Một số góp ý với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Lê Minh Hồng Khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
21:13, ngày 16-02-2013
TCCSĐT - Sau khi nghiên cứu các bản Hiến pháp nước Việt Nam ban hành năm 1946, năm 1992 và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tôi xin góp thêm một số ý sau đây:

1/ Hiến pháp là đạo luật cơ bản của pháp luật Việt Nam, vì vậy Hiến pháp ban hành lần này chỉ ra một cách dứt khoát về đất, nước, vùng trời, vùng biển, dân tộc, các cơ quan Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Đảng, đoàn thể,… Hiến pháp do dân phúc quyết. Các cơ quan nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Đảng, đoàn thể, các cơ quan ngoại giao và mọi người dân phải chấp hành. Không có vùng trời riêng trên Hiến pháp.

2/ Nội dung quy định phải rõ ràng, ngắn gọn, chí ít cũng như bản Hiến pháp năm 1946. Không dùng các từ hay các cụm từ kêu gọi chung chung, dài dòng để không thực hiện được hoặc rất khó thực hiện.

3/ Đề cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam. Theo tôi, đó là điểm tiên quyết của bản Hiến pháp ban hành lần này. 

Với quan điểm như vậy, tôi xin góp ý về trình tự viết và những từ, cụm từ cần sửa đổi, bổ sung cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như sau:

Phần I: Trình tự viết 

Từ Điều 1 đến Điều 14 đề nghị viết lại cụ thể một số câu theo hướng sau đây thì rõ hơn.

- Điều 1: Tên nước là nước Việt Nam. Tiếp theo khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và sự thống nhất, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội sau đó khẳng định cờ, quốc ca, quốc hiệu, quốc khánh và Thủ đô của nước ta như Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1992 đã viết.

- Điều 2: Tên Nhà nước của nước Việt Nam là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công, nông và các tầng lớp lao động khác. 

- Điều 3: Cơ cấu tổ chức Nhà nước

Cơ cấu tổ chức: Quốc hội (chương VI, từ Điều 83 đến Điều 100); Nhà nước (chương VII, từ Điều 101 đến Điều 108); Chính phủ (chương VIII, từ Điều 109 đến Điều 115); Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (chương IX, từ Điều 118 đến Điều 125) Hiến pháp năm 1992 xin đề nghị viết lại và quy định cụ thể: địa điểm (có thể được), biên chế, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như Dự thảo lấy ý kiến nhân dân. 

- Điều 4: Đảng Cộng sản Việt Nam

Tôi nhất trí với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, tôi đề nghị bổ sung thêm hai điểm để nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đáp ứng được tình hình đất nước và thế giới trong những thập kỷ tới và tạo điều kiện để Đảng ta hoạt động có hiệu quả hơn. Đó là: 

Thứ nhất, Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, là người lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; đại diện quyền lợi của dân tộc, giai cấp công, nông và các tầng lớp lao động khác. Đảng lấy Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Các tổ chức đảng và đảng viên cùng cấp với các tổ chức của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp quy định và chịu sự giám sát của nhân dân.

Thứ hai, kinh phí hoạt động của Đảng do Nhà nước cấp và đảng viên đóng góp (lần này nên quy định để công khai với toàn dân cho minh bạch).

Các chương còn lại là: chương II (quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân); chương III (kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường); chương IV (bảo vệ Tổ quốc); chương VIII (Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân); chương X (Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước); chương XI (hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp) tôi nhất trí với nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. 

Phần II: sửa đổi, bổ sung những từ, cụm từ trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như sau:

1/ Tại Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4) trang 2 đề nghị bỏ 2 từ đại biểu dòng 17 từ dưới lên vì nếu để 2 từ đại biểu thì không nói hết được ý nghĩa và việc làm của Đảng đối với lợi ích của nhân dân, của giai cấp và của dân tộc.

2/ Tại Điều 14, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề nghị bỏ chữ thay bằng cụm từ thành phố thì phù hợp với Luật Thủ đô hơn.

3/ Điều 54 sửa đổi bổ sung các điều 15, 16, 19, 20, 21 và 25 trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: đề nghị thêm chữ và vào trước chữ trường, sau chữ định cho rõ nghĩa hơn.

4/ Điều 74 sửa đổi, bổ sung Điều 83: đề nghị bỏ cụm từ đại biểu và thay bằng cụm từ lập hiến hoặc lập pháp thì đúng nghĩa và ý nghĩa hơn./.