Vấn đề bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc qua các bài viết, bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
22:55, ngày 07-11-2017
TCCSĐT - Trong các bài phát biểu, các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc ở nước ta, khi nói đến vấn đề dân tộc, Người luôn luôn nhấn mạnh nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc là: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc, nhằm thực hiện các quyền cơ bản của mỗi con người, không phân biệt dân tộc này, dân tộc khác.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc đã trở thành các nguyên tắc cơ bản trong chiến lược thực hiện đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa các dân tộc thành một khối đoàn kết thống nhất, đưa cách mạng nước ta giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây và sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. Việc nghiên cứu, học tập tư tưởng của Người qua các bài phát biểu, bài viết về vấn đề bình đẳng dân tộc; đoàn kết dân tộc và tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc có một ý nghĩa quan trọng đối với mỗi chúng ta, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bình đẳng dân tộc
Hiểu biết sâu sắc tình hình các dân tộc trên thế giới nói chung, các dân tộc phương Đông nói riêng, đặc biệt trong một quốc gia đa dân tộc như ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy rằng: do hậu quả của sự phát triển không đồng đều của các dân tộc trong lịch sử, các dân tộc ở nước ta có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, chính sách dân tộc của phong kiến và nhất là chính sách "chia để trị" của thực dân, đế quốc đã làm rạn nứt mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc nước ta để thực hiện âm mưu, thủ đoạn thâm độc của chúng. Nhằm xóa bỏ tận gốc sự bất bình đẳng dân tộc được giai cấp thống trị duy trì để chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, Người luôn quan tâm đến việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, sự quan tâm của Người được thể hiện trong lời phát biểu tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (ngày 03-12-1945), Người nói: "Anh em thiểu số của chúng ta sẽ được: Dân tộc bình đẳng. Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều lệ cũ, bao nhiêu bất bình (sự không bình đẳng) trước sẽ sửa chữa đi". Thực tế được khẳng định bằng việc bà con các dân tộc thiểu số nước ta tin tưởng tuyệt đối vào chính sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào đã vượt qua mọi gian khổ, hăng hái tham gia cách mạng trong những năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã trở thành căn cứ cách mạng vững chắc bảo vệ Đảng, bảo vệ Bác.
Trong Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 1 nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 18-12-1959, Người nêu rõ: "Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ".
Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi ngày 17-3-1964, Người nhấn mạnh: "Từ ngày cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi, Đảng và Chính phủ đã làm cho gái trai bình quyền, các dân tộc bình đẳng"...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết dân tộc
Cũng như tư tưởng bình đẳng, tư tưởng đoàn kết dân tộc ra đời, bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống đọa đầy của người dân mất nước. Mọi người đều biết chia rẽ dân tộc là quốc sách của giai cấp bóc lột, của chế độ thực dân để duy trì nền thống trị của chúng. Để đập tan chính sách chia để trị của thực dân, những chiến sĩ cách mạng tất yếu phải thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc. Tư tưởng đoàn kết dân tộc của Người bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc thể hiện ở câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thực dân phong kiến chia rẽ chúng ta, nên chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ. Nói chuyện với đồng bào tỉnh Yên Bái, ngày 25-9-1958, Người nêu rõ: "Trước kia bọn thực dân phong kiến chia rẽ chúng ta, chia rẽ các dân tộc để chúng áp bức bóc lột chúng ta. Nay chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ. Ví dụ: 10 dân tộc ở tỉnh nhà như 10 ngón tay. Nếu xòe 10 ngón tay mà bẻ từng ngón, như thế có dễ bẻ không ? Nếu nắm chặt cả 10 ngón tay thì có bẻ được không ? Đó là... tại sao phải đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc".
Ngày 08-5-1959, nói chuyện với nhân dân, bộ đội, cán bộ tại Yên Châu, Sơn La, Người nói: "cũng như một bó que, từng cái một, có thể bẻ gãy. Bây giờ đoàn kết lại thế này, có ai bẻ gãy được không? đồng bào phải đoàn kết chặt chẽ như nắm tay này". Lời kêu gọi của Người về vấn đề đoàn kết dân tộc được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhiều câu nói có sức động viên lớn, lay động con tim hàng triệu người và cho mãi đến hôm nay. Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plây-cu, ngày 09-4-1946, Người viết: "Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt".
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết không phải là thủ đoạn mà đoàn kết thật thà, chân thành, chặt chẽ, đoàn kết không phải là áp đặt, bắt buộc mà phải có dân chủ thật sự, đoàn kết không phải là sách lược, mà là chiến lược, đoàn kết lâu dài.
Tại Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh và Liên Việt ngày 03-3-1951, Người nêu lên khẩu hiệu nổi tiếng :
"Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết
Thành công, Thành công, Đại thành công"
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc
Đưa vấn đề tương trợ giữa các dân tộc lên thành một nguyên tắc của chính sách dân tộc ngang hàng với các nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết là một nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Lại một lần nữa ta thấy tư tưởng này nảy sinh và bắt nguồn từ trái tim và tâm hồn yêu nước, thương nòi của người dân mất độc lập, tự do trong một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Về gốc rễ sâu xa hơn nữa nó bắt nguồn từ dòng chảy của nền văn hóa Việt Nam đầy tính nhân văn cao cả, từ truyền thống giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam.
Đọc bài nói và bài viết của Người, chúng ta thấy cùng với vấn đề về bình đẳng, đoàn kết, vấn đề tương trợ được Người hay nhắc đến hơn cả. Khi Người nói đến tương trợ là toát lên tình thương vô bờ bến đối với nhân dân các dân tộc nước ta. Người nhắc nhở, căn dặn cán bộ Quân, Dân, Chính, Đảng phải luôn thương yêu nhân dân các dân tộc, quan tâm thường xuyên đến đời sống các dân tộc, làm việc gì cũng phải nghĩ đến lợi ích của các dân tộc.
Nói chuyện với cán bộ và học sinh trường Sư phạm miền núi Nghệ An, ngày 09-12-1961, Người căn dặn : "Hồi trước bọn Tây và vua quan phong kiến làm cho các dân tộc thù ghét nhau. Bây giờ các dân tộc đều là anh em cả. Dân tộc nào đông hơn, nhiều người hơn, tiến bộ hơn thì phải giúp đỡ các dân tộc khác để đều tiến bộ như nhau, đều đoàn kết như anh em một nhà".
Trong cuộc trò chuyện với đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang, Người nói: "Bao giờ bọn giặc Pháp không trở lại được nữa, đồng bào Kinh sẽ được rảnh rang giúp đồng bào Thổ, Mán nhiều hơn. Chính phủ cũng sẽ giúp cho đồng bào Thổ, Mán như sẽ giúp cho các dân tộc nhỏ khác được có đủ ruộng làm, đủ trâu bò cày...". Trong vấn đề tương trợ, không chỉ dân tộc đa số giúp đỡ dân tộc thiểu số mà ngược lại các dân tộc thiểu số đã giúp đỡ tận tình dân tộc đa số, vì vậy trong bài nói chuyện kể trên, Người đã nói: "Bây giờ, nước ta được độc lập, tôi thay mặt đồng bào Kinh cám ơn anh chị em".
Khi thăm và làm việc với đồng bào và cán bộ tỉnh Cao Bằng ngày 21-02-1961, Người nói: "Đồng bào các dân tộc không phân biệt lớn nhỏ, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng nhau xây dựng tổ quốc chung xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc ấm no".
Thông qua những bài viết, bài nói chuyện của Người, tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc vừa được trình bày tóm lược ở trên là một thể thống nhất, không thể tách rời, gắn bó quan hệ hữu cơ với nhau. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, về bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc không phải hình thành ngay một lúc, mà trải qua một quá trình được bổ sung, hoàn thiện, nâng cao để ngày nay trở thành một bộ phận cấu thành, một nét độc đáo vào bậc nhất trong di sản tư tưởng mà Người để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần nghiên cứu, vận dụng thực hiện để tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt trong thời kỳ mở cửa, hội quốc tế ở nước ta hiện nay./.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bình đẳng dân tộc
Hiểu biết sâu sắc tình hình các dân tộc trên thế giới nói chung, các dân tộc phương Đông nói riêng, đặc biệt trong một quốc gia đa dân tộc như ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy rằng: do hậu quả của sự phát triển không đồng đều của các dân tộc trong lịch sử, các dân tộc ở nước ta có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, chính sách dân tộc của phong kiến và nhất là chính sách "chia để trị" của thực dân, đế quốc đã làm rạn nứt mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc nước ta để thực hiện âm mưu, thủ đoạn thâm độc của chúng. Nhằm xóa bỏ tận gốc sự bất bình đẳng dân tộc được giai cấp thống trị duy trì để chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, Người luôn quan tâm đến việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, sự quan tâm của Người được thể hiện trong lời phát biểu tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (ngày 03-12-1945), Người nói: "Anh em thiểu số của chúng ta sẽ được: Dân tộc bình đẳng. Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều lệ cũ, bao nhiêu bất bình (sự không bình đẳng) trước sẽ sửa chữa đi". Thực tế được khẳng định bằng việc bà con các dân tộc thiểu số nước ta tin tưởng tuyệt đối vào chính sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào đã vượt qua mọi gian khổ, hăng hái tham gia cách mạng trong những năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã trở thành căn cứ cách mạng vững chắc bảo vệ Đảng, bảo vệ Bác.
Trong Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 1 nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 18-12-1959, Người nêu rõ: "Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ".
Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi ngày 17-3-1964, Người nhấn mạnh: "Từ ngày cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi, Đảng và Chính phủ đã làm cho gái trai bình quyền, các dân tộc bình đẳng"...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết dân tộc
Cũng như tư tưởng bình đẳng, tư tưởng đoàn kết dân tộc ra đời, bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống đọa đầy của người dân mất nước. Mọi người đều biết chia rẽ dân tộc là quốc sách của giai cấp bóc lột, của chế độ thực dân để duy trì nền thống trị của chúng. Để đập tan chính sách chia để trị của thực dân, những chiến sĩ cách mạng tất yếu phải thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc. Tư tưởng đoàn kết dân tộc của Người bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc thể hiện ở câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thực dân phong kiến chia rẽ chúng ta, nên chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ. Nói chuyện với đồng bào tỉnh Yên Bái, ngày 25-9-1958, Người nêu rõ: "Trước kia bọn thực dân phong kiến chia rẽ chúng ta, chia rẽ các dân tộc để chúng áp bức bóc lột chúng ta. Nay chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ. Ví dụ: 10 dân tộc ở tỉnh nhà như 10 ngón tay. Nếu xòe 10 ngón tay mà bẻ từng ngón, như thế có dễ bẻ không ? Nếu nắm chặt cả 10 ngón tay thì có bẻ được không ? Đó là... tại sao phải đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc".
Ngày 08-5-1959, nói chuyện với nhân dân, bộ đội, cán bộ tại Yên Châu, Sơn La, Người nói: "cũng như một bó que, từng cái một, có thể bẻ gãy. Bây giờ đoàn kết lại thế này, có ai bẻ gãy được không? đồng bào phải đoàn kết chặt chẽ như nắm tay này". Lời kêu gọi của Người về vấn đề đoàn kết dân tộc được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhiều câu nói có sức động viên lớn, lay động con tim hàng triệu người và cho mãi đến hôm nay. Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plây-cu, ngày 09-4-1946, Người viết: "Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt".
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết không phải là thủ đoạn mà đoàn kết thật thà, chân thành, chặt chẽ, đoàn kết không phải là áp đặt, bắt buộc mà phải có dân chủ thật sự, đoàn kết không phải là sách lược, mà là chiến lược, đoàn kết lâu dài.
Tại Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh và Liên Việt ngày 03-3-1951, Người nêu lên khẩu hiệu nổi tiếng :
"Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết
Thành công, Thành công, Đại thành công"
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc
Đưa vấn đề tương trợ giữa các dân tộc lên thành một nguyên tắc của chính sách dân tộc ngang hàng với các nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết là một nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Lại một lần nữa ta thấy tư tưởng này nảy sinh và bắt nguồn từ trái tim và tâm hồn yêu nước, thương nòi của người dân mất độc lập, tự do trong một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Về gốc rễ sâu xa hơn nữa nó bắt nguồn từ dòng chảy của nền văn hóa Việt Nam đầy tính nhân văn cao cả, từ truyền thống giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam.
Đọc bài nói và bài viết của Người, chúng ta thấy cùng với vấn đề về bình đẳng, đoàn kết, vấn đề tương trợ được Người hay nhắc đến hơn cả. Khi Người nói đến tương trợ là toát lên tình thương vô bờ bến đối với nhân dân các dân tộc nước ta. Người nhắc nhở, căn dặn cán bộ Quân, Dân, Chính, Đảng phải luôn thương yêu nhân dân các dân tộc, quan tâm thường xuyên đến đời sống các dân tộc, làm việc gì cũng phải nghĩ đến lợi ích của các dân tộc.
Nói chuyện với cán bộ và học sinh trường Sư phạm miền núi Nghệ An, ngày 09-12-1961, Người căn dặn : "Hồi trước bọn Tây và vua quan phong kiến làm cho các dân tộc thù ghét nhau. Bây giờ các dân tộc đều là anh em cả. Dân tộc nào đông hơn, nhiều người hơn, tiến bộ hơn thì phải giúp đỡ các dân tộc khác để đều tiến bộ như nhau, đều đoàn kết như anh em một nhà".
Trong cuộc trò chuyện với đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang, Người nói: "Bao giờ bọn giặc Pháp không trở lại được nữa, đồng bào Kinh sẽ được rảnh rang giúp đồng bào Thổ, Mán nhiều hơn. Chính phủ cũng sẽ giúp cho đồng bào Thổ, Mán như sẽ giúp cho các dân tộc nhỏ khác được có đủ ruộng làm, đủ trâu bò cày...". Trong vấn đề tương trợ, không chỉ dân tộc đa số giúp đỡ dân tộc thiểu số mà ngược lại các dân tộc thiểu số đã giúp đỡ tận tình dân tộc đa số, vì vậy trong bài nói chuyện kể trên, Người đã nói: "Bây giờ, nước ta được độc lập, tôi thay mặt đồng bào Kinh cám ơn anh chị em".
Khi thăm và làm việc với đồng bào và cán bộ tỉnh Cao Bằng ngày 21-02-1961, Người nói: "Đồng bào các dân tộc không phân biệt lớn nhỏ, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng nhau xây dựng tổ quốc chung xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc ấm no".
Thông qua những bài viết, bài nói chuyện của Người, tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc vừa được trình bày tóm lược ở trên là một thể thống nhất, không thể tách rời, gắn bó quan hệ hữu cơ với nhau. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, về bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc không phải hình thành ngay một lúc, mà trải qua một quá trình được bổ sung, hoàn thiện, nâng cao để ngày nay trở thành một bộ phận cấu thành, một nét độc đáo vào bậc nhất trong di sản tư tưởng mà Người để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần nghiên cứu, vận dụng thực hiện để tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt trong thời kỳ mở cửa, hội quốc tế ở nước ta hiện nay./.
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 30-10 đến ngày 05-11-2017)  (07/11/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 30-10 đến 05-11-2017)  (07/11/2017)
Việt Nam hội nhập, năng động đổi mới, phát triển toàn diện  (07/11/2017)
Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam và New Zealand  (07/11/2017)
- Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm