Về tư tưởng, phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
20:44, ngày 19-07-2013
TCCSĐT - Phong cách Hồ Chí Minh là hình thức biểu hiện tập trung, rõ nét nhất của đạo đức và là một bộ phận quan trọng trong di sản tư tưởng vô giá mà Người để lại cho chúng ta. Phong cách của Người không chỉ là bài học, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách người cán bộ cách mạng mà còn bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Điểm nổi bật nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phong cách quần chúng. Phong cách (tác phong) quần chúng được thể hiện trong sự sâu sát, tin yêu và tôn trọng con người, lắng nghe ý kiến, giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của nhân dân và sửa chữa khuyết điểm của mình.
Tư tưởng, phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng như truyền thống của dân tộc. Bởi vì, quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử và cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. “Đẩy thuyền là dân thì lật thuyền cũng là dân”…; Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức thì giặc phải thua... Đó là sự tổng kết, một bài học kinh nghiệm lớn của dân tộc Việt Nam, với chủ trương dựa vào dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước…
Về sức mạnh của nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy sức mạnh và sự sáng tạo vô cùng to lớn của nhân dân, Người cho rằng “Trên bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” và "Nước lấy dân làm gốc", "gốc có vững, cây mới bền; xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân"… Người có lòng tin tuyệt đối với quần chúng, nhân dân. Người thường nói: dân ta rất thông minh, biết giải quyết mọi công việc một cách nhanh chóng mà nhiều cán bộ nghĩ mãi không ra… Nếu lãnh đạo khéo thì việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm được. Đây là sự tổng kết thực tiễn cách mạng rất sâu sắc. Người từng nói: dễ mười phần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Vì vậy, Người luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng nhân dân, và coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Với phong cách quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện bằng tác phong luôn sâu sát quần chúng nhân dân, lắng nghe tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân và tìm cách đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm. Người luôn tâm niệm “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính sự ham muốn tột bậc đó đã tạo nên tình yêu nước, thương dân không bờ bến. Trong suốt cuộc đời, Người làm việc không giây phút nào nghỉ ngơi cũng là vì sự ham muốn tột bậc đó. Chính nhờ sự “ham muốn tột bậc” đó là một điểm tựa vững chắc để Người có được một nghị lực phi thường để vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng cả bệnh tật để làm việc không ngừng nghỉ cho dân, cho nước. Trái tim của Người bao giờ cũng hòa nhịp đập với đồng bào bị áp bức đau khổ, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân… Người nói: cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó… Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân. Và cho đến giây phút cuối cùng, trong Di chúc Người viết: “suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Những tư tưởng trên đã chứng minh một cách hùng hồn bằng cả cuộc đời hoạt động của mình, Người luôn quan tâm đến hạnh phúc của nhân dân.
Với nhân dân, đời sống là rất quan trọng, bởi vậy Người luôn căn dặn mọi cán bộ, đảng viên phải luôn luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân, Người tâm niệm: Nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, dân vẫn cứ chết đói, chết rét thì độc lập ấy chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy, ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ mục tiêu của nước ta là: “1. Làm cho dân có ăn. 2. Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 4. Làm cho dân có học hành”. Người còn nói: chúng ta đã hi sinh phấn đấu để giành độc lập. Chúng ta đã tranh được rồi... Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ…
Về mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối và trong mối quan hệ đó Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên không bao giờ được quên “dân là chủ”, còn cán bộ là “công bộc của nhân dân”.
Người thấy được một triết lý sâu xa rằng: cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc đều do mồ hôi, nước mắt của dân mà ra, nên chúng ta phải đền bù xứng đáng cho dân. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải nhiệt tình hăng hái, sâu sát nhân dân, gương mẫu, dám chịu trách nhiệm trước dân cả về lời nói và việc làm; phải luôn quyết tâm, bền bỉ, chịu đựng gian khổ, quan tâm và tìm mọi cách giải quyết kịp thời, hiệu quả đáp ứng những nhu cầu thiết thực, chính đáng, hợp pháp mà nhân dân đặt ra, kể cả chấp nhận sự hy sinh để bảo vệ dân, phấn đấu vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Người nêu rõ: nhiệm vụ của Chính quyền và Đoàn thể ta là phụng sự nhân dân. Nghĩa là làm đày tớ cho dân. Chủ tịch Hồ Chủ tịch luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên cần phải thấm nhuần và thực hiện tốt quan điểm đó. Người nói đã phụng sự nhân dân, thì phải phụng sự cho ra trò. Nghĩa là việc gì lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân, thì phải hết sức tránh. Đó là trách nhiệm của tất cả cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước, làm được như vậy mới xứng đáng là công bộc của nhân dân. Nhưng mặt khác cũng cần vận động, thuyết phục nhân dân, phải hiểu và làm cho dân hiểu: lợi ích tạm thời và lợi ích riêng, phải phục tùng lợi ích lâu dài và lợi ích chung. Lợi ích địa phương phải phục tùng lợi ích toàn quốc, toàn dân tộc. Muốn làm được như vậy, thì mỗi cán bộ chính quyền và đoàn thể cần phải: 1. Luôn luôn gần gũi nhân dân; 2. Ra sức nghe ngóng và hiểu biết nhân dân; 3. Học hỏi nhân dân; 4. Lãnh đạo nhân dân bằng cách tuyên truyền, giải thích, cổ động, giáo dục, tổ chức nhân dân, dựa vào nhân dân để thực hiện nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Bốn điều ấy cần phải đi song song với nhau. Vì không gần gũi dân thì không hiểu biết dân. Không hiểu biết dân thì không học hỏi được những kinh nghiệm và sáng kiến của dân. Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân.
Người thường xuyên căn dặn các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên phải coi trọng mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, phải thể hiện tinh thần phụ trách trước nhân dân. Người cho rằng: bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc đều vì lợi ích của quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không phù hợp với quần chúng, thì ta phải bỏ hoặc sửa lại… Vì nước ta là nước dân chủ; Bao nhiêu lợi ích đều vì dân; Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Với quan niệm trên, trong chế độ mới, giá trị cao nhất của độc lập dân tộc là đem lại quyền làm chủ thực sự cho người dân, phải trao lại cho dân mọi quyền hành. Dân là chủ, nghĩa là trong xã hội nhân dân là người chủ của nước và nước là của dân. Các cơ quan Đảng và Nhà nước là tổ chức được dân ủy thác làm công bộc phục vụ cho nhân dân. Người đã viết thật sâu sắc “Người xưa nói: quan là công bộc của dân, ta cũng có thể nói: Chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu cầu tự do hạnh phúc cho mọi người, bao giờ cũng phải đặt quyền lợi nhân dân lên trên hết thảy. Người thường nhấn mạnh: Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta. Từ đó Người nêu ra tư tưởng, quan điểm chỉ đạo về công tác vận động nhân dân: trọng dân, gần dân, hiểu dân và học dân…
Về tấm gương gần dân
Phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lần nữa đã khẳng định tư tưởng, tấm gương đạo đức "suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân". Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực thực hiện triệt để những điều đã nói và viết.
Ngay từ khi còn hoạt động cách mạng, lúc bí mật cho đến khi đã trở thành Chủ tịch nước, Người luôn gần gũi nhân dân vẫn không khác già Thu ở Pắc Bó, như ông Ké ở Việt Bắc. Dù bận nhiều việc lớn của Đảng và Nhà nước, nhưng Bác vẫn thường xuyên đi thăm các cơ sở, đến các đơn vị vũ trang nhân dân thuộc đủ các binh chủng, quân chủng để thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ. Bác đã đến các công trường, xí nghiệp, nông trường, hợp tác xã, bệnh viện, trường học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo và nhiều nơi ở của công nhân, cán bộ bình thường để nắm tình hình, động viên, khuyến khích mọi người cố gắng làm tốt các công việc được giao. Dấu chân của Người đã để lại ở nhiều địa phương, từ trung du đến đồng bằng, từ miền núi đến miền duyên hải và các đảo xa rất sâu đậm. Theo thống kê chưa thật đầy đủ, chỉ tính trong vòng 10 năm (từ năm 1955 đến năm 1965), không quản tuổi cao, sức yếu, công việc bộn bề nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã thực hiện trên dưới 700 chuyến thăm các địa phương, đến với nhân dân để thăm hỏi đồng bào chiến sĩ, xem xét tình hình, kiểm tra công việc. Tính ra mỗi năm có hơn 60 lượt Người đi xuống cơ sở để gặp gỡ nhân dân. Đó là một kỷ lục khó ai có thể vượt qua, nhất là đối với một lãnh tụ, một Chủ tịch nước ở tuổi thất thập.
Cách mạng tháng Tám vừa mới thành công, với bao khó khăn chồng chất “ tình thế như ngàn cân treo sợi tóc”, mặc dù rất bận trên cương vị Chủ tịch nước nhưng hằng ngày Người vẫn giành thời gian tiếp khách, có cả khách quốc tế nhưng nhiều nhất vẫn là khách trong nước. Nhiều buổi thấy Bác mệt, có lần anh em đề nghị với Bác bớt những cuộc gặp gỡ, Người nói: Chính quyền ta mới thành lập, đồng bào, cán bộ có nhiều điều muốn biết cần hỏi. Đây cũng là dịp để ta nói rõ chủ trương, chính sách của Chính phủ, của đoàn thể cho mọi người. Ta không nên để đồng bào cảm thấy gặp những người trong Chính phủ bây giờ cũng khó khăn như đến cửa quan ngày trước.
Mọi nghi thức đối với Người hình như đều trở nên không cần thiết. Khi về thăm lại Pắc Pó (Cao Bằng), thấy tỉnh tổ chức đón tiếp, Bác nói: "Tôi về thăm nhà mà sao phải đón tôi". Lần Bác về Hải Hưng tham gia chống hạn với nông dân, các đồng chí trong tỉnh tổ chức đón Bác long trọng. Người không hài lòng, phê bình ngay: "Bác về là đi chống hạn chứ có phải đi chơi đâu mà đón tiếp". Bác ăn mặc quần áo giản dị như một lão nông thực sự, cùng đào đất, tát nước với nhân dân… Người gặp gỡ bà con nông dân xã Xuân Phương (Từ liêm - Hà Nội) ngay trên đồng ruộng, Người bỏ dép, sắn quần, lội ruộng nước đến tận nơi bà con đang cầy cấy, để thăm hỏi, nói chuyện với mọi người như một lão nông quen thuộc việc đồng áng.
Và tinh thần nghiêm túc tự phê bình, nhận khuyết điểm trước nhân dân
Với phong cách quần chúng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện bằng tác phong luôn sâu sát quần chúng nhân dân, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm của mình.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với sự ủng hộ và nỗ lực phấn đấu của toàn dân, đất nước ta đã đạt được những kết quả nhất định nhưng cũng còn nhiều yếu kém và hạn chế trong công việc. Người đã tự phê bình trước nhân dân: Nhờ sức đoàn kết của toàn dân mà chúng ta tranh được quyền độc lập. Nhưng Chính phủ vừa ra đời thì liền gặp những hoàn cảnh khó khăn. Trước hoàn cảnh khó khăn đó, đồng bào đã cố gắng, người giúp sức, kẻ giúp tiền. Còn tôi thì lo lắng đêm ngày để làm tròn nhiệm vụ của mình, sao cho khỏi phụ lòng đồng bào toàn quốc. Chỉ vì tôi tài hèn, đức mọn, cho nên chưa làm đầy đủ những sự mong muốn của đồng bào… Chính phủ do tôi đứng đầu, chưa làm việc gì đáng kể cho nhân dân. Tuy nhiều người trong ban hành chính làm việc tốt và thanh liêm, song cái tệ tham ô, tham nhũng chưa quét sạch. Tuy Chính phủ ra sức sửa sang, song nhiều nơi chính trị vẫn chưa vào lề lối. Có thể nói rằng, những khuyết điểm đó là vì thời gian còn ngắn ngủi, vì nước ta còn mới, hoặc vì lẽ này, lẽ khác. Nhưng tôi phải nói thật, những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm kể trên là lỗi tại tôi. Từ nay, tôi mong đồng bào ra sức giúp tôi sửa chữa những khuyết điểm đó bằng nhiều cách, trước hết là bằng cách thi hành cho đúng và triệt để những mệnh lệnh của Chính phủ.
Đối với Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện tự phê bình và phê bình “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Người cho rằng: một đảng mà dấu diếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một đảng có gan nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính và sẽ được nhân dân tin yêu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã hóa thân một cách toàn vẹn vào trong nhân dân. Người thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí để không ngừng thực hành dân chủ của nhân dân. Nhân dân Việt Nam từ người già đến trẻ thuộc mọi tầng lớp, dân tộc dù ở trong nước hay đang sinh sống tại nước ngoài thuộc mọi thế hệ đều gọi Người hai tiếng thật gần gũi, thân thương “Bác Hồ”.
Với phong cách quần chúng, tác phong gần dân, Người đến với mọi người một cách rất tự nhiên và bình dị. Tác phong đó đã làm cho vị lãnh tụ và quần chúng dễ dàng hòa nhập với nhau trong sự đồng cảm sâu sắc, tạo nên sức hút kỳ lạ. Vì vậy, mọi người có thể nói hết những trăn trở, suy nghĩ của mình với Người. Qua đó, Người có thể hiểu được thực tế cuộc sống của nhân dân để đưa ra những chủ trương đúng đắn hợp với lòng dân, tạo nên sự phát triển của đất nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện đường lối đổi mới và Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới". /.
Tư tưởng, phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng như truyền thống của dân tộc. Bởi vì, quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử và cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. “Đẩy thuyền là dân thì lật thuyền cũng là dân”…; Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức thì giặc phải thua... Đó là sự tổng kết, một bài học kinh nghiệm lớn của dân tộc Việt Nam, với chủ trương dựa vào dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước…
Về sức mạnh của nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy sức mạnh và sự sáng tạo vô cùng to lớn của nhân dân, Người cho rằng “Trên bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” và "Nước lấy dân làm gốc", "gốc có vững, cây mới bền; xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân"… Người có lòng tin tuyệt đối với quần chúng, nhân dân. Người thường nói: dân ta rất thông minh, biết giải quyết mọi công việc một cách nhanh chóng mà nhiều cán bộ nghĩ mãi không ra… Nếu lãnh đạo khéo thì việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm được. Đây là sự tổng kết thực tiễn cách mạng rất sâu sắc. Người từng nói: dễ mười phần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Vì vậy, Người luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng nhân dân, và coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Với phong cách quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện bằng tác phong luôn sâu sát quần chúng nhân dân, lắng nghe tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân và tìm cách đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm. Người luôn tâm niệm “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính sự ham muốn tột bậc đó đã tạo nên tình yêu nước, thương dân không bờ bến. Trong suốt cuộc đời, Người làm việc không giây phút nào nghỉ ngơi cũng là vì sự ham muốn tột bậc đó. Chính nhờ sự “ham muốn tột bậc” đó là một điểm tựa vững chắc để Người có được một nghị lực phi thường để vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng cả bệnh tật để làm việc không ngừng nghỉ cho dân, cho nước. Trái tim của Người bao giờ cũng hòa nhịp đập với đồng bào bị áp bức đau khổ, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân… Người nói: cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó… Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân. Và cho đến giây phút cuối cùng, trong Di chúc Người viết: “suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Những tư tưởng trên đã chứng minh một cách hùng hồn bằng cả cuộc đời hoạt động của mình, Người luôn quan tâm đến hạnh phúc của nhân dân.
Với nhân dân, đời sống là rất quan trọng, bởi vậy Người luôn căn dặn mọi cán bộ, đảng viên phải luôn luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân, Người tâm niệm: Nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, dân vẫn cứ chết đói, chết rét thì độc lập ấy chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy, ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ mục tiêu của nước ta là: “1. Làm cho dân có ăn. 2. Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 4. Làm cho dân có học hành”. Người còn nói: chúng ta đã hi sinh phấn đấu để giành độc lập. Chúng ta đã tranh được rồi... Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ…
Về mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối và trong mối quan hệ đó Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên không bao giờ được quên “dân là chủ”, còn cán bộ là “công bộc của nhân dân”.
Người thấy được một triết lý sâu xa rằng: cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc đều do mồ hôi, nước mắt của dân mà ra, nên chúng ta phải đền bù xứng đáng cho dân. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải nhiệt tình hăng hái, sâu sát nhân dân, gương mẫu, dám chịu trách nhiệm trước dân cả về lời nói và việc làm; phải luôn quyết tâm, bền bỉ, chịu đựng gian khổ, quan tâm và tìm mọi cách giải quyết kịp thời, hiệu quả đáp ứng những nhu cầu thiết thực, chính đáng, hợp pháp mà nhân dân đặt ra, kể cả chấp nhận sự hy sinh để bảo vệ dân, phấn đấu vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Người nêu rõ: nhiệm vụ của Chính quyền và Đoàn thể ta là phụng sự nhân dân. Nghĩa là làm đày tớ cho dân. Chủ tịch Hồ Chủ tịch luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên cần phải thấm nhuần và thực hiện tốt quan điểm đó. Người nói đã phụng sự nhân dân, thì phải phụng sự cho ra trò. Nghĩa là việc gì lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân, thì phải hết sức tránh. Đó là trách nhiệm của tất cả cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước, làm được như vậy mới xứng đáng là công bộc của nhân dân. Nhưng mặt khác cũng cần vận động, thuyết phục nhân dân, phải hiểu và làm cho dân hiểu: lợi ích tạm thời và lợi ích riêng, phải phục tùng lợi ích lâu dài và lợi ích chung. Lợi ích địa phương phải phục tùng lợi ích toàn quốc, toàn dân tộc. Muốn làm được như vậy, thì mỗi cán bộ chính quyền và đoàn thể cần phải: 1. Luôn luôn gần gũi nhân dân; 2. Ra sức nghe ngóng và hiểu biết nhân dân; 3. Học hỏi nhân dân; 4. Lãnh đạo nhân dân bằng cách tuyên truyền, giải thích, cổ động, giáo dục, tổ chức nhân dân, dựa vào nhân dân để thực hiện nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Bốn điều ấy cần phải đi song song với nhau. Vì không gần gũi dân thì không hiểu biết dân. Không hiểu biết dân thì không học hỏi được những kinh nghiệm và sáng kiến của dân. Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân.
Người thường xuyên căn dặn các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên phải coi trọng mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, phải thể hiện tinh thần phụ trách trước nhân dân. Người cho rằng: bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc đều vì lợi ích của quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không phù hợp với quần chúng, thì ta phải bỏ hoặc sửa lại… Vì nước ta là nước dân chủ; Bao nhiêu lợi ích đều vì dân; Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Với quan niệm trên, trong chế độ mới, giá trị cao nhất của độc lập dân tộc là đem lại quyền làm chủ thực sự cho người dân, phải trao lại cho dân mọi quyền hành. Dân là chủ, nghĩa là trong xã hội nhân dân là người chủ của nước và nước là của dân. Các cơ quan Đảng và Nhà nước là tổ chức được dân ủy thác làm công bộc phục vụ cho nhân dân. Người đã viết thật sâu sắc “Người xưa nói: quan là công bộc của dân, ta cũng có thể nói: Chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu cầu tự do hạnh phúc cho mọi người, bao giờ cũng phải đặt quyền lợi nhân dân lên trên hết thảy. Người thường nhấn mạnh: Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta. Từ đó Người nêu ra tư tưởng, quan điểm chỉ đạo về công tác vận động nhân dân: trọng dân, gần dân, hiểu dân và học dân…
Về tấm gương gần dân
Phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lần nữa đã khẳng định tư tưởng, tấm gương đạo đức "suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân". Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực thực hiện triệt để những điều đã nói và viết.
Ngay từ khi còn hoạt động cách mạng, lúc bí mật cho đến khi đã trở thành Chủ tịch nước, Người luôn gần gũi nhân dân vẫn không khác già Thu ở Pắc Bó, như ông Ké ở Việt Bắc. Dù bận nhiều việc lớn của Đảng và Nhà nước, nhưng Bác vẫn thường xuyên đi thăm các cơ sở, đến các đơn vị vũ trang nhân dân thuộc đủ các binh chủng, quân chủng để thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ. Bác đã đến các công trường, xí nghiệp, nông trường, hợp tác xã, bệnh viện, trường học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo và nhiều nơi ở của công nhân, cán bộ bình thường để nắm tình hình, động viên, khuyến khích mọi người cố gắng làm tốt các công việc được giao. Dấu chân của Người đã để lại ở nhiều địa phương, từ trung du đến đồng bằng, từ miền núi đến miền duyên hải và các đảo xa rất sâu đậm. Theo thống kê chưa thật đầy đủ, chỉ tính trong vòng 10 năm (từ năm 1955 đến năm 1965), không quản tuổi cao, sức yếu, công việc bộn bề nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã thực hiện trên dưới 700 chuyến thăm các địa phương, đến với nhân dân để thăm hỏi đồng bào chiến sĩ, xem xét tình hình, kiểm tra công việc. Tính ra mỗi năm có hơn 60 lượt Người đi xuống cơ sở để gặp gỡ nhân dân. Đó là một kỷ lục khó ai có thể vượt qua, nhất là đối với một lãnh tụ, một Chủ tịch nước ở tuổi thất thập.
Cách mạng tháng Tám vừa mới thành công, với bao khó khăn chồng chất “ tình thế như ngàn cân treo sợi tóc”, mặc dù rất bận trên cương vị Chủ tịch nước nhưng hằng ngày Người vẫn giành thời gian tiếp khách, có cả khách quốc tế nhưng nhiều nhất vẫn là khách trong nước. Nhiều buổi thấy Bác mệt, có lần anh em đề nghị với Bác bớt những cuộc gặp gỡ, Người nói: Chính quyền ta mới thành lập, đồng bào, cán bộ có nhiều điều muốn biết cần hỏi. Đây cũng là dịp để ta nói rõ chủ trương, chính sách của Chính phủ, của đoàn thể cho mọi người. Ta không nên để đồng bào cảm thấy gặp những người trong Chính phủ bây giờ cũng khó khăn như đến cửa quan ngày trước.
Mọi nghi thức đối với Người hình như đều trở nên không cần thiết. Khi về thăm lại Pắc Pó (Cao Bằng), thấy tỉnh tổ chức đón tiếp, Bác nói: "Tôi về thăm nhà mà sao phải đón tôi". Lần Bác về Hải Hưng tham gia chống hạn với nông dân, các đồng chí trong tỉnh tổ chức đón Bác long trọng. Người không hài lòng, phê bình ngay: "Bác về là đi chống hạn chứ có phải đi chơi đâu mà đón tiếp". Bác ăn mặc quần áo giản dị như một lão nông thực sự, cùng đào đất, tát nước với nhân dân… Người gặp gỡ bà con nông dân xã Xuân Phương (Từ liêm - Hà Nội) ngay trên đồng ruộng, Người bỏ dép, sắn quần, lội ruộng nước đến tận nơi bà con đang cầy cấy, để thăm hỏi, nói chuyện với mọi người như một lão nông quen thuộc việc đồng áng.
Và tinh thần nghiêm túc tự phê bình, nhận khuyết điểm trước nhân dân
Với phong cách quần chúng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện bằng tác phong luôn sâu sát quần chúng nhân dân, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm của mình.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với sự ủng hộ và nỗ lực phấn đấu của toàn dân, đất nước ta đã đạt được những kết quả nhất định nhưng cũng còn nhiều yếu kém và hạn chế trong công việc. Người đã tự phê bình trước nhân dân: Nhờ sức đoàn kết của toàn dân mà chúng ta tranh được quyền độc lập. Nhưng Chính phủ vừa ra đời thì liền gặp những hoàn cảnh khó khăn. Trước hoàn cảnh khó khăn đó, đồng bào đã cố gắng, người giúp sức, kẻ giúp tiền. Còn tôi thì lo lắng đêm ngày để làm tròn nhiệm vụ của mình, sao cho khỏi phụ lòng đồng bào toàn quốc. Chỉ vì tôi tài hèn, đức mọn, cho nên chưa làm đầy đủ những sự mong muốn của đồng bào… Chính phủ do tôi đứng đầu, chưa làm việc gì đáng kể cho nhân dân. Tuy nhiều người trong ban hành chính làm việc tốt và thanh liêm, song cái tệ tham ô, tham nhũng chưa quét sạch. Tuy Chính phủ ra sức sửa sang, song nhiều nơi chính trị vẫn chưa vào lề lối. Có thể nói rằng, những khuyết điểm đó là vì thời gian còn ngắn ngủi, vì nước ta còn mới, hoặc vì lẽ này, lẽ khác. Nhưng tôi phải nói thật, những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm kể trên là lỗi tại tôi. Từ nay, tôi mong đồng bào ra sức giúp tôi sửa chữa những khuyết điểm đó bằng nhiều cách, trước hết là bằng cách thi hành cho đúng và triệt để những mệnh lệnh của Chính phủ.
Đối với Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện tự phê bình và phê bình “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Người cho rằng: một đảng mà dấu diếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một đảng có gan nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính và sẽ được nhân dân tin yêu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã hóa thân một cách toàn vẹn vào trong nhân dân. Người thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí để không ngừng thực hành dân chủ của nhân dân. Nhân dân Việt Nam từ người già đến trẻ thuộc mọi tầng lớp, dân tộc dù ở trong nước hay đang sinh sống tại nước ngoài thuộc mọi thế hệ đều gọi Người hai tiếng thật gần gũi, thân thương “Bác Hồ”.
Với phong cách quần chúng, tác phong gần dân, Người đến với mọi người một cách rất tự nhiên và bình dị. Tác phong đó đã làm cho vị lãnh tụ và quần chúng dễ dàng hòa nhập với nhau trong sự đồng cảm sâu sắc, tạo nên sức hút kỳ lạ. Vì vậy, mọi người có thể nói hết những trăn trở, suy nghĩ của mình với Người. Qua đó, Người có thể hiểu được thực tế cuộc sống của nhân dân để đưa ra những chủ trương đúng đắn hợp với lòng dân, tạo nên sự phát triển của đất nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện đường lối đổi mới và Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới". /.
V.I. Lê-nin với vấn đề bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa  (19/07/2013)
Tổng quan kinh tế 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2013  (19/07/2013)
Khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam  (19/07/2013)
Ô-xtrây-li-a: người dân cảm thấy hạnh phúc nhất  (19/07/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên