Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 24 đến 30-7-2017)
21:00, ngày 01-08-2017
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1120/QĐ-TTg thành lập Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát triển kinh tế.
Công bố Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035. Theo ông Đặng Huy Cường, quy hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu về lĩnh vực công nghiệp khí trong Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 gắn liền với chiến lược và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu sạch, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính.
Trong quy hoạch này, Chính phủ khẳng định nền công nghiệp khí Việt Nam sẽ được tập trung đầu tư để hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các khâu, từ khai thác-thu gom-vận chuyển-chế biến-dự trữ-phân phối khí và xuất nhập khẩu sản phẩm khí; bảo đảm thu gom 100% sản lượng khí của các lô/mỏ mà PVN và các nhà thầu dầu khí khai thác tại Việt Nam.
Với nguyên tắc phát triển đồng bộ và hiệu quả, ngành công nghiệp khí sẽ phát huy các nguồn lực trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đồng thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên trong nước, triển khai nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) song song với việc thu gom các nguồn khí mới trong nước để bổ sung cho các nguồn khí đang suy giảm, duy trì khả năng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ.
Đặc biệt, quy hoạch cũng định hướng cho việc phát triển lĩnh vực hóa dầu từ khí, tăng cường đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm khí, tạo ra các nguyên, nhiên, vật liệu để phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp trong nước, hướng tới xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập siêu. Ngoài ra, quy hoạch cũng nhấn mạnh việc phát triển thị trường tiêu thụ khí theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, khuyến khích các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào chuỗi giá trị khí từ khâu thượng nguồn, trung nguồn đến hạ nguồn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn cho đất nước và thực hiện chính sách phát triển bền vững.
Là đơn vị trực tiếp sản xuất chế biến và kinh doanh khí tại Việt Nam, Đại diện Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đã đề xuất xây tiến hành dự báo cung-cầu về thị trường khí, kiện toàn cơ sở hạ tầng cung cấp khí, nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách cho giá khí. Bên cạnh đó, thực hiện quản lý đầu tư xây dựng các dự án khí theo mô hình quản lý chuỗi dự án, nhanh chóng phân cấp đầu tư, quản lý đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Thành lập Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1120/QĐ-TTg thành lập Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát triển kinh tế.
Theo danh sách thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ (Tổ Tư vấn kinh tế) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiến sỹ Vũ Viết Ngoạn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia làm tổ trưởng.
Tổ Tư vấn kinh tế gồm 14 thành viên, trong đó có: Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana, Hoa Kỳ; tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; tiến sỹ Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; giáo sư, tiến sỹ Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đức Khương, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Tài chính, Học viện Quản lý và quản trị kinh doanh, Cộng hòa Pháp.
Tổ còn có: Phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Minh Khương, Đại học Quốc gia Singapore; tiến sỹ Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; tiến sỹ Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; phó giáo sư, tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Nhật Bản; Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; ông Bùi Quang Vinh, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tổ Tư vấn kinh tế có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế trong trung hạn và dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm. Bên cạnh đó, Tổ phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các chiến lược, đề án, chính sách phát triển kinh tế; trên cơ sở đó tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời, tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động thất thường của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.
Tổ Tư vấn kinh tế tham gia ý kiến các báo cáo, đề án lớn về kinh tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ Tư vấn kinh tế được chủ động làm việc với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu; được đề nghị các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu; được Văn phòng Chính phủ cung cấp thường xuyên các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.
Tổ Tư vấn kinh tế được hợp tác với các chuyên gia tư vấn, cộng tác viên là các nhà khoa học, nhà kinh tế trong nước và quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cán bộ quản lý đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, các cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.
Thành viên của Tổ Tư vấn kinh tế được mời tham dự các hội nghị, cuộc họp, làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nội dung liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ.
Thủ tướng chỉ đạo rà soát số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc Báo cáo tình hình hoạt động Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty năm 2016 và kế hoạch năm 2017.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao nhiệm vụ quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty mẹ-tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ-công ty con có trách nhiệm kiểm tra, rà soát số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các công ty mẹ-tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ-công ty con năm 2016; tình hình thu, chi quỹ 6 tháng đầu năm 2017 và kế hoạch chi quỹ 6 tháng cuối năm 2017 theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.
Báo cáo số tiền quỹ của tập đoàn, tổng công ty (không bao gồm các tập đoàn, tổng công ty đang trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp năm 2017) dự kiến điều hòa về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, gửi Bộ Tài chính trước ngày 30-9-2017 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đôn đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, thực hiện nghiêm túc việc quản lý, sử dụng và chấp hành nộp báo cáo quỹ (kèm theo xác nhận số dư quỹ của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản của quỹ) theo quy định.
Bộ Tài chính hướng dẫn, đôn đốc, giám sát các bộ, địa phương thực hiện các công việc nêu trên; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chuyển tiền Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các công ty mẹ-tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ-công ty con về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
IMF công bố công cụ hỗ trợ tài chính mới không sử dụng tiền
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 26-7 công bố sẽ triển khai một công cụ mới hỗ trợ chính phủ các nước gặp khó khăn về tài chính, nhưng công cụ này không sử dụng tiền. Hình thức hỗ trợ mới mang tên Công cụ điều phối chính sách phi tài chính (PCI).
Khác với các chương trình tài trợ truyền thống cung cấp cho các nước những khoản cho vay ưu đãi với điều kiện các nước này phải thực hiện những cải cách hà khắc về kinh tế và tài chính, PCI không đặt ra bất cứ tiêu chí nào về các điều kiện bắt buộc đối với các nước cần hỗ trợ mà sẽ chỉ tập trung vào gói chính sách của chính phủ, miễn là các nước này không nợ quá hạn đối với các khoản thanh toán cho IMF.
Theo tuyên bố của IMF, công cụ mới có chức năng như một con dấu phê duyệt chương trình cải cách của chính phủ một nước, nhờ đó nước này sẽ có cơ hội tiếp cận các hình thức tài trợ khác từ các ngân hàng và thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, IMF khẳng định "các chính sách hỗ trợ dựa vào công cụ mới nói trên sẽ phải đáp ứng điều kiện tương tự như đối với khoản vay tiêu chuẩn của IMF".
Tuần trước, IMF đã áp dụng một cơ chế có tác dụng tương tự công cụ mới nói trên đối với Hy Lạp. IMF phê duyệt một khoản cho vay "trên nguyên tắc"1,8 tỷ USD dành cho Hy Lạp, nghĩa là sẽ không giải ngân cho đến khi nước này được các đối tác trong khu vực đồng euro giảm nợ.
Cơ chế này có hiệu quả tương tự PCI, theo đó cho phép Hy Lạp trở lại thị trường trái phiếu và loại bỏ một rào cản lớn trong đàm phán về nợ công với các nước khu vực đồng euro. Cơ chế này đã được IMF áp dụng trong 19 trường hợp vào giai đoạn những năm 1980 đối với các nước như Argentina, Brazil, Mexico and Nam Tư.
Fed quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 1,0-1,25%
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 26-7 đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 1,0-1,25%, đồng thời cho biết vẫn đang tiếp tục theo dõi sát sao tình hình lạm phát.
Tuyên bố kết luận sau 2 ngày họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang, cơ quan hoạch định chính sách của Fed, được đánh giá là không có nhiều khác biệt so với bản tuyên bố hồi tháng Sáu khi Fed quyết định tăng lãi suất.
Fed cho biết tỷ lệ lạm phát của Mỹ hiện vẫn đang ở dưới mức mục tiêu 2% do yếu tố giảm giá ngắn hạn tác động. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng xác nhận kế hoạch giảm khối lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ và các loại chứng khoán được đảm bảo bằng nợ bất động sản.
Fed dự định sẽ tăng dần mức trái phiếu bán ra mỗi tháng nhằm đảm bảo thị trường có thời gian điều chỉnh và thích nghi. Hiện, Fed đang nắm giữ hơn 4.000 tỷ USD các tài sản này, phần lớn được mua sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế giai đoạn 2007-2009 như một biện pháp nhằm bơm tiền vào nền kinh tế.
Hôm 14-6 vừa qua, Fed đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, lên mức 1,0-1,25%, sau khi nhận định nền kinh tế tăng trưởng khiêm tốn, thị trường việc làm tiếp tục được củng cố và lạm phát giảm nhẹ.
Trước đó, Fed đã tăng lãi suất 2 lần vào tháng 12-2016 và tháng 3-2017, trong bối cảnh có tín hiệu lạc quan về những ngày đầu nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, với cam kết cắt giảm thuế, bãi bỏ một số quy định, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng lớn. Tuy nhiên, Fed hiện vẫn chưa đưa ra tín hiệu rõ ràng về đợt tăng lãi suất tiếp theo.
Giới chuyên gia dự báo nhiều khả năng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất cơ bản 3 lần nữa trong năm 2018 và 2019./.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035. Theo ông Đặng Huy Cường, quy hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu về lĩnh vực công nghiệp khí trong Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 gắn liền với chiến lược và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu sạch, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính.
Trong quy hoạch này, Chính phủ khẳng định nền công nghiệp khí Việt Nam sẽ được tập trung đầu tư để hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các khâu, từ khai thác-thu gom-vận chuyển-chế biến-dự trữ-phân phối khí và xuất nhập khẩu sản phẩm khí; bảo đảm thu gom 100% sản lượng khí của các lô/mỏ mà PVN và các nhà thầu dầu khí khai thác tại Việt Nam.
Với nguyên tắc phát triển đồng bộ và hiệu quả, ngành công nghiệp khí sẽ phát huy các nguồn lực trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đồng thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên trong nước, triển khai nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) song song với việc thu gom các nguồn khí mới trong nước để bổ sung cho các nguồn khí đang suy giảm, duy trì khả năng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ.
Đặc biệt, quy hoạch cũng định hướng cho việc phát triển lĩnh vực hóa dầu từ khí, tăng cường đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm khí, tạo ra các nguyên, nhiên, vật liệu để phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp trong nước, hướng tới xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập siêu. Ngoài ra, quy hoạch cũng nhấn mạnh việc phát triển thị trường tiêu thụ khí theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, khuyến khích các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào chuỗi giá trị khí từ khâu thượng nguồn, trung nguồn đến hạ nguồn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn cho đất nước và thực hiện chính sách phát triển bền vững.
Là đơn vị trực tiếp sản xuất chế biến và kinh doanh khí tại Việt Nam, Đại diện Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đã đề xuất xây tiến hành dự báo cung-cầu về thị trường khí, kiện toàn cơ sở hạ tầng cung cấp khí, nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách cho giá khí. Bên cạnh đó, thực hiện quản lý đầu tư xây dựng các dự án khí theo mô hình quản lý chuỗi dự án, nhanh chóng phân cấp đầu tư, quản lý đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Thành lập Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1120/QĐ-TTg thành lập Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát triển kinh tế.
Theo danh sách thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ (Tổ Tư vấn kinh tế) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiến sỹ Vũ Viết Ngoạn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia làm tổ trưởng.
Tổ Tư vấn kinh tế gồm 14 thành viên, trong đó có: Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana, Hoa Kỳ; tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; tiến sỹ Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; giáo sư, tiến sỹ Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đức Khương, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Tài chính, Học viện Quản lý và quản trị kinh doanh, Cộng hòa Pháp.
Tổ còn có: Phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Minh Khương, Đại học Quốc gia Singapore; tiến sỹ Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; tiến sỹ Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; phó giáo sư, tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Nhật Bản; Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; ông Bùi Quang Vinh, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tổ Tư vấn kinh tế có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế trong trung hạn và dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm. Bên cạnh đó, Tổ phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các chiến lược, đề án, chính sách phát triển kinh tế; trên cơ sở đó tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời, tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động thất thường của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.
Tổ Tư vấn kinh tế tham gia ý kiến các báo cáo, đề án lớn về kinh tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ Tư vấn kinh tế được chủ động làm việc với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu; được đề nghị các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu; được Văn phòng Chính phủ cung cấp thường xuyên các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.
Tổ Tư vấn kinh tế được hợp tác với các chuyên gia tư vấn, cộng tác viên là các nhà khoa học, nhà kinh tế trong nước và quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cán bộ quản lý đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, các cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.
Thành viên của Tổ Tư vấn kinh tế được mời tham dự các hội nghị, cuộc họp, làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nội dung liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ.
Thủ tướng chỉ đạo rà soát số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc Báo cáo tình hình hoạt động Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty năm 2016 và kế hoạch năm 2017.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao nhiệm vụ quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty mẹ-tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ-công ty con có trách nhiệm kiểm tra, rà soát số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các công ty mẹ-tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ-công ty con năm 2016; tình hình thu, chi quỹ 6 tháng đầu năm 2017 và kế hoạch chi quỹ 6 tháng cuối năm 2017 theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.
Báo cáo số tiền quỹ của tập đoàn, tổng công ty (không bao gồm các tập đoàn, tổng công ty đang trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp năm 2017) dự kiến điều hòa về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, gửi Bộ Tài chính trước ngày 30-9-2017 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đôn đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, thực hiện nghiêm túc việc quản lý, sử dụng và chấp hành nộp báo cáo quỹ (kèm theo xác nhận số dư quỹ của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản của quỹ) theo quy định.
Bộ Tài chính hướng dẫn, đôn đốc, giám sát các bộ, địa phương thực hiện các công việc nêu trên; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chuyển tiền Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các công ty mẹ-tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ-công ty con về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
IMF công bố công cụ hỗ trợ tài chính mới không sử dụng tiền
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 26-7 công bố sẽ triển khai một công cụ mới hỗ trợ chính phủ các nước gặp khó khăn về tài chính, nhưng công cụ này không sử dụng tiền. Hình thức hỗ trợ mới mang tên Công cụ điều phối chính sách phi tài chính (PCI).
Khác với các chương trình tài trợ truyền thống cung cấp cho các nước những khoản cho vay ưu đãi với điều kiện các nước này phải thực hiện những cải cách hà khắc về kinh tế và tài chính, PCI không đặt ra bất cứ tiêu chí nào về các điều kiện bắt buộc đối với các nước cần hỗ trợ mà sẽ chỉ tập trung vào gói chính sách của chính phủ, miễn là các nước này không nợ quá hạn đối với các khoản thanh toán cho IMF.
Theo tuyên bố của IMF, công cụ mới có chức năng như một con dấu phê duyệt chương trình cải cách của chính phủ một nước, nhờ đó nước này sẽ có cơ hội tiếp cận các hình thức tài trợ khác từ các ngân hàng và thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, IMF khẳng định "các chính sách hỗ trợ dựa vào công cụ mới nói trên sẽ phải đáp ứng điều kiện tương tự như đối với khoản vay tiêu chuẩn của IMF".
Tuần trước, IMF đã áp dụng một cơ chế có tác dụng tương tự công cụ mới nói trên đối với Hy Lạp. IMF phê duyệt một khoản cho vay "trên nguyên tắc"1,8 tỷ USD dành cho Hy Lạp, nghĩa là sẽ không giải ngân cho đến khi nước này được các đối tác trong khu vực đồng euro giảm nợ.
Cơ chế này có hiệu quả tương tự PCI, theo đó cho phép Hy Lạp trở lại thị trường trái phiếu và loại bỏ một rào cản lớn trong đàm phán về nợ công với các nước khu vực đồng euro. Cơ chế này đã được IMF áp dụng trong 19 trường hợp vào giai đoạn những năm 1980 đối với các nước như Argentina, Brazil, Mexico and Nam Tư.
Fed quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 1,0-1,25%
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 26-7 đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 1,0-1,25%, đồng thời cho biết vẫn đang tiếp tục theo dõi sát sao tình hình lạm phát.
Tuyên bố kết luận sau 2 ngày họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang, cơ quan hoạch định chính sách của Fed, được đánh giá là không có nhiều khác biệt so với bản tuyên bố hồi tháng Sáu khi Fed quyết định tăng lãi suất.
Fed cho biết tỷ lệ lạm phát của Mỹ hiện vẫn đang ở dưới mức mục tiêu 2% do yếu tố giảm giá ngắn hạn tác động. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng xác nhận kế hoạch giảm khối lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ và các loại chứng khoán được đảm bảo bằng nợ bất động sản.
Fed dự định sẽ tăng dần mức trái phiếu bán ra mỗi tháng nhằm đảm bảo thị trường có thời gian điều chỉnh và thích nghi. Hiện, Fed đang nắm giữ hơn 4.000 tỷ USD các tài sản này, phần lớn được mua sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế giai đoạn 2007-2009 như một biện pháp nhằm bơm tiền vào nền kinh tế.
Hôm 14-6 vừa qua, Fed đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, lên mức 1,0-1,25%, sau khi nhận định nền kinh tế tăng trưởng khiêm tốn, thị trường việc làm tiếp tục được củng cố và lạm phát giảm nhẹ.
Trước đó, Fed đã tăng lãi suất 2 lần vào tháng 12-2016 và tháng 3-2017, trong bối cảnh có tín hiệu lạc quan về những ngày đầu nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, với cam kết cắt giảm thuế, bãi bỏ một số quy định, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng lớn. Tuy nhiên, Fed hiện vẫn chưa đưa ra tín hiệu rõ ràng về đợt tăng lãi suất tiếp theo.
Giới chuyên gia dự báo nhiều khả năng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất cơ bản 3 lần nữa trong năm 2018 và 2019./.
Phản đối Trung Quốc xây dựng trái phép rạp chiếu phim trên đảo Phú Lâm  (01/08/2017)
Mozambique mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm ứng phó thiên tai  (01/08/2017)
Kiểm tra, giám sát việc xử lý các vụ án tham nhũng tại Kon Tum  (01/08/2017)
Cộng đồng ASEAN: Việt Nam ghi dấu ấn trong sự phát triển của ASEAN  (01/08/2017)
Về quyền có đủ điều kiện sống ở Việt Nam  (01/08/2017)
VietinBank chào đón Thực tập sinh tiềm năng năm 2017  (01/08/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên