TCCS - Gần một thập kỷ làm việc tại Ban Thường trú miền Nam, nay là Cơ quan Thường trực tại miền Nam, những hồi ức về đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi còn làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản vẫn vẹn nguyên trong ký ức đồng chí Trịnh Gia Ban, nguyên Vụ trưởng, nguyên Trưởng Ban Thường trú miền Nam.
Thật may mắn, tôi và đồng chí Nguyễn Phú Trọng cùng xuất thân từ Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tuy lớn hơn đồng chí Nguyễn Phú Trọng 7 tuổi, nhưng vào học sau Đồng chí 2 năm. Trong quá trình theo học tại trường, chúng tôi đã ít nhiều biết, cộng tác cùng trong một số hoạt động đoàn thể của khoa, nhà trường. Đến năm 1967, đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra trường được điều động về công tác tại Tạp chí Học tập, nay là Tạp chí Cộng sản. Hai năm sau, tôi cũng tốt nghiệp và được phân về Nhà xuất bản Sự thật, nay là Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật công tác. Tuy công tác tại hai đơn vị, nhưng giữa tôi và đồng chí Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ mối quan hệ thân thiết, thường chia sẻ những buồn vui trong công việc và cuộc sống.
Đến năm 1991, khi biết tôi có ý định chuyển vào miền Nam công tác, đồng chí Nguyễn Phú Trọng bấy giờ trên cương vị là Tổng Biên tập Tạp chí đã gặp tôi và đề nghị tôi chuyển công tác vào Ban Thường trú miền Nam. Khi đó, Ban Thường trú miền Nam là cơ quan hành chính cấp vụ, vừa làm công tác hành chính vừa bảo đảm công tác chuyên môn; thay mặt Bộ Biên tập Tạp chí để xây dựng quan hệ với các tỉnh, thành phố phía Nam. Với tránh nhiệm nặng nề đó, tôi có phần do dự, vì lo mình không hoàn thành tốt nhiệm vụ, không đáp ứng được kỳ vọng mà Tổng Biên tập phó thác. Thế nhưng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không ngừng động viên, ủng hộ và “giao kèo” cho tôi một khoảng thời gian làm quen công việc của Tạp chí. Đến năm 1993, tôi chính thức chuyển vào công tác tại Ban Thường trú miền Nam với cương vị là Vụ trưởng, Trưởng ban.
Câu chuyện giản đơn đó, nhưng đã để lại cho tôi nhiều suy ngẫm về tác phong, lề lối làm việc của đồng chí Tổng Bí thư. Khi đã dùng cán bộ thì phải thật sự tin tưởng, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để cán bộ rèn luyện, trưởng thành, đồng thời phải đánh giá đúng, trúng năng lực cán bộ để dùng đúng người, đúng việc, tránh lãng phí, “thui chột” cán bộ. Đây cũng chính là kim chỉ nam cho tôi trong suốt khoảng thời gian gắn bó cùng Ban Thường trú miền Nam.
Trong suốt quá trình công tác tại Tạp chí, điều mà tôi khâm phục nhất ở người đồng nghiệp, người lãnh đạo này chính là đức tính gương mẫu và kỷ luật. Sở dĩ, đồng chí Tổng Bí thư chú trọng tới kỷ luật của người cán bộ, đảng viên nói chung đến vậy là vì trước hết bản thân đồng chí là hình mẫu về con người kỷ luật: kỷ luật trong công việc, trong quan hệ đồng nghiệp, trong quan hệ người với người, đồng chí với đồng chí. Năm 1996, tôi có cơ hội tháp tùng Đồng chí vào công tác tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, ngay sau khi được biết ý định của địa phương là sẽ chuẩn bị bữa cơm thịnh soạn, nhiều món ngon để chiêu đãi đoàn công tác, Đồng chí đã nhẹ nhàng nhắc nhở, các em nên rút kinh nghiệm, bất luận trong công việc gì, cũng đừng xa hoa, lãng phí, chỉ cần làm bữa ăn đủ dinh dưỡng, đừng “rườm rà”, tốn kém; chụp ảnh thì vừa phải, chỉ chụp những ảnh “trọng tâm”…
Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, kinh qua nhiều vị trí công tác từ cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí Học tập đến Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước, dù ở cương vị nào, đồng chí Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ được sự dung dị, gần gũi, mẫu mực được dân kính, dân yêu, xứng đáng là tấm gương để cán bộ, đảng viên và mọi người dân noi theo. Tôi tin rằng, tấm gương đạo đức sáng ngời của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ luôn đồng hành cùng đất nước, dân tộc trong chặng đường phía trước và luôn tồn tại trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Những tư tưởng lớn của đồng chí Tổng Bí thư sẽ là tài sản quý báu để lại cho thế hệ sau kế thừa và phát huy, bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc./.
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đội ngũ cán bộ, phóng viên Tạp chí Cộng sản  (01/08/2024)
Tình đồng nghiệp, đồng chí và những dấu ấn không thể nào quên  (31/07/2024)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một nhà lãnh đạo mẫu mực  (31/07/2024)
Đồng chí Vũ Xuân Kiều: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rất tốt việc “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”  (30/07/2024)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay