Ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc: Linh hoạt các giải pháp quản lý thu hồi nợ thuế trong bối cảnh dịch bệnh
TCCS - Dự báo tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động tới thu ngân sách nhà nước nói chung và việc đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế nói riêng, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Cục Thuế tỉnh phối hợp với các ngành, địa phương triển khai các giải pháp vừa ưu tiên hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế vừa quyết liệt công tác quản lý thu hồi nợ thuế đối với từng địa bàn, từng nhóm nợ.
Theo số liệu từ Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh phúc, tính đến 15-8-2021, tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt hơn 21.608 tỷ đồng, tăng 30,6% so với cùng kỳ, trong đó, thu nội địa đạt trên 18.380 tỷ đồng, tăng 29,6%. Đặc biệt, dù chịu nhiều tác động từ đại dịch COVID-19 song với số thu đạt trên 12.885 tỷ đồng, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp tục là khối đóng góp chính, chiếm 70% tổng thu nội địa.
Để có được những kết quả này, bên cạnh tập trung tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện hiệu quả các giải pháp cùng cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh nhằm khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời, đẩy mạnh rà soát các đối tượng kê khai, nộp thuế và đôn đốc quyết toán các khoản thu ngân sách trên địa bàn.
Tuy nhiên, để hoàn thành chỉ tiêu đến cuối năm 2021 tỷ lệ nợ thuế giảm xuống dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước, dự báo ngành thuế tỉnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trên thực tế, thời gian qua, cơ quan thuế đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý nợ, cưỡng chế thu hồi nợ thuế song vẫn chưa thể thu đủ số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước, nợ thuế tại hầu hết các huyện, thành phố đều có xu hướng tăng cao.
Ngoài nguyên nhân do một số doanh nghiệp được gia hạn nộp theo Nghị định 52 của Chính phủ, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, rơi vào tình trạng thua lỗ, mất khả năng thanh toán, chưa nộp kịp thời tiền thuế phát sinh mới. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, ngoài số tiền nợ cũ, người chậm nộp thuế còn phải chịu mức phạt 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp khiến tiền nợ tăng lên. Chỉ tính riêng thu thuế sử dụng đất, ngay những tháng đầu năm đã có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định, trong đó có 6 doanh nghiệp lớn với số tiền nợ lên tới gần 452,6 tỷ đồng.
Để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả vừa phát triển kinh tế - xã hội, những tháng còn lại của năm 2021, cùng với tuyên truyền người nộp thuế chấp hành nghiêm chính sách thuế và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh cho người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tăng cường rà soát, đối chiếu, điều chỉnh nợ thuế, xử lý các khoản nợ ảo và điều chỉnh tiền chậm nộp, bảo đảm số liệu của người nợ thuế thống nhất với số liệu nợ cơ quan thuế; theo dõi và xử lý dứt điểm các khoản nợ sai, nợ ảo, nợ chờ xử lý, chờ điều chỉnh đến thời điểm 30-6-2021.
Đồng thời, linh hoạt áp dụng các biện pháp cưỡng chế, như phong tỏa tài khoản, trích tiền từ tài khoản, thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng, nhất là đối với các doanh nghiệp có số nợ lớn, kéo dài, bảo đảm thu nợ thuế đạt kết quả cao nhất.
Ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc sẽ kiên quyết công khai thông tin người nộp thuế trên các phương tiện thông tin đối với các trường hợp có số nợ thuế lớn, đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế nhưng vẫn không nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, tiếp tục triển khai khoanh nợ, xóa nợ theo Nghị quyết số 94 của Quốc hội đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 1-7-2020; triển khai khoanh, xóa nợ đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo Luật Quản lý thuế./.
Thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc: Xây dựng phương án giảng dạy hiệu quả, phù hợp với diễn biến dịch bệnh COVID-19  (27/08/2021)
Tỉnh Vĩnh Phúc: 7 tháng 2021, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 17%  (01/08/2021)
Tỉnh Vĩnh Phúc: Xuất khẩu giữ đà tăng trưởng  (29/06/2021)
Tỉnh Vĩnh Phúc kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch  (28/06/2021)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay