Tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh
Phát hiện nhiều vướng mắc thể chế
Tổ trưởng Tổ công tác Chính phủ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, cho biết tính từ đầu năm tới ngày 31-7, Chính phủ, Thủ tướng đã giao 13.137 nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan, địa phương. Đến nay, các bộ, cơ quan, địa phương đã hoàn thành 7.044 nhiệm vụ. Còn 6.093 nhiệm vụ chưa hoàn thành, trong đó 5.856 nhiệm vụ trong hạn và chỉ có 237 nhiệm vụ quá hạn - chiếm 3,2%.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra tại các bộ, cơ quan, địa phương, Tổ công tác kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương được kiểm tra triển khai ngay một số nhiệm vụ. Trong đó, có nhiều nhiệm vụ mang tính chất tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan, đơn vị, như kiến nghị Bộ Công Thương khẩn trương đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép PVN được sử dụng quỹ tìm kiếm thăm dò, thẩm lượng năm 2017 ở các dự án của PVEP nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí của PVN.
Bộ Tài chính sớm tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét cho cơ chế đặc thù về việc cấp bảo lãnh các khoản vay vốn nước ngoài của dự án đầu tư tổ hợp hóa dầu miền Nam tương ứng với tỷ lệ vốn góp của PVN trong Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn.
Đồng thời đơn giản hóa thủ tục kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư; tiếp tục rà soát các quy định tại Thông tư hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, bảo đảm thuận lợi trong việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương đánh giá, dự báo về phát triển sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có giải pháp tìm đầu ra cho sản phẩm để định hướng việc cho vay của các tổ chức tín dụng; sớm hoàn thiện quy định về thẩm quyền, tŕnh tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để ngân hàng thương mại có thể mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn; sớm hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương chỉ đạo các đơn vị có liên quan đẩy mạnh thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp để tạo điều kiện cho người dân thuận lợi trong việc thế chấp vay vốn ngân hàng, phát triển sản xuất, kinh doanh theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả kiểm tra của Tổ công tác và nỗ lực của các bộ, cơ quan, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ được giao trong điều kiện rất khó khăn, đặc biệt sau khi kiểm tra thì số vốn giải ngân đã tăng mạnh. Thủ tướng nhấn mạnh việc kiểm tra, đôn đốc là hết sức quan trọng trong triển khai các chủ trương, không kiểm tra thì khó thành công.
Thủ tướng giao nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổ công tác tiếp tục kiểm tra quyết liệt, tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ mục tiêu tăng trưởng GDP như giải ngân, kể cả giải ngân ODA, tăng trưởng tín dụng, bán vốn nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, các nhiệm vụ liên quan tới mục tiêu cách mạng công nghiệp 4.0… Mục tiêu là thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật hành chính.
Rà soát hơn 5.000 “giấy phép con”
Về vấn đề điều kiện kinh doanh, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hiện có tổng số 5.719 điều kiện kinh doanh (thường được gọi là giấy phép con). Trong đó, nhiều nhất là Bộ Công Thương có 27 ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý với 1.220 điều kiện kinh doanh. Ít nhất là Bộ Xây dựng cũng có 17 ngành nghề kinh doanh có điều kiện với 106 điều kiện kinh doanh.
Theo ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Chính phủ và các bộ, ngành đã rất nỗ lực trong việc xây dựng danh mục 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định trong Luật Đầu tư. “Tuy nhiên, hiện tại, vẫn còn nhiều điều kiện kinh doanh chưa tuân thủ được các tiêu chí về tính minh bạch, tính thống nhất, tính khả thi và tính hợp lý”, ông Huỳnh nhận định.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết trong nghiên cứu vừa qua, VCCI đã chỉ ra trong số 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong luật, có 16 ngành nghề không cần quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hoặc có phạm vi quá rộng cần điều chỉnh. Như ngành logistic có bao gồm nhiều ngành khác đã được quy định cụ thể nhưng vẫn đưa vào danh mục. Hoặc nhiều ngành từ khâu sản xuất đến phân phối đều yêu cầu giấy phép trong khi chỉ cần tập trung quản lý một khâu nào đó.
VCCI cũng đã lựa chọn 3 nhóm ngành điển hình để rà soát sâu, gồm công thương, giao thông vận tải và khoa học công nghệ. Nhận định được đưa ra là nhiều điều kiện kinh doanh đang can thiệp quá sâu vào thị trường, vào hoạt động của doanh nghiệp.
Chẳng hạn như quy định yêu cầu công ty vận tải phải có kế hoạch kinh doanh được phê duyệt, hoặc việc một công ty hoạt động đại lý tàu biển được yêu cầu phải có phòng, ban pháp chế, hay những yêu cầu bất hợp lý về quy mô cơ sở vật chất, máy móc doanh nghiệp cần trang bị... “Đây không phải là vấn đề của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn thuần chỉ là hoạt động nội bộ của công ty hoặc có những yếu tố thị trường điều tiết được thì nên để nó tự làm vai trò của mình, không nên can thiệp”, ông Trần Hữu Huỳnh nhận định.
Theo ông Trần Hữu Huỳnh, các rà soát này mới chỉ dừng lại ở mức “rà soát tự thân” của VCCI và Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, như báo cáo của VCCI mới làm việc được với 3 bộ, tương ứng rà soát được khoảng 1/4 số điều kiện kinh doanh. “Chúng ta chưa có cuộc rà soát tổng thể, toàn diện, triệt để đối với tất các các điều kiện kinh doanh”. Bên cạnh đó, có những “điều kiện kinh doanh trá hình”, không nằm trong danh mục cũng như ngành nghề cụ thể mà “ẩn” trong những văn bản, quy định với những tên gọi, hình thức khác thì hiện nay chưa rà soát được, ông Huỳnh cho rằng cần lưu ý điều này.
Ông Đậu Anh Tuấn thì quan ngại rằng việc giao cho các bộ, ngành tự rà soát sẽ không hoàn toàn khách quan và không hiệu quả. Cùng với việc các bộ ngành tự rà soát, cần một cơ quan tham mưu độc lập có thể đưa bài toán quản lý so sánh với những trở ngại kinh doanh đối với doanh nghiệp để đề xuất phương án phù hợp nhất.
Ngoài ra, ông Đậu Anh Tuấn đề xuất cần phải có thêm nhiều cuộc thảo luận công khai, tạo cơ hội cho doanh nghiệp-đối tượng chịu tác động trực tiếp của điều kiện kinh doanh được thể hiện quan điểm, phản hồi về những bất cập, khó khăn.
Cũng coi thảo luận công khai là cách tốt để giải quyết vấn đề tồn đọng, ông Trần Hữu Huỳnh cho rằng, các bên liên quan cần ngồi lại với nhau, mời thêm các hiệp hội ngành, hàng, các chuyên gia, nhà khoa học để cùng rà soát, xem xét những kiến nghị và có hành động khẩn trương hơn.
Tại phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh rằng “giấy phép kinh doanh rất nhiều, rất nhiều, người ta kêu nhiều lắm, cần rà lại. Đây cũng là khâu phát sinh nhiều vấn đề phức tạp”.
Theo đề nghị của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương gửi các báo cáo rà soát về điều kiện kinh doanh tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp.
Thủ tướng giao Bộ Tư pháp có ý kiến về danh mục các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác có quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh (nếu có) tại các báo cáo nói trên, gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25-8, trong đó có kiến nghị phương án xử lý cụ thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh./.
Nước Anh sẵn sàng trả tới 40 tỷ euro để rời khỏi EU  (06/08/2017)
Nguyên tắc đồng thuận đã tạo nên bản sắc của khối ASEAN  (06/08/2017)
Giao lưu văn nghệ, thể thao kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ Việt-Lào  (06/08/2017)
Phải phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành tập đoàn lớn, phát triển bền vững  (06/08/2017)
Phải phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành tập đoàn lớn, phát triển bền vững  (06/08/2017)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp xúc song phương tại AMM 50  (06/08/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên