Mục lục Tạp chí Cộng sản số 794 (12-2008)
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Lê Văn Dũng - Phát huy vai trò lực lượng trí thức quân đội trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Từ khi quân đội ta ra đời đến nay, đội ngũ trí thức quân đội đã phát huy tốt tính sáng tạo, lòng nhiệt tình yêu nước, lập nên bao chiến công to lớn trong các cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Ngày nay khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa đất nước vượt lên, lực lượng trí thức quân đội đã và đang phát huy truyền thống tốt đẹp trên mặt trận mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Võ Hồng Phúc - Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong những năm tới
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã và đang có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, nhưng mức độ và phạm vi ảnh hưởng chưa thể được đánh giá và dự báo chính xác do tình hình kinh tế thế giới đang tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường. Trên cơ sở phân tích, nhận định và đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam, bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản trong những năm tới.
Vũ Văn Ninh - Đánh giá kết quả thực hiện luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2008
Bước vào năm 2008, trước những yếu tố biến động phức tạp, khó lường, đe dọa các cân đối vĩ mô của nền kinh tế, vấn đề kiềm chế lạm phát đã được xác định là nhiệm vụ cần ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu chung về ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh đó, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt là trong các lĩnh vực sử dụng tiền và tài sản nhà nước đã trở thành một biện pháp quan trọng nhằm thắt chặt chi tiêu công để cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm chống lạm phát. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2008, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được đẩy mạnh với nhiều biện pháp quyết liệt nên đạt được kết quả khả quan và tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực được Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định.
HỘI THẢO KHOA HỌC - THỰC TIỄN
*** Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc
Trong các ngày từ 31-10 đến 2-11 vừa qua, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) đã diễn ra Hội thảo lý luận lần thứ 4 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”. Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng chí Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính Pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dự và phát biểu khai mạc.
Tại Hội thảo các nhà khoa học Việt Nam và Trung Quốc trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề về chủ trương, chính sách, tình hình thực tế cùng những vấn đề đang đặt ra trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn của mỗi nước, khả năng, giải pháp và điều kiện để giải quyết các vấn đề đó, thúc đẩy tiến trình xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn, cải thiện cơ bản đời sống nông dân.
Tạp chí Cộng sản xin trích giới thiệu một số bài phát biểu quan trọng của các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hội thảo này.
Trương Tấn Sang - Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam và Trung Quốc
Hôm nay, chúng ta rất vui mừng và phấn khởi gặp mặt tại đây - thành phố biển Nha Trang, miền Trung Việt Nam để cùng nhau tổ chức cuộc Hội thảo lý luận lần thứ 4 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chu Vĩnh Khang - Tình hữu nghị thắm thiết Trung Quốc - Việt Nam là tài sản quý báu chung của hai nước
Hôm nay, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 4 đã khai mạc tại Nha Trang, thành phố ven biển tươi đẹp của Việt Nam. Trước hết, tôi xin thay mặt Đảng Cộng sản Trung Quốc và các đồng chí Trung Quốc tham dự Hội thảo, nhiệt liệt chúc mừng Hội thảo khai mạc trọng thể và chân thành cảm ơn Đảng Cộng sản Việt Nam và cơ quan tổ chức phía Việt Nam đã nỗ lực làm việc để tiến tới Hội thảo này.
Tô Huy Rứa - Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đổi mới ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Thực hiện chương trình hợp tác nghiên cứu lý luận giữa hai Đảng theo thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao, nhất là sự quan tâm đặc biệt của hai đồng chí Tổng Bí thư, hôm nay chúng ta tiến hành Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 4 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc với chủ đề: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”.
Trác Vệ Hoa - Lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc 30 năm qua
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Đoàn Thế Hanh - Ngô Gia Tự - Người Cộng sản kiên cường của Đảng
Đồng chí Ngô Gia Tự sinh ngày 3-12-1908 ở phủ Từ Sơn - vùng đất khoa bảng, trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Từ một thanh niên yêu nước, đồng chí sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đông Dương Cộng sản Đảng và là Bí thư đầu tiên của Xứ ủy Nam Kỳ. Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí Ngô Gia Tự (3-12-1908 - 3-12-2008), Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu một số bài viết về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ cách mạng xuất sắc của Đảng đã dũng cảm, kiên cường, chủ động tiến công không chịu khuất phục trước kẻ thù, giàu tình nhân ái với đồng chí, đồng bào, trọn đời chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc; về những đổi thay trên quê hương của đồng chí, về những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh đã đạt được trong thời gian qua.
Nguyễn Sỹ - Xứng đáng truyền thống quê hương đồng chí Ngô Gia Tự
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vì nước vì dân của đồng chí Ngô Gia Tự là tấm gương sáng cho các thế hệ học tập và noi theo. Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh - quê hương của đồng chí Ngô Gia Tự - mãi ghi nhớ, tự hào và nguyện phấn đấu không ngừng, thực hiện hoài bão, lý tưởng cao cả của đồng chí đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, vì hạnh phúc cho nhân dân.
Nguyễn Hữu Dũng - Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đối với nông dân nước ta hiện nay
Thực hiện chính sách an sinh xã hội đúng đắn, hướng vào phát triển con người, vì hạnh phúc của nhân dân là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Nông thôn nước ta có 73% dân số đang sinh sống, luôn là địa bàn chiến lược của cả nước. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đối với nông dân, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội sẽ góp phần tăng trưởng và phát triển bền vững đất nước.
Lê Doãn Diên - Xã hội hóa lĩnh vực an toàn lương thực, thực phẩm
Quy trình công nghệ sạch tạo ra sản phẩm an toàn có một vị trí hết sức quan trọng. Nó quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp, và sâu xa hơn là sự phát triển của cả nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, những khái niệm “từ cái cày đến cái đĩa” hay “từ trang trại đến bàn ăn” trong sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đối với chúng ta hiện nay vẫn chưa được xã hội hóa...
Bùi Hữu Đức - Tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản thực phẩm
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề được đề cập khá nhiều ở nước ta trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề này của các doanh nghiệp nói chung, của doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản thực phẩm nói riêng hiện vẫn còn khá hạn chế; do đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách đầy đủ theo đúng yêu cầu đích thực của nó cũng còn rất nhiều bất cập.
Phan Tá - Hải Quang - Mấy vấn đề cần quan tâm trong mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế
Ngày nay, việc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế là xu hướng chung của các quốc gia, các dân tộc, không phân biệt trình độ kinh tế, chế độ chính trị - xã hội; đang trở thành vấn đề có tầm chiến lược đối với nhiều nước, trước hết là các nước đang phát triển.
Trần Trọng Đăng Đàn - Xem “Tiếng cồng định mệnh”, bàn về phim truyện sử thi - anh hùng ca
"Tiếng cồng định mệnh" là bộ phim sử thi - anh hùng ca, đề cập đến những sự kiện lịch sử lớn, những kỳ tích chiến đấu và sự nghiệp của các nhân vật anh hùng. Với "Tiếng cồng định mệnh", Hãng phim Quân đội nhân dân Việt Nam có thêm một tài sản sáng giá, điện ảnh phim truyện Việt Nam có thêm một thành tựu đáng kể.
THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
Đào Tấn Lộc - Bước phát triển đột phá ở Phú Yên
Với suy nghĩ trăn trở, vì sao trước đây Phú Yên nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung từng lập nhiều chiến công to lớn trong kháng chiến góp phần xứng đáng giành và giữ nền độc lập, mà nay chẳng lẽ cam chịu nghèo, kém phát triển, Đảng bộ và nhân dân Phú Yên đã và đang nỗ lực tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.
Niê Thuật - Đắc Lắc phát triển cà phê theo hướng bền vững
Đắc Lắc được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nguồn tài nguyên đất khá dồi dào, trong đó có 311 ngàn héc-ta đất đỏ Bazan, chiếm 55,6% tổng diện tích đất đỏ bazan toàn Tây Nguyên; điều kiện sinh thái khá thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu...
Võ Minh Chiến - Chuyển biến trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Sóc Trăng
Nhằm quán triệt và triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Đảng bộ Sóc Trăng đang tập trung khai thác mọi tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp toàn diện. Trong những năm qua, tỉnh đã đặc biệt chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ và có nhiều chính sách, biện pháp để huy động các nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
Nguyễn Thanh Bình - Hà Tĩnh: Khơi dậy tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững
Thời gian qua, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Hà Tĩnh cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Với tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, Hà Tĩnh không ngừng phấn đấu và đạt được những thành tích to lớn, có ý nghĩa quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Những thành tích này đã tạo tiền đề, “cú hích” để tỉnh vững bước trên đường đổi mới.
Võ Trọng Việt - Bộ đội biên phòng tăng cường cán bộ cho các xã biên giới, hải đảo
Biên giới nước ta dài, địa hình phức tạp. Do đó, giữ gìn biên giới, bảo vệ chủ quyền quốc gia phải dựa vào sức mạnh toàn dân mà lực lượng nòng cốt là Bội đội Biên phòng. Để phát huy sức mạnh đó, Bộ đội Biên phòng đã tăng cường cán bộ cho chính quyền cơ sở, cách làm này đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Nguyễn Văn Lân - Quân khu 3 thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Quân khu 3 có vị trí chiến lược quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thế trận quốc phòng - an ninh của miền Bắc và cả nước. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang Quân khu 3 có nhiều thời cơ và thuận lợi mới, song cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương nói chung và quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, biển đảo nói riêng.
Lê Thảo - Ứng xử của con người với môi trường sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất đặc trưng bởi dấu ấn của một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Đây là vùng đồng bằng châu thổ do sông Mê Kông tạo nên với độ cao trung bình so với mực nước biển là 3m - 5m, độ dốc trung bình 1cm/km. ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu của Đông - Nam Á và thế giới, đồng thời cũng là vùng trái cây nhiệt đới, vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước.
THẾ GIỚI: VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
Nguyễn Đức Hoàn - Các biện pháp giải cứu thị trường tài chính trên toàn cầu
Cuộc khủng hoảng tài chính xem ra đã phần nào bớt “nóng”. Các thông tin về tình trạng bán lại, phá sản, bị thôn tính, bị quốc hữu hóa, sáp nhập và thua lỗ,… của các ngân hàng, định chế tài chính tại Mỹ, châu Âu và một số nước khác tạm thời lắng dịu, nhưng người ta chưa biết chính xác những tác động của cuộc khủng hoảng này lớn tới mức nào.
Nguyễn Minh - Chính sách đối ngoại “hậu Bu-sơ”
“Tôi sẵn lòng gặp gỡ các nhà lãnh đạo của tất cả các nước, cả bạn hữu lẫn kẻ thù”- câu nói trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ thứ 44 B. Ô-ba-ma. Đây cũng là mối quan tâm của dư luận đối với nhiệm kỳ mới của tổng thống Mỹ, bởi trước nay những sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ rất ít, có chăng chỉ là điều chỉnh. Vậy chính sách đối ngoại “hậu Bu-sơ” của Mỹ sẽ thế nào khi người ta tính tới những yếu tố lịch sử, thời đại hay tư tưởng cách tân với chủ trương ôn hòa của Đảng Dân chủ?
Vũ Tuyết Loan - Tình hình chính trị ở Đông - Bắc Á: thực trạng và triển vọng
Đông - Bắc Á từ nhiều năm qua do các nguyên nhân khác nhau đã trở thành khu vực có nhiều diễn biến chính trị phức tạp, nhạy cảm. Diễn biến đó như thế nào và xu hướng biến đổi chính trị tại khu vực này trong tương lai sẽ ra sao?
Hòa Văn - Về đảng dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản
Dù ở tư cách là đảng nắm độc quyền lãnh đạo trong hệ thống chính trị năm 1955 hay là đảng giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống chính trị sau năm 1993, Đảng Dân chủ tự do (LDP) trước nay vẫn luôn là đảng cầm quyền ở Nhật Bản.
QUA SÁCH BÁO NƯỚC NGOÀI
**** Con sóng thần không lặng lẽ
Cuộc khủng hoảng lương thực thế giới hiện nay đang diễn ra rất dữ dội và khốc liệt khi nguồn cung giảm và giá cả tăng nhanh đã ảnh hưởng đến hàng tỉ người, nhất là người nghèo và người dân ở các nước đang phát triển. Các nhà bình luận gọi nó là “cơn sóng thần không lặng lẽ”, bởi đã được biết trước./.
Đồng Nai: lấy việc "làm theo" tấm gương đạo đức của Bác là nhiệm vụ trọng tâm  (07/02/2009)
Đồng Nai: lấy việc "làm theo" tấm gương đạo đức của Bác là nhiệm vụ trọng tâm  (07/02/2009)
Hoạt động thương mại với nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu  (06/02/2009)
Thành phố Hồ Chí Minh tháo gỡ khó khăn, ngăn chặn suy giảm sản xuất  (06/02/2009)
Thành phố Hồ Chí Minh tháo gỡ khó khăn, ngăn chặn suy giảm sản xuất  (06/02/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên