Vòng đàm phán Doha của WTO: Dậm chân tại chỗ
02:28, ngày 22-12-2011
TCCSĐT - Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên Tổ chức Thương mại thế giới WTO lần thứ 8 mới rồi đã kết thúc tại Geneve (Thuỵ Sỹ), song dư âm của nó thì tới nay vẫn còn. Ngoài việc thông qua Hiệp định sửa đổi về mua sắm công và kết nạp thêm 4 thành viên mới là Nga, Montenegro, Samoa và Vanuatu, đưa tổng số thành viên WTO lên 157, Hội nghị này vẫn tồn tại những bất đồng sâu sắc giữa các thành viên.
Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới lần thứ 8
|
Kết quả rất hạn chế này của Hội nghị thể hiện ở chỗ, một tuyên bố như vậy không có hiệu lực ràng buộc đối với các thành viên, trong đó chỉ bao hàm những tuyên bố ý định mang tính chung chung cho mục tiêu xây dựng hệ thống thương mại đa phương toàn cầu, những cam kết lỏng lẻo về hỗ trợ các nước chậm phát triển nhất tiếp cận thuận lợi hơn thị trường thương mại thế giới. Chỉ như vậy thì đâu khác việc các đại biệu đã công nhận cả gián tiếp lẫn trực tiếp là tiến trình kết thúc Vòng đàm phán Doha của WTO vẫn bế tắc và hiện chưa thấy le lói triển vọng sớm có thể thoát được ra khỏi tình trạng đó.
Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên Tổ chức Thương mại thế giới WTO lần thứ 8 đánh dấu 10 năm tiến triển rất chậm chạp, thậm chí thất bại của Vòng đàm phán Doha. Bất đồng quan điểm giữa các thành viên và xung khắc giữa các nhóm lợi ích trong WTO cũng như khủng hoảng kinh tế và tài chính trong mấy năm gần đây là những nguyên nhân chính. Sự trì trệ của quá trình này tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và sự thắng thế của trào lưu hình thành những khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương ở bình diện khu vực và châu lục. Theo số liệu của WTO, cho tới nay trên thế giới đã có hơn 300 thỏa thuận mậu dịch tự do như thế.
Cả hai xu hướng ấy đều bất lợi cho tiến trình kết thúc thành công Vòng đàm phán Doha. WTO cho rằng, những xu hướng này đang cản trở tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung. Chỉ riêng bảo hộ mậu dịch có thể gây tổn hại cho thương mại thế giới hằng năm tới 800 tỉ USD.
Dự báo trong năm 2012 gần như không có triển vọng đạt được bước khai thông đột phá trong tiến trình này. Lý do chính là tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính vẫn còn rất đáng kể và có các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ, Nga, Pháp, chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở Trung Quốc, khủng hoảng nợ công và đồng euro trong EU. Rất có thể WTO sẽ phải từ bỏ phương châm đã thực hiện trong 10 năm qua là đàm phán và thông qua cả gói để chuyển sang phương cách đàm phán thông qua từng vấn đề cụ thể, dễ làm trước, khó làm sau.
Dư luận chung đều cho rằng, trường hợp lạc quan nhất thì cũng phải mất ít nhất hai năm nữa, các nhà lãnh đạo mới có thể đạt được những tiến triển đáng kể trong việc kết thúc thành công Vòng đàm phán Doha của WTO./.
Đẩy mạnh cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"  (22/12/2011)
Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Myanmar thực chất hơn  (22/12/2011)
Hướng dẫn triển khai thực hiện giá điện mới  (22/12/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên