WB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững chắc
Theo Báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương do Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện, vừa được văn phòng WB tại Việt Nam công bố ngày 15-11, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc trong năm 2007 nhờ xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng tư nhân.
Theo WB, GDP của Việt Nam đã tăng 8,3% trong 9 tháng của năm 2007, trong đó có phần nhờ vào nguồn thu từ xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản, may mặc và giày dép tăng mạnh.
Trong số các đối tác thương mại, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, chiếm gần 1/5 hàng xuất khẩu của Việt Nam, tiếp theo là EU, ASEAN và Nhật Bản.
Ngành dệt may - một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng xuất khẩu trong những năm gần đây - có mức tăng doanh số tại thị trường nước ngoài gần 32% trong 9 tháng đầu năm 2007. Việt Nam hiện là một trong 10 nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt may, trong đó Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, chiếm 60%.
WB đánh giá: năm 2007, đầu tư và tiêu dùng trong nước của Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao. Tính đến tháng 9-2007, tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng gần 23%, tổng đầu tư tăng 16,3%, chiếm 42,5% GDP, tỷ trọng khu vực nhà nước tiếp tục giảm và chỉ chiếm khoảng 11% tổng đầu tư.
Đầu tư của khu vực tư nhân trong nước tăng gần 28%, và hiện tại, chiếm khoảng 17% GDP. Mặc dù đầu tư của các công ty nước ngoài và khu vực tư nhân trong nước tăng mạnh, nhưng tỷ lệ giải ngân từ ngân sách nhà nước vẫn còn thấp. Điều đó có nghĩa các dự án đầu tư công được triển khai chậm.
Nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam, WB cho rằng: trong 2 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển nhanh, đến tháng 3-2007 đã đi vào ổn định và những lo ngại về sự sụp đổ của thị trường đã giảm đi. Đến tháng 9-2007, tổng giá trị thị trường chứng khoán vượt mức 22 tỉ USD, tương đương 32,4% GDP. Lợi nhuận của các công ty niêm yết đã tăng rất nhanh./.
Thưởng từ dưới, phạt từ trên  (16/11/2007)
Phong trào cộng sản quốc tế trong giai đoạn hiện nay  (16/11/2007)
Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn Vĩnh Phúc thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế  (16/11/2007)
Một số suy nghĩ về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới  (16/11/2007)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên