Kiên trì và quyết liệt thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát
Diễn biến CPI tháng 8 là
phù hợp quy luật thị trường
Diễn biến CPI tháng 8 được nhiều chuyên gia kinh tế nhìn nhận là phù
hợp quy luật thị trường khi tháng 8 thường là tháng có CPI tăng thấp. Nếu như
CPI tháng 7 bất ngờ tăng cao (1,17%), chủ yếu do một số mặt hàng thực phẩm tăng
giá đột biến thì tháng 8, nhóm hàng thực phẩm này vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc
độ tăng giá đã chậm lại, chỉ tăng ở mức 1,55%, thấp hơn mức tăng 3,2% trong
tháng 7. Tương tự, CPI của nhóm lương thực và nhóm ăn uống ngoài gia đình cũng
tăng thấp hơn so với mức tăng của tháng 7 (tăng 0,46% và 1,59%), khiến CPI
chung của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 8 chỉ tăng 1,35%, trong
khi tháng 7 nhóm hàng này tăng tới 2,12%. Ðây chính là một trong những nguyên
nhân khiến CPI nói chung của tháng 8 tăng thấp bởi nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn
uống chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI. Như vậy, sau nửa năm tích
cực và quyết liệt triển khai Nghị quyết số 11 về kiềm chế lạm phát và ổn định
kinh tế vĩ mô, CPI tháng 8 đã lần đầu tiên về dưới mức tăng 1%.
CPI của tháng 8 đã tăng chậm lại là tín hiệu đáng mừng nhưng chúng ta
không thể chủ quan bởi nếu so với tháng 12-2010 thì CPI đã tăng tới 15,68% và
so với cùng kỳ năm trước CPI tăng tới 23,02%.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, xu thế CPI tăng chậm lại
sẽ được duy trì nếu tiếp tục kiên trì và quyết liệt thực hiện các biện pháp
kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Ðặc biệt là tiếp
tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Ðây là thời điểm các
chính sách này bắt đầu phát huy hiệu quả (sau sáu tháng thực hiện) nên không
thể nới nỏng chính sách tiền tệ, nếu nới lỏng, lạm phát sẽ quay trở lại. Bên
cạnh đó, cũng cần tập trung thực hiện giải pháp ổn định cân đối cung - cầu hàng
hóa để tránh tình trạng thiếu hàng, "sốt" giá.
Tuy
nhiên, nhìn lại một năm, chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kỳ vẫn liên tục gia
tốc tháng sau cao hơn tháng trước. Tính từ thời điểm tháng 8-2010 đến nay, đã
tăng thêm được xấp xỉ 15 điểm phần trăm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8-2011 tại Thành
phố Hồ Chí Minh có mức tăng thấp nhất (0,68%) trong vòng 12 tháng qua. Rõ ràng,
lạm phát tại thị trường Thành
phố Hồ Chí Minh đã được kiềm chế
khá tốt. Đây được coi là điểm sáng
trong bối cảnh chung vẫn còn nhiều lo ngại. Còn CPI tháng 8 tại Hà Nội
vẫn khiến nhiều nhà kinh tế lo ngại khi vẫn đạt mức đỉnh của các tháng 8 trong
vòng 3 năm qua
Kinh tế
- xã hội 8 tháng - những nét cơ bản
Theo ước tính của các
cơ quan chức năng và các chuyên gia, một số ngành, lĩnh vực có tốc độ tăng cao
nhưng cũng có những ngành, lĩnh vực giảm so với cùng kỳ năm trước.
Các ngành, lĩnh vực có tốc độ tăng khá:
- Tăng trưởng kinh tế tiếp tục đạt tốc độ
khá, có những ngành, lĩnh vực còn có xu hướng cao lên. Giá trị sản xuất công
nghiệp tháng 8 tăng tới 18,7% so với cùng kỳ năm trước, đưa tốc độ tăng chung
trong 8 tháng lên cao hơn tốc độ tăng của 7 tháng (17,1% so với 17%). Trong đó,
khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn dẫn đầu tốc độ tăng.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục
tăng cao. Trong tháng 8 có 97 dự án mới được cấp giấy chứng nhận với tổng vốn
đăng ký đạt 733 triệu USD. Tính chung 8 tháng có 814 dự án mới với số vốn đăng
ký đạt 7,1 tỉ USD, tăng 64,6% so với cùng kỳ. Đây là lĩnh vực có tốc độ tăng
hiếm thấy so với cùng kỳ từ năm 1988 tới nay và cũng là tốc độ tăng mà không có
ngành, lĩnh vực nào đạt được trong 8 tháng qua. Nếu kể cả 247 lượt dự án cũ
tăng vốn khoảng trên 1,2 tỉ USD thì tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng
ký đạt trên 8,3 tỉ USD, tăng tới 39,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ
trọng đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp - xây dựng vẫn đạt cao nhất. Lượng vốn
đầu tư vào các vùng trước nay vẫn khó thu hút đầu tư như Thừa Thiên - Huế, Hậu
Giang, Tây Ninh, Thái Bình, Hà
Các ngành, lĩnh vực còn khó khăn:
-
Khu vực nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước và tăng
thấp hơn mục tiêu đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai, dịch bệnh gây tác
động không tốt đến trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
-
Nhập siêu là vấn đề lớn hiện nay. Do nhập khẩu lớn hơn và tăng cao hơn so với
xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (6,4 tỉ USD so
với 2,8 tỉ USD, tức là cao gấp gần 2,3 lần), cả về tỷ lệ nhập siêu (20,5% so
với 12,1%). Mới qua 8 tháng, nhưng mức nhập siêu của Việt
Dự báo những yếu tố gây tăng giá cuối năm
Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), từ nay đến hết
năm, Việt
- Giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng vào dịp cuối năm, cùng với tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng tại nhiều nước sẽ gây tình trạng tăng giá lan tỏa của hàng hóa qua biên giới.
- Nguồn cung thực phẩm chưa thể nhanh chóng phục hồi do cần có độ trễ nhất định để tái sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh. Ngoài ra, lãi suất vay vốn ngân hàng tăng cao cũng đang hạn chế người dân tái phục hồi sản xuất, mở rộng chăn nuôi.
- Lãi suất cho vay hiện nay vẫn ở mức cao, tỷ giá sau một thời gian ổn định có thể tăng nhẹ vào cuối năm khi nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng.
- Tháng 10, Nhà nước thực hiện tăng lương cho người lao động tại các
doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo quy luật hằng năm, những tháng cuối năm, giá cả thường
tăng lên theo nhu cầu thị trường. Chưa kể giá cả trên thị trường thế giới còn
tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ tới giá cả trong nước...
- Việc thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa chắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô có thể gây ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu tăng trưởng, việc làm của dân cư; tuy nhiên, nếu sự thắt chặt đó nếu được nới lỏng từng bước lại rất dễ trở thành căn nguyên để đẩy giá cả trong nước tăng lên khi tương quan và cân đối cung - cầu chưa được duy trì ổn định và bền vững./.
Biểu đồ diễn biến CPI so với tháng trước trong hai năm 2011 và
2008
Tôn vinh các tổ chức Đảng tiêu biểu trong các loại hình doanh nghiệp  (29/08/2011)
IMF: Kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn nguy hiểm  (29/08/2011)
Nhật Bản sắp có thủ tướng mới  (29/08/2011)
Mục lục Chuyên đề cơ sở số 56 (8-2011)  (29/08/2011)
Tôn vinh các tổ chức Đảng tiêu biểu trong các loại hình doanh nghiệp  (28/08/2011)
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam