Việt Nam kiên định trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
TCCS - Nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2021), bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng có bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Bài viết đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của độc giả trong và ngoài nước. Nhân dịp này, phóng viên Tạp chí Cộng sản đã phỏng vấn ông Keo Baphnom, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia về nội dung của bài viết quan trọng trên.
Phóng viên: Vừa qua, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Xin ông cho biết một vài cảm nhận về những ý nghĩa trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Ông Keo Baphnom: Tôi thấy rằng, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thật sự là bài học rất có giá trị đối với cách mạng Việt Nam, với những phân tích, đánh giá và tổng kết hết sức đầy đủ, rõ ràng về lý luận và thực tiễn trong hơn 90 năm qua của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 90 năm qua đều bắt nguồn từ sự kiên định của Đảng Cộng sản Việt Nam, sức mạnh, khát vọng và niềm tin của nhân dân Việt Nam đối với chủ nghĩa xã hội - con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam. Đây là một trong những bài học lớn và cũng là di sản vô giá của cách mạng Việt Nam.
Phóng viên: Ông nhìn nhận thế nào về những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Ông Keo Baphnom: Báo cáo chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1-2021) nhấn mạnh rằng, trong 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong suốt 35 năm qua, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7%/năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Tỷ lệ nghèo mỗi năm giảm 1,5%; giảm từ 58% (năm 1993) xuống còn dưới 3% (năm 2020) theo chuẩn nghèo đa chiều. Hơn 97 triệu người dân Việt Nam, gồm 54 dân tộc anh em, trong đó hơn 60% số dân sống ở nông thôn được hưởng phúc lợi xã hội từ công cuộc đổi mới. Công cuộc đổi mới đã đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội của những năm 80 của thế kỷ XX và cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân.
Phóng viên: Vậy, ông tâm đắc với những nội dung nào nhất trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Ông Keo Baphnom: Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài và đầy hy sinh gian khổ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam trải qua nhiều chặng đường cách mạng. Từ giai đoạn lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước năm 1975, cho đến cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định với mục tiêu và con đường chủ nghĩa xã hội.
Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986) với “Quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học”, Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1991) được tiến hành trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp, sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Ở trong nước, tình hình hết sức khó khăn bởi sự chống phá của các thế lực thù địch thông qua “diễn biến hòa bình”, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế mới..., nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, phù hợp với điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam, thực hiện thắng lợi mục tiêu lãnh đạo nhân dân xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo con đường xã hội chủ nghĩa và cuối cùng thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Đây thật sự là luận điểm mang tính sáng tạo hết sức đúng đắn như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: “Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện. Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học”.
Bên cạnh đó, tôi còn tâm đắc với luận điểm hết sức quan trọng về giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội, đó chính là “nhân dân”. Để đưa đất nước phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có quan hệ đoàn kết, hữu nghị với các nước trên thế giới. Mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam và giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, đó là “Một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người.... sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội... Hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân”. Nội dung trên không chỉ là mục tiêu mang tính nhân văn trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, không chỉ là khát vọng của nhân dân Việt Nam, là lý tưởng để cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam phấn đấu, trưởng thành, mà còn là vũ khí để đập tan mọi sự xuyên tạc của các thế lực thù địch hòng cản trở sự phát triển của Việt Nam theo con đường đã chọn.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!./.
Chủ tịch nước phát biểu tại phiên họp của Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào  (11/08/2021)
Kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam  (09/08/2021)
Kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam  (09/08/2021)
Tiếp tục đưa quan hệ truyền thống đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào đi vào chiều sâu, thực chất và ngày càng hiệu quả  (09/08/2021)
Đấu tranh tư tưởng, lý luận trong bối cảnh mới ở Việt Nam hiện nay  (13/07/2021)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm