Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt kiều bào tiêu biểu dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4
TCCS - Ngày 23-8-2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đoàn đại biểu kiều bào tiêu biểu nhân dịp về nước dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4, dự Diễn đàn Trí thức và Chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Cùng dự buổi gặp mặt có đồng chí: Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Mai Văn Chính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà; đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, cùng 60 kiều bào tiêu biểu, đại diện cho hơn 400 đại biểu kiều bào từ 42 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tại cuộc gặp mặt, đại diện các kiều bào đều bày tỏ vinh dự và cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dành thời gian tiếp đoàn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với kiều bào. Đại diện các kiều bào cũng nêu những ý kiến, đánh giá, nhận xét, kiến nghị, đề xuất một số vấn đề liên quan kiều bào ta ở nước ngoài.
Tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhiệt liệt chào mừng các đại biểu, khách quý cùng toàn thể bà con có mặt trong buổi gặp mặt; đồng thời gửi lời thăm hỏi chân tình, những tình cảm thân thương và lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các đại biểu tham dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4, cũng như tới những người con yêu dấu của Tổ quốc đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài.
Thông tin về tình hình đất nước với kiều bào, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, đất nước qua gần 40 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới; quy mô nền kinh tế đứng hàng 40 thế giới; kim ngạch xuất nhập khẩu đứng tốp 20 thế giới; vai trò, vị thế ngày càng được củng cố.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định, đạt được những thành tựu, kết quả nêu trên, trước hết là do ý Đảng hợp với lòng dân, sự chung sức, đồng lòng nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó có những đóng góp quý báu của kiều bào ta ở nước ngoài. Đoàn kết, xu thế hướng về đất nước của động đồng người Việt Nam ở nước ngoài thể hiện mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực từ đầu tư - kinh doanh, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo đến văn hóa - xã hội, thể thao... Kiều hối, đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài đã góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân trong nước. Nhiều chuyên gia, trí thức kiều bào đã có những đóng góp quan trọng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao công nghệ, thể hiện qua những dự án cũng như những ý kiến đóng góp cho đất nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, đất nước đang tập trung dồn lực, “bứt tốc” để phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra; đồng thời chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, dấu mốc quan trọng, mốc son của thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Qua đó phấn đấu sớm hoàn thành các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và để đạt được mục tiêu đó, sự đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng.
Khẳng định Đảng, Nhà nước luôn xác định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn 6 triệu đồng bào ta ở nước ngoài sẽ muôn người như một, cùng một niềm tin, ý chí, nỗ lực hướng tới thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc như Bác Hồ đã nói với bà con kiều bào khi Người thăm Pháp năm 1946: “Mỗi kiều bào phải là một Đại sứ nhân dân của Việt Nam, thi đua phấn đấu, cùng nhau góp sức vào sự nghiệp chung của cả dân tộc”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi các chuyên gia, trí thức, nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài, những người có điều kiện tiếp cận nhanh nhất với công nghệ hiện đại, tri thức tiến bộ, tiếp tục đem trí tuệ, kinh nghiệm, tri thức của mình để hiến kế xây dựng, phát triển quê hương đất nước; mong các bà con không chỉ về nước đầu tư mà còn phát huy mạnh mẽ vai trò cầu nối mang hàng hóa, thương hiệu Việt ra khắp thế giới; quảng bá bản sắc văn hóa Việt Nam, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta với bạn bè quốc tế.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng mong muốn bà con hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách”, luôn giữ gìn truyền thống “Nhiễu điều phủ lấy giá gương; Người trong một nước phải thương nhau cùng” để chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nêu cao tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, đất nước; xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng lớn mạnh, tích cực đóng góp cho nước sở tại nơi bà con cư trú và đồng hành cùng dân tộc trong thời gian tới, nhất là giai đoạn then chốt hướng tới các mục tiêu 2030 và 2045 của đất nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tin tưởng rằng, đồng bào ta dù ở bất cứ nơi đâu, cuộc sống thuận lợi hay khó khăn, nhưng trong trái tim vẫn luôn ấm nồng tình yêu quê hương, đất nước và luôn nhớ rằng: “Tiếng Việt là hồn của dân tộc. Dù sống xa quê hương, bà con cần giữ gìn tiếng Việt, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc để con cháu không quên cội nguồn” như Bác Hồ từng căn dặn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước luôn chào đón, tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài về nước thăm thân, du lịch, đầu tư sản xuất, kinh doanh; hết sức cầu thị, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, tiếp thu ý kiến đóng góp, hiến kế xây dựng đất nước của bà con. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, thời gian tới, Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực quý báu của kiều bào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, đẩy mạnh hợp tác với các nước để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn, hội nhập và phát triển mạnh trong đời sống xã hội nước sở tại./.
Trung Duy (tổng hợp)
Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 40 năm đổi mới ở Việt Nam  (23/08/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị về Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050  (23/08/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam  (23/08/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì công bố các quyết định của Bộ Chính trị về điều động, phân công cán bộ  (21/08/2024)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm