Tỉnh Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch bền vững
TCCS - Ngày 17-3-2024, tại tỉnh Điện Biên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững”. Hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong ngành du lịch phân tích, đánh giá tiềm năng, lợi thế, từ đó đề xuất các giải pháp để phát huy hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy du lịch tỉnh Điện Biên phát triển bền vững.
Chủ trì hội thảo có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên; cùng đồng chí Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên.
Dự Hội thảo còn có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương; đại diện lãnh đạo các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo; Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Hiệp hội Khách sạn Việt Nam; các công ty, doanh nghiệp, lữ hành; các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cùng các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương.
Hội thảo là hoạt động khoa học có ý nghĩa nhằm triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16-1-2017, của Bộ Chính trị khóa XII, “Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”; Nghị quyết số 03-NQ/TƯ, ngày 7-5-2021, của Tỉnh ủy Điện Biên, “Về phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 345/QĐ-UBND, ngày 3-3-2023, của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 109/QĐ-TTg, ngày 27-1-2024, của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây đồng thời cũng là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 - 7-5-2024), 115 năm thành lập tỉnh Điện Biên (10-10-1949 - 10-10-2024), Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024.
Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định, việc tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững” là hết sức cần thiết và càng có ý nghĩa hơn khi tỉnh Điện Biên vừa hoàn thành công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là hành động cụ thể đưa quy hoạch tỉnh Điện Biên vào thực tiễn, để du lịch Điện Biên thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển bền vững của địa phương dựa trên các giá trị về văn hóa, lịch sử, tự nhiên.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh, tỉnh Điện Biên có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển du lịch, như sự đa dạng và độc đáo về sắc thái văn hóa, thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, lịch sử hào hùng; song việc khai thác, phát huy giá trị các tiềm năng này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Chính vì thế, Phó Thủ tướng mong muốn các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia trong ngành du lịch cần tập trung bàn thảo, đề xuất định hướng, giải pháp mang tính đột phá để phát triển du lịch Điện Biên, trong đó có việc tập trung xây dựng, giới thiệu những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc của địa phương, lan tỏa các giá trị của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Phó Thủ tướng cũng khẳng định, phát triển du lịch cần chú trọng việc giữ gìn, bảo tồn giá trị văn hóa và thân thiện với môi trường; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong quảng bá du lịch, thúc đẩy kết nối du lịch của tỉnh Điện Biên với mạng lưới du lịch quốc gia và quốc tế. Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong phát triển du lịch bền vững cần lấy người dân làm trung tâm, làm nền tảng, cần bảo đảm sinh kế cho người dân cũng như cần tích cực xây dựng đời sống văn hóa, không gian văn hóa của nhân dân các dân tộc anh em chung sống trên địa bàn tỉnh. Nhà nước cần có sự hỗ trợ để phát triển các mô hình du lịch cộng đồng theo hướng vừa bảo tồn các giá trị văn hóa, vừa đáp ứng các nhu cầu hiện đại của khách du lịch…
Hội thảo đã nhận được gần 90 bài tham luận của các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học, chuyên gia từ các cơ quan, ban, ngành, các công ty, đơn vị lữ hành ở Trung ương và địa phương. Các tham luận cùng ý kiến thảo luận, trao đổi trực tiếp tại hội thảo đã làm sáng rõ hơn một số nội dung:
Một là, khẳng định và làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững của Việt Nam và tỉnh Điện Biên, trong đó nhấn mạnh sự hài hòa của các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa; khẳng định những tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch tỉnh Điện Biên.
Hai là, phân tích, đánh giá sát, đúng thực trạng phát triển du lịch, các yếu tố tác động, những “điểm nghẽn” và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững của tỉnh Điện Biên.
Ba là, thảo luận, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Điện Biên theo hướng nhanh, bền vững từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với chỉ tiêu được đề ra trong Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 7-5/2021, của Tỉnh ủy Điện Biên, “Về phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”./.
Bà Rịa - Vũng Tàu hướng tới phát triển du lịch xanh và bền vững  (01/12/2023)
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững trong bối cảnh mới  (28/08/2023)
Ngành du lịch Hà Nội góp phần khẳng định thương hiệu, hình ảnh quốc gia “an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”  (26/07/2023)
Du lịch Nghệ An: Tầm nhìn và khát vọng phát triển  (15/06/2023)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay