Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến với lãnh đạo cấp cao Mông Cổ, tham dự Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ năm 2024
TCCS - Ngày 30-9-2024, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Mông Cổ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrain Oyun-Erdene; hội kiến Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ Dashzegve Amarbayasgalan; tham dự Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ năm 2024.
* Tại cuộc hội kiến với Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrain Oyun-Erdene, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Mông Cổ; vui mừng về việc hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Mông Cổ lần này.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục tăng cường tin cậy chính trị thông qua duy trì hoạt động trao đổi đoàn cấp cao và các cấp với nhiều hình thức linh hoạt; đẩy mạnh hợp tác thực chất, cùng có lợi, qua đó tạo bước chuyển biến về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; phát huy hơn nữa vai trò cơ chế Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ, góp phần thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả lĩnh vực kinh tế hai nước; tích cực tổ chức và vận động các doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương tại mỗi nước, qua đó thúc đẩy hợp tác thương mại tăng trưởng ổn định; đẩy mạnh giao lưu nhân dân, văn hóa, giáo dục giữa hai nước; thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực lao động, khoa học - công nghệ, thông tin và truyền thông.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là coi trọng quan hệ hợp tác với Mông Cổ và mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ngày càng thực chất, hiệu quả và lâu dài, phù hợp với lợi ích, tiềm năng và nhu cầu hợp tác của cả hai nước. Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam cảm ơn Chính phủ và Nhân dân Mông Cổ đã hỗ trợ 200.000 USD cho người dân miền Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) vừa qua.
Thủ tướng Oyun-Erdene mong muốn tăng cường và mở rộng hợp tác hơn nữa với Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - thương mại, giáo dục, khoa học - công nghệ, giao thông vận tải, logistics, văn hóa, thể thao, du lịch và giao lưu nhân dân, cũng như tại các diễn đàn, cơ chế đa phương tương xứng với quan hệ đối tác toàn diện.
* Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ Dashzegve Amarbayasgalan. Tại buổi hội kiến, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ vui mừng được thăm lại đất nước Mông Cổ tươi đẹp, thanh bình và giàu lòng mến khách trên cương vị mới và vào thời điểm quan hệ hai nước đang phát triển hết sức tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực; chuyển lời thăm hỏi của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và lời mời Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ thăm Việt Nam; nhấn mạnh Việt Nam luôn ghi nhớ, trân trọng những tình cảm, sự giúp đỡ quý báu mà Nhà nước và nhân dân Mông Cổ đã dành cho Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay; đánh giá cao Mông Cổ luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam và coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước trong 70 năm qua, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy phát triển quan hệ với Mông Cổ trên tất cả các lĩnh vực, phù hợp với lợi ích, tiềm năng và nhu cầu của hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Amarbayasgalan hoan nghênh chuyến thăm cấp nhà nước tới Mông Cổ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường hợp tác và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ “Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ” mà Tổng thống Ukhnaagiin Khurelsukh và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tuyên bố nhân dịp chuyến thăm lần này; khẳng định đây sẽ là cơ sở để thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Hai bên nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả, toàn diện các nội dung Thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Quốc hội hai nước năm 2018; phát huy vai trò của cơ quan lập pháp hai bên trong việc rà soát, giám sát triển khai các thỏa thuận hợp tác ký kết giữa hai nước; đẩy mạnh hợp tác, giao lưu Quốc hội hai nước, tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, giao lưu giữa các nghị sĩ, nghị sĩ trẻ; phát huy vai trò cầu nối của các Nhóm nghị sĩ hữu nghị mỗi nước; đồng thời thúc đẩy phối hợp tham vấn và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn liên nghị viện, như Liên minh nghị viện thế giới (IPU), Liên minh nghị viện Á-Âu (ASEP), Diễn đàn nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Liên minh nghị viện châu Á (AIPO); trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm…
* Cùng ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam - Mông Cổ đã dự Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ năm 2024. Tham dự chương trình có đại diện các bộ, ngành Mông Cổ, đại sứ, đại diện đại sứ quán các nước tại Mông Cổ, đông đảo công chúng và cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ.
Sau lễ khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước và khán giả đã thưởng thức Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Sắc Việt” do Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam trình diễn. Bằng các nhạc cụ truyền thống, tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam, được hòa âm phối khí theo phong cách hiện đại, các tiết mục nghệ thuật giới thiệu hình ảnh Việt Nam hòa bình, ổn định, giàu tiềm năng phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế; thể hiện niềm tự hào về vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; nâng cao các giá trị văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam "hiếu khách, thuận hòa và tình nghĩa".
Trước đó, tại sảnh Nhà hát, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước và khán giả đã tham quan không gian triển lãm, trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh ấn tượng về các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa tại Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là di sản thế giới, cùng với một số loại hình, danh hiệu được UNESCO công nhận, đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam… Các di sản thể hiện sự kết nối hài hòa giữa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc với bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế.
Với không gian văn hóa đặc sắc, bằng ngôn ngữ của nghệ thuật và từ nghệ thuật, Ngày văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ diễn ra từ ngày 30-9-2024 đến ngày 2-10-2024 giới thiệu, quảng bá tới công chúng Mông Cổ và bạn bè quốc tế hình ảnh đất nước Việt Nam an toàn, thân thiện, hiền hòa, mến khách, hội nhập và phát triển, có tài nguyên văn hóa đa dạng và đặc sắc, tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú.
Sau lễ khai mạc, các hoạt động văn hóa Việt Nam tiếp tục được tổ chức tại Quảng trường Sukhbaatar để phục vụ công chúng. Ngày Văn hóa Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Mông Cổ đóng góp quan trọng vào việc tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa nhân dân hai nước, tiếp tục góp phần phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Mông Cổ trong thời gian tới./.
Hà Phương (tổng hợp)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến lãnh đạo Đảng, Nhà nước Cuba  (27/09/2024)
Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm  (27/09/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez thăm Đặc khu phát triển Mariel  (27/09/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp, làm việc với một số lãnh đạo tổ chức quốc tế, tập đoàn kinh tế, thượng nghị sĩ của Hoa Kỳ  (26/09/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden  (26/09/2024)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển