Năm 2008, 88% doanh nghiệp nhà nước được kiểm toán kinh doanh có lãi
TCCSĐT - Mặc dù chịu tác động của suy giảm kinh tế nhưng 88% (161/163) doanh nghiệp nhà nước được kiểm toán kinh doanh vẫn có lãi; tổng lợi nhuận trước thuế của 20 tổng công ty đạt 16.626 tỉ đồng... Đó là số liệu được nêu trong Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2009 về niên độ ngân sách năm 2008 do Kiểm tóan Nhà nước công bố tại cuộc họp báo sáng nay, 29-7, tại Hà Nội.
Thực hiện kế hoạch kiểm toán năm 2009, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán báo cáo quyết toán của 21 bộ, cơ quan Trung ương; 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 22 dự án đầu tư, chương trình Mục tiêu quốc gia; 05 chuyên đề; 14 đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng - an ninh; tỉnh ủy 06 tỉnh; 31 tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các tổ chức tài chính ngân hàng; kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trình bày tóm tắt Kết quả kiểm toán năm 2009 và Báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2008, ông Lê Minh Khái, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, qua kết quả kiểm toán tại các doanh nghiệp nhà nước, trong năm 2008, mặc dù chịu tác động của suy giảm kinh tế nhưng 88% (161/163) doanh nghiệp được kiểm toán kinh doanh vẫn có lãi. Kết quả đó đã đóng góp quan trọng vào phát triển và giữ ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội; đại bộ phận các doanh nghiệp đã bảo toàn và phát triển vốn. Tổng lợi nhuận trước thuế của 20 tổng công ty đạt 16.626 tỉ đồng, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu, thu nhập thuần bình quân đạt 11,14%, trên vốn chủ sở hữu: 32,14%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân: 23,87%. Có 12/20 tổng công ty có kết quả kinh doanh cao hơn năm 2007.
Kết quả kiểm toán cũng cho thấy, báo cáo tài chính năm 2008 của phần lớn các tổng công ty đã phản ánh đúng đắn tình hình tài chính của doanh nghiệp; công tác quản lý tài chính cơ bản tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Trong thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nhìn chung các doanh nghiệp đã kê khai và nộp thuế theo quy định.
Tuy nhiên, những sai sót được phát hiện qua kiểm toán vẫn còn không ít. Cụ thể là:
Do công tác hạch toán kế toán còn sai sót nên sau kiểm toán phải điều chỉnh: tăng tổng tài sản, nguồn vốn: 190 tỉ đồng; giảm tổng doanh thu - thu nhập thuần: 6.215 tỉ đồng; giảm tổng chi phí : 7.021 tỉ đồng, tăng lợi nhuận trước thuế: 805,6 tỉ đồng; tăng thuế và các khoản còn phải nộp ngân sách nhà nước: 536,5 tỉ đồng.
Trong quản lý tài chính, tỷ lệ đối chiếu nợ ở nhiều doanh nghiệp vẫn thấp, các khoản phải thu khó đòi tồn đọng nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm... Đặc biệt, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhiều khoản thu khách hàng, thu nội bộ, tạm ứng quyết toán, lưu trữ hồ sơ không đầy đủ và khó có khả năng thu hồi. Đây thực chất là những khoản lỗ tiềm ẩn trong tương lai. Cũng trong lĩnh vực xây dựng, còn có nhiều doanh nghiệp phản ánh chưa đúng doanh thu, chi phí.
Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân của 20 tổng công ty được kiểm toán, tính đến thời điểm 31-12-2008, là 1,8 lần; một số đơn vị hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn chiếm dụng, vốn vay nên tình hình tài chính thiếu ổn định.
Một điểm nữa là, hầu hết các đơn vị được kiểm toán đều xác định, kê khai thiếu thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 548 tỉ đồng.
Việc quản lý tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp còn hạn chế, một số đơn vị khi đầu tư không nghiên cứu kỹ công nghệ và nhu cầu sử dụng nên hiệu quả thấp.
Trong quản lý đất đai và bất động sản, hiện tại các tổng công ty đang quản lý, sử dụng số lượng lớn cơ sở, diện tích nhà đất, nhưng nhiều diện tích nhà đất chưa được các địa phương ký hợp đồng cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc quản lý, theo dõi quỹ đất hiện sử dụng không chính xác, bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích... nên hiệu quả sử dụng hạn chế./.
Tích tụ ruộng đất hợp lý để công nghiệp hóa nông nghiệp  (29/07/2010)
Bộ Giáo dục và Đào tạo có 50 đơn vị sự nghiệp trực thuộc  (29/07/2010)
Bộ Giáo dục và Đào tạo phân công lại công tác của lãnh đạo Bộ  (29/07/2010)
Hội thảo khoa học "Nguyễn Lương Bằng - Tiểu sử"  (29/07/2010)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 126 (30-7 -2010)  (29/07/2010)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên