Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp phiên thứ hai Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng
TCCS - Ngày 21-8-2024, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng chủ trì họp phiên thứ hai Tiểu ban Nhân sự.
Tham dự phiên họp có thành viên Tiểu ban, gồm các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú và các thành viên Tổ giúp việc của Tiểu ban Nhân sự.
Phiên họp thứ hai cho ý kiến đối với: Dự thảo Báo cáo tổng kết nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và xây dựng phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV; dự thảo tờ trình Bộ Chính trị tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV; dự thảo phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV để trình xin ý kiến Bộ Chính trị trước khi lấy ý kiến góp ý của cấp ủy, tổ chức, cơ quan theo quy định.
Sau khi các đồng chí trong Tiểu ban thảo luận, cho ý kiến về nội dung trong dự thảo các văn bản trình ra tại phiên họp, phát biểu kết luận, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, tiếp tục quán triệt sâu sắc, thống nhất nhận thức về vị trí, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác cán bộ và việc chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng; kế thừa tư tưởng, định hướng lớn và cụ thể của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Trưởng Tiểu ban Nhân sự tại phiên họp thứ nhất. Đặc biệt, phải lấy kết quả tổng kết nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII để làm cơ sở quan trọng xây dựng phương hướng nhân sự Đại hội XIV của Đảng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu, công tác nhân sự Đại hội Đảng phải làm khẩn trương, thận trọng, phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phải bảo đảm duy trì vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Nhân sự được xem xét lựa chọn phải là cán bộ có năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn, có uy tín trong dân, trong Đảng. Quá trình chuẩn bị nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên, liên tục, chặt chẽ, dân chủ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, tổ chức đảng; phải đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết.
Nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự là đặc biệt quan trọng, khó khăn, nhạy cảm, cùng với Tiểu ban Văn kiện và các tiểu ban khác quyết định thành công của Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý các thành viên Tiểu ban tiếp tục dành nhiều thời gian để chỉ đạo, cho ý kiến về các công việc quan trọng của Tiểu ban./.
Hà Phương (tổng hợp)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, làm việc và hội kiến với lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc  (20/08/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc  (19/08/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024)  (18/08/2024)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam