuộc điều kiện riêng của nước mình để khuyến khích người dân sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng. Những biện pháp này có thể bao gồm: cấm sử dụng bóng đèn sợi đốt, đánh thuế các công ty sản xuất bóng đèn sợi đốt và hỗ trợ giá cho các loại bóng đèn compact.
10. Hình thành và phát triển hệ thống quản lý môi trường ở địa phương theo hướng kết hợp quản lý tài nguyên với quản lý môi trường. Trước mắt, kiện toàn các Sở Tài nguyên và Môi trường, trong đó có đơn vị quản lý môi trường đủ mạnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hình thành bộ phận quản lý môi trường kết hợp với quản lý tài nguyên ở cấp huyện, có cán bộ chuyên trách về môi trường và tài nguyên ở cấp xã.
Không thể có kinh tế thị trường nếu không tiến hành tự do hoá thương mại. Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động của những quan hệ mang tính tổng hợp, khu vực và toàn cầu. Trong bối cảnh ấy hòa hợp các chính sách, cơ chế nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại với các chính sách môi trường, ứng phó với BĐKH sẽ là một giải pháp hữu hiệu để bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển một cách bền vững./.
Nhờ hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất theo quan trắc là 15 độ C. Nếu không có hiệu ứng nhà kính xảy ra thì theo tính toán, nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất sẽ là -18 độ C. Như vậy, có thể nói rằng hiệu ứng nhà kính không hoàn toàn bất lợi. Vì hoạt động của con người làm tăng phát thải khí nhà kính, dẫn đến xuất hiện hiệu ứng nhà kính tăng cường. Nhiệt độ bề mặt trái đất tăng, gây nên biến đổi khí hậu (BĐKH).
Các hoạt động sống của con người, đặc biệt là hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ và khí thiên nhiên), hoạt động nông nghiệp (đốt phụ phẩm sau thu hoạch,...), thay đổi sử dụng đất (phá rừng,…) làm phát sinh ra nhiều khí nhà kính hơn. Nồng độ khí nhà kính càng tăng càng làm cho quá trình giữ nhiệt tăng lên. Hậu quả là nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên nhanh chóng.
Hầu hết giới khoa học đều công nhận BĐKH là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao. Bản thân nó đã làm cho Trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay. Theo báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc, 90% nguyên nhân của hiện tượng BĐKH do con người gây ra, 10% là do tự nhiên. Hiện nay, nhiệt độ trung bình đã tăng lên tới 0,3 - 0,4 độ C trong mấy chục năm vừa qua và hiện đang có xu hướng tăng tiếp.
Theo các mô hình nghiên cứu, trong thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình của Trái đất có thể tăng từ 1,1 - 6 độ C, khả năng xảy ra là từ 1,8 - 4 độ C tùy theo sự phát thải hiệu ứng nhà kính cắt giảm đến mức độ nào để làm giảm bớt khí CO2 và các khí khác gây hiệu ứng nhà kính. Nếu như ngay từ lúc này, nhân loại dừng phát thải khí nhà kính thì nhiệt độ bề mặt Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên, nước biển vẫn tiếp tục dâng lên trong vòng 50 năm nữa. Mực nước biển dâng lên từ 28 - 43 cm. Nhưng có thể mực nước biển còn dâng cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của hiệu ứng nhà kính và tác động của con người.
Vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH lớn nhất của Trái đất là Bắc cực và Nam cực, hai nơi này nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Sau đó đến các vùng núi cao như Himalaya, Tây Tạng... Theo nghiên cứu, những vùng lạnh nhất có nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Trái đất có 7 tỷ người và hiện giờ, có đến hơn một nửa số người này sống ở vùng duyên hải của Trái đất trong phạm vi 100 km cách bờ biển. Nước biển dâng lên làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người.
BĐKH là nguy cơ chung cho đời sống nhân loại. Trước sự đe dọa ấy, mọi người đều giống nhau về mặt số phận. Hiện tượng BĐKH đang diễn ra, còn mức độ nghiêm trọng đến đâu là hoàn toàn do con người quyết định. Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ IPCC về BĐKH (IPCC, thuộc Liên hợp quốc) dựa trên 29.000 dẫn chứng và các mô hình nghiên cứu bằng máy tính cảnh báo tình trạng Trái đất nóng lên là “rõ ràng” và “các nước nghèo sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên”. Đây là báo cáo thứ tư trong lịch sử 20 năm của IPCC, tổ chức vừa nhận giải Nobel hòa bình năm 2007 cùng với cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore.
Báo cáo Phát triển con người cũng đã dành nội dung chủ yếu cho BĐKH, vấn đề được ghi nhận là "tình huống khẩn cấp" của một cuộc khủng hoảng gắn liền với hôm nay và mai sau. Đứng thứ hạng cao về khả năng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH, Việt Nam đã được Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về BĐKH và phát triển con người.
Các nhà khoa học cho rằng để ngăn chặn thảm họa BĐKH, nhiệt độ không được phép tăng hơn 2 độ C. Các nước giàu chỉ chiếm 20% dân số thế giới, nhưng thải tới 80% lượng khí thải toàn cầu. Cho đến nay, các nước giàu nói chung đã chấp nhận cam kết từ nay đến năm 2020 giảm từ 11% đến 15% lượng khí thải khí nhà kính của họ so với mức của năm 1990. Liên minh châu Âu tiến bộ hơn, hứa sẽ đơn phương giảm 20% lượng khí thải trong khu vực, thậm chí giảm 30% nếu những nước khác làm theo gương của họ… Tuy nhiên, lời hứa vẫn chỉ là lời hứa.
Theo ước tính, chỉ trong vòng 10 năm - 15 năm nữa, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ vượt ngưỡng cho phép để có thể duy trì tình trạng ấm lên ở mức "chấp nhận được" như hiện nay. Một số ý kiến cho rằng, ngay cả khi lượng khí CO2 trong khí quyển dừng lại ở mức như hiện nay thì mực nước biển vẫn sẽ tăng từ 0,4m - 1,4m. Theo Phờ-len-nơ-ry, tác giả cuốn "Những người dự báo thời tiết" (trong danh mục sách bán chạy nhất thế giới), thì dữ liệu khoa học mới cho thấy, lượng các-bon đi-ô-xít và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác đã đạt khoảng 455 phần trên một triệu vào giữa năm 2005, vượt so với nhiều tính toán khoa học trước đó.
Tốc độ thay đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn so với dự đoán của giới khoa học và tình trạng đó có thể gây nên những hậu quả đáng sợ sau nửa thập kỷ nữa - Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tuyên bố. Theo WWF, những thảm họa thời tiết, chẳng hạn như mùa hè kinh khủng từng giết chết 35 nghìn người ở châu Âu trong năm 2003, sẽ xảy ra thường xuyên hơn. WWF nhận thấy Bắc Băng Dương có thể hết băng sớm hơn ít nhất 30 năm so với dự báo của IPCC. Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, trong vòng 5 năm nữa chúng ta sẽ không nhìn thấy băng ở Bắc cực vào mùa hè - điều chưa từng xảy ra trong hơn một triệu năm qua. Hiện tượng đó có thể mở màn cho một giai đoạn mà trong đó, các thay đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng và bất ngờ, chứ không chậm và đều như hiện nay. Báo cáo của WWF mang tên "Thay đổi khí hậu: Nhanh hơn, mạnh hơn và sớm hơn" cũng cho rằng, tình trạng mùa màng thất bát, lũ lụt ở Bắc Âu và hạn hán kéo dài ở Địa Trung Hải sẽ xảy ra thường xuyên. Số lượng và cường độ những cơn lốc xoáy tại Anh và nhiều nơi khác sẽ tăng lên.
Khi nhiệt độ toàn cầu ấm lên sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh cũ và dịch bệnh mới phát triển mà con người khó có thể kiểm soát được. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết: BĐKH làm tăng tỷ lệ bệnh sốt rét, tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Dự báo mỗi năm BĐKH sẽ làm khoảng 150.000 người chết và 5 triệu người ốm.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biến đổi khí hậu thiên nhiên, có trụ sở tại London (Anh) cảnh báo nếu hiện tượng nóng dần lên của Trái đất cứ tăng đều, đến năm 2050 khả năng duy trì hiệu quả làm việc của con người trong các công việc ngoài trời sẽ giảm 20%. Hiện tượng tị nạn môi trường sẽ xảy ra và kéo dài trên diện rộng. Với đất đai đã có chủ sử dụng, đã quy hoạch, giao thông và thông tin thuận lợi, các dòng dân di cư sẽ khác xa so với trước đây. Dòng người tị nạn xâm nhập dần vào các đô thị ít chịu ảnh hưởng của BĐKH, tạo ra các khu dân cư kiểu “xóm liều, ổ chuột”, gia tăng lực lượng lao động giản đơn, bán hàng rong, tạo thành các nhóm dân lang thang trong đô thị (floating peoples), góp phần nông thôn hoá đô thị và làm cho quy hoạch các khu vực đô thị trở thành không thể kiểm soát được.
Phụ nữ hoá quản trị hộ gia đình tại các vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH do đàn ông phải rời nhà đi kiếm sống trong thời gian dài, tạo ra những hệ luỵ khó khắc phục về mặt giáo dục trẻ em, trật tự xã hội và kiểm soát các bệnh xã hội như HIV - AIDS, lao, STD (các bệnh lây truyền qua đường tình dục). Những vấn đề này đã từng xảy ra ở nhiều vùng nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ và đã sớm được cảnh báo.
Lần đầu tiên, thế giới đã có một tính toán về hậu quả của sự phá hủy môi trường. Giá phải trả cho việc tàn phá thiên nhiên đến năm 2050 có thể lên đến 2 nghìn tỷ euro. Những kết quả tính toán mới nhất vừa được ông Pavan Sukhdev - Trưởng phòng Thị trường toàn cầu của Deutsche Bank (Ngân hàng Đức) công bố tại Hội nghị bảo vệ đa dạng sinh học diễn ra tại Bonn. Theo đó, nếu như cứ tiếp tục phá rừng không kiềm chế, tổng sản phẩm quốc nội đến năm 2050 của toàn thế giới sẽ ít hơn 6% so với trường hợp bảo tồn rừng - tương ứng với 2 nghìn tỷ euro. Nếu tình trạng mất mát về đa dạng sinh học vẫn tiếp diễn cho đến năm 2050, giá trị mất mát sẽ tương ứng với giảm tiêu dùng 7% trên toàn thế giới. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, GDP tăng 1%, chất thải sẽ tăng 3%. Nếu tiếp tục tình trạng này, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt cho cả hiện tại lẫn tương lai.
Cũng trong thời gian đó, thế giới sẽ phải chứng kiến sự nóng lên một cách bất thường của trái đất. Các lục địa đều trải qua tình trạng ấm lên, nhiệt độ trung bình của trái đất tăng 0,6 độ C trong 50 năm qua. Mực nước biển tăng thêm 3 cm kể từ năm 1993, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trung bình của thế kỷ XX. Kéo theo đó là sự gia tăng về thiên tai bão lũ, cả về tần suất và mức độ tàn phá, nhấn chìm các vùng lục địa thấp.
Tại Việt Nam, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo số liệu thống kê trong 5 năm gần đây (2005 - 2010), thiên tai đã làm 2.355 người chết, gây thiệt hại về tài sản ước khoảng 75 ngàn tỷ đồng và đã để lại hậu quả quá nặng nề.
Theo bà Nguyễn Thị Hiền Thuận, Phó Phân viện trưởng Phân viện Khoa học KT - TV & MT tại TP. Hồ Chí Minh: "Khí hậu Việt Nam đã nóng lên 0,1 - 0,2 độ C trong hơn 10 năm qua. Mực nước biển cũng đã dâng cao hơn. Dù tổng lượng mưa ít thay đổi, nhưng thời điểm mưa đã thay đổi, mùa khô kéo dài hơn, mùa mưa nhiều mưa hơn, khiến cho hạn hán và lũ lụt đều có chiều hướng tăng lên".
Nghiêm trọng hơn, tác động của BĐKH còn có thể gây tổn thương cho hệ sinh thái. GS, TSKH. Lê Huy Bá (Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường - Đại học Công nghiệp TP. Hồ CHí Minh) cho rằng: Sự tăng lên của nhiệt độ tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái biển, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng. Chế độ nhiệt xích đạo sẽ lan rộng lên Đồng bằng sông Cửu Long. Nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt của hệ sinh thái thủy sinh và ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt cũng như hệ thống canh tác, cơ cấu cây trồng của nhiều vùng. Sự thích nghi không tốt với BĐKH đã khiến đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng.
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (Đại học Cần Thơ): Sự xuất hiện và tác động của thời tiết bất thường sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và diện tích nuôi trồng. Người dân ở tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang thấy chu kỳ khoảng 3 - 4 năm sẽ có một đợt tôm chết hàng loạt. Thiệt hại bình quân được ước tính khoảng 215 kg tôm/ha, bằng 76% sản lượng bình quân trong năm. Theo nghiên cứu của Viện thì nếu nhiệt độ tăng 10 độ C thì sản lượng tôm sẽ giảm 0,7 tấn/ha. Đánh giá của các doanh nghiệp và hiệp hội thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản bị tác động và ảnh hưởng không nhỏ của BĐKH do bị thu hẹp diện tích (12%), sản lượng (18%) và giá cả (17 %).
Trong khi tài nguyên thế giới đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học đang bị suy giảm, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, BĐKH ngày càng rõ nét, nhiều quốc gia lựa chọn kinh tế Xanh là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng bộ những vấn nạn đang tiếp diễn phức tạp. Mô hình kinh tế mới này ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên, tạo ra việc làm, là trụ cột để giảm nghèo. Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nền kinh tế Xanh sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ các-bon thấp, khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn...
Cùng với nhiều nước trong khu vực và thế giới, phát triển xanh hiện nay đang là một trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia ở Việt Nam, nhằm giảm phát thải các-bon, hướng đến nền kinh tế các-bon thấp trong tương lai. Tuy nhiên, việc áp dụng phát triển xanh ở Việt Nam đang gặp phải một số rào cản do chính sách, năng lực đầu tư, công nghệ, hợp tác quốc tế,… Việt Nam muốn hướng tới nền kinh tế các-bon thấp thì cần định hướng chính sách giảm thải khí nhà kính trong 3 lĩnh vực: năng lượng, lâm nghiệp và nông nghiệp; đồng thời cần gắn mục tiêu này với các nhiệm vụ trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tổ chức môi trường Germanwatch và Climate Action Network (CAN) Europa ngày 6-12-2010 công bố bảng xếp hạng Climate Change Performance Index (CCPI). Trong đó, Bra-xin là quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng. Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia gây ô nhiễm nhất thế giới giữ vị trí thứ 52 và 53. Ả-rập Sau-đi giữ vị trí cuối cùng. Theo Germanwatch, đây là lần đầu tiên, các biện pháp chính trị đưa ra đối với lĩnh vực khí hậu được áp dụng ở mức độ quốc gia lại đạt được bước tiến đi trước so với các hành động quốc tế.
“Việt Nam có những thành tựu đáng để tự hào với thế giới và đã có một chặng đường phát triển thành công. Nhưng vẫn chưa thành công ở khía cạnh chưa lồng ghép được yếu tố môi trường vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” - ông Douglas Graham, chuyên gia cao cấp về môi trường của Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá. Đây là lúc Việt Nam rút kinh nghiệm để xác định lại tính thực tiễn của các mục tiêu môi trường, chuẩn bị năng lực thực hiện. Liên quan đến kế hoạch thực hiện sắp tới: "Phải làm rõ tầm nhìn trong từng giai đoạn: 10 năm, 20 năm... Làm rõ hơn về cách tiếp cận trong khu vực, quốc gia, không chỉ làm giảm thiểu mà cả vấn đề thích ứng, ngăn chặn... Cần có sự tham gia của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân". Còn theo ông Rolf Samuelsson - Đại sứ quán Thụy Điển thì: "Chúng ta cần quán triệt và kết hợp với nhau hơn nữa để giải quyết vấn đề này. Chính phủ phải là người đứng đầu trong việc phối hợp vấn đề này và đặt ra mục tiêu hành động cụ thể".
Như vậy, có thể nói rằng hành trình của Việt Nam trên con đường tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về thay đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nói chung và Cơ chế phát triển sạch (CDM) nói riêng mới chỉ bắt đầu.
Từ kinh nghiệm của các nước, để giảm thiểu tác động, ảnh hưởng của BĐKH, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:
1. Phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường và theo xu hướng của thế giới, coi vấn đề “BĐKH là chủ đề quan trọng toàn cầu ngày nay”. Nhận thức về vấn đề này, trước hết phải từ người lãnh đạo trở xuống. Luôn sử dụng các biện pháp tổng hợp (hành chính, kinh tế, chính trị) để phòng chống việc phát thải khí nhà kính, đi đôi với việc "Xanh hóa" các hoạt động có thể được ở các doanh nghiệp, công sở.
2. Trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ những cam kết quốc tế, pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta cần được nghiên cứu, hoàn thiện ở một số phương diện sau đây:
a) Xây dựng cơ chế mang tính nguyên tắc là: Đánh giá tác động môi trường bắt buộc đối với mọi đề xuất cho bất kỳ một hoạt động nào có khả năng ảnh hưởng lớn tới môi trường thiên nhiên, trước khi chúng được thông qua. Quản lý chặt chẽ công nghệ, hàng hóa xuất, nhập khẩu có liên quan đến phát thải khí nhà kính.
b) Nghiên cứu, ban hành và thực thi từng bước pháp luật điều chỉnh về vấn đề BĐKH của trái đất và bảo vệ tầng ôzôn phù hợp với các quy định trong Công ước khung của Liên hợp quốc về thay đổi khí hậu và trong Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn, ngày 22-3-1985; Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn, được điều chỉnh và sửa đổi tại cuộc họp lần thứ hai của các bên, tại London, ngày 27 đến 29-6-1990 và được bổ sung tại cuộc họp lần thứ ba của các bên tại Nairobi, ngày 19 đến ngày 21-6-1991; cuộc họp lần thứ tư của các bên tại Copenhagen, ngày 23 đến ngày 25-11-1992, theo đó mỗi quốc gia đều có trách nhiệm ban hành các chính sách, các quy định pháp luật tương ứng và thực hiện các biện pháp thích ứng về giảm nhẹ sự thay đổi khí hậu.
c) Khi điều kiện chưa bảo đảm, Việt Nam không nên vội vàng trong việc áp dụng ồ ạt các cơ chế, chính sách ở phạm vi rộng mà cần tập trung nguồn lực để thực hiện tốt một số cơ chế, chính sách cơ bản, sau đó mở rộng dần phạm vi áp dụng chúng.
Việc áp dụng kết hợp nhiều nhóm chính sách là cần thiết để đem lại hiệu quả thực thi. Vì vậy, bên cạnh sức ép bên ngoài, cần phải tạo những sức ép bên trong mạnh mẽ từ cộng đồng xã hội, hiệp hội ngành nghề, tổ chức, đồng thời, ban hành các chính sách hỗ trợ nhất định để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng thu được lợi ích kinh tế từ việc đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường.
Tạo ra áp lực cần thiết buộc các nhà kinh doanh chỉ cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường cho người tiêu dùng. Điều này sẽ có tác động lan tỏa tới các nhà sản xuất.
3. Phối hợp giữa các cơ quan trong việc ban hành, thực thi, giám sát, kiểm tra và giải quyết các vấn đề thương mại và môi trường là một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng thương mại và bảo vệ môi trường. Việc thành lập Uỷ ban Môi trường quốc gia nhằm điều phối các hoạt động liên ngành, các hoạt động có liên quan đến môi trường của Thái Lan cũng là một kinh nghiệm hay mà chúng ta cần quan tâm, xem xét.
4. Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích tài chính đủ mạnh. Theo đó:
- Sớm ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể để thực thi Nghị định 130-NĐ/CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho các dự án sản xuất sạch.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường. Tăng nguồn thu cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam từ phí bảo vệ môi trường đã và sẽ áp dụng tại Việt Nam; mở rộng hợp tác quốc tế để huy động nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn từ các chế định tài chính quốc tế như Quỹ môi trường toàn cầu, quỹ môi trường của một số nước đối tác...
5. Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường như: cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để thực hiện các dự án sản xuất sạch hơn; khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng góp vốn đầu tư hệ thống xử lý ô nhiễm trong làng nghề, cụm công nghiệp theo phương thức Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về thông tin, khả năng tiếp cận dịch vụ môi trường và nguồn nguyên liệu sạch. Nhanh chóng hình thành nguồn vốn hoặc quỹ môi trường của ngành để trợ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực thực thi quy định và pháp luật bảo vệ môi trường.
6. Về phía các doanh nghiệp:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn có tính đến các tác động của các quy định tiêu chuẩn và quy định môi trường của sản phẩm.
- Đầu tư đổi mới công nghệ đồng bộ và hiện đại để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tham gia Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì. Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững phục vụ các hoạt động xúc tiến hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp của Việt Nam nâng cao nhận thức và hiểu biết về phát triển bền vững, vận động doanh nghiệp tham gia công cuộc xóa đói, giảm nghèo; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ mới thân thiện với môi trường vào sản xuất...
- Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực phân tích kinh tế và môi trường, biết gắn kết lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, khả năng phân tích chi phí - lợi ích khi phải tiến hành đồng thời cả nhiệm vụ kinh doanh và thực thi quy định môi trường, để từ đó họ có những cân nhắc hợp lý theo nguyên tắc “WIN - WIN”, đôi bên đều có lợi.
- Trong doanh nghiệp nên hình thành bộ phận nghiên cứu và thực thi các quy định môi trường. Hằng tháng, hằng quý và kết thúc năm phải có báo cáo của doanh nghiệp về thực thi quy định và pháp luật môi trường, các báo cáo này cần phải được lưu giữ để theo dõi.
7. Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á phải giải quyết cùng lúc hai mối đe doạ đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu và BĐKH. Việc đưa ra các chương trình “Kích cầu Xanh” là một phần của gói kích thích mở rộng để đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo việc làm, giảm đói nghèo, bảo vệ các cộng đồng có nguy cơ bị tác động bởi biến đổi khí hậu.
8. Hoàn thiện chính sách xuất, nhập khẩu.
- Có chính sách nhằm đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, để vừa khai thác các tiềm năng vừa tránh được tình trạng khai thác quá mức một số loại tài nguyên, gây cạn kiệt.
- Xây dựng chế tài kiểm soát xuất khẩu hàng lâm sản (gỗ và tài nguyên rừng), khoáng sản.... Khuyến khích xuất khẩu những hàng hoá sử dụng các loại lâm sản thông dụng, có khả năng tái tạo nhanh.
- Kết hợp thuế bảo vệ môi trường vào hệ thống thuế nhập khẩu. Việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu sẽ đạt được nhiều mục tiêu: bảo vệ môi trường, bảo hộ sản xuất, tăng thu ngân sách nhà nước… Điều này không trái với nguyên tắc của WTO, mà về một ý nghĩa nào đó còn được dư luận xã hội ủng hộ.
- Khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị có công nghệ tiên tiến (kết hợp xem xét với yêu cầu của công nghệ xanh). Hạn chế nhập khẩu thiết bị, công nghệ trung gian. Đây là một chính sách quan trọng, nhằm ngăn chặn dòng thương mại và thiết bị - công nghệ cũ và lạc hậu đổ vào nước ta, và theo đó là sự tiêu tốn tài nguyên, phát thải các chất độc làm tổn hại đến môi trường sinh thái.
- Thử nghiệm đấu giá các giấy phép nhập khẩu đối với những hàng hoá gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Đây là chính sách cần thiết có tác động điều chỉnh trực tiếp đối với các sản phẩm gây hại đến môi trường, phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ô - zôn (như ô tô 4 chỗ ngồi, các hoá chất có gốc CFC,...), thông qua đó, số tiền mà Nhà nước thu được để lập quỹ bảo vệ môi trường.
9. Xây dựng một chính sách tiêu dùng hợp lý, khoa học. Cần phải xem hướng dẫn tiêu dùng như là một bộ phận trong giáo dục lối sống của cộng đồng để đạt đến sự phát triển bền vững. Một chính sách tiêu dùng hợp lý, được chấp nhận sẽ góp phần sử dụng có khoa học các tài nguyên thiên nhiên. Nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của người tiêu dùng đối với mọi hàng hoá lưu thông trên thị trường, tạo ra sức ép buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ đúng tiêu chuẩn về chất lượng đối với sản phẩm của mình. Tiêu dùng có văn hoá và mang tính nhân bản là tiêu dùng không chỉ cho hôm nay mà còn nghĩ đến tương lai của thế hệ mai sau. Giờ Trái đất năm 2011 tiết kiệm được 400.000 kWh điện, thấp hơn mức 500.000 kWh tiết kiệm được trong Giờ Trái đất năm 2010. Điều đó cho thấy, sẽ còn tốn nhiều công sức và thời gian để tạo ra ý thức tiết kiệm điện từ các hộ sử dụng. Theo nghiên cứu của Liên hợp quốc, các loại đèn compact CFC hay các loại đèn LED có ưu điểm tiết kiệm năng lượng từ 20% đến 50% và có tuổi thọ cao gấp 10 lần so với những loại bóng đèn sợi đốt cùng công suất. Vì thế, nếu tất cả các quốc gia trên thế giới thay thế bóng đèn sợi đốt bằng các loại bóng đèn compact tiết kiệm năng lượng, nhu cầu điện chiếu sáng của thế giới sẽ giảm 2%/năm so với hiện nay. Điều này tương đương với việc giảm được 800 triệu tấn khí thải CO2. Liên hợp quốc cho rằng, các quốc gia có thể lựa chọn những cách tốt nhất tùy thuộc điều kiện riêng của nước mình để khuyến khích người dân sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng. Những biện pháp này có thể bao gồm: cấm sử dụng bóng đèn sợi đốt, đánh thuế các công ty sản xuất bóng đèn sợi đốt và hỗ trợ giá cho các loại bóng đèn compact.
10. Hình thành và phát triển hệ thống quản lý môi trường ở địa phương theo hướng kết hợp quản lý tài nguyên với quản lý môi trường. Trước mắt, kiện toàn các Sở Tài nguyên và Môi trường, trong đó có đơn vị quản lý môi trường đủ mạnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hình thành bộ phận quản lý môi trường kết hợp với quản lý tài nguyên ở cấp huyện, có cán bộ chuyên trách về môi trường và tài nguyên ở cấp xã.
Không thể có kinh tế thị trường nếu không tiến hành tự do hoá thương mại. Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động của những quan hệ mang tính tổng hợp, khu vực và toàn cầu. Trong bối cảnh ấy hòa hợp các chính sách, cơ chế nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại với các chính sách môi trường, ứng phó với BĐKH sẽ là một giải pháp hữu hiệu để bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển một cách bền vững./.
Việt Nam - Singapore Tham khảo chính trị lần thứ 7  (22/03/2013)
Mừng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tròn 58 tuổi  (22/03/2013)
Chuyên gia hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu  (22/03/2013)
Giới thiệu 4 bản đồ khẳng định chủ quyền Việt Nam  (22/03/2013)
Liệu có hình thành một trật tự kinh tế toàn cầu mới?  (22/03/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên