Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
TCCS - Ngày 17-8-2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, nhất là về sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu 7 tháng của năm 2024, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.
Dự buổi làm việc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và Hà Nội.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành và thành phố Hà Nội thảo luận đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giải đáp, trao đổi làm rõ nội dung mà thành phố đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ bày tỏ ấn tượng với Hà Nội về sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng theo tinh thần “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt” mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nêu và với phương châm “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ người dân, doanh nghiệp”.
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô đã nỗ lực, đạt kết quả nổi bật với các điểm sáng. Kinh tế tiếp tục phục hồi và phát triển khá; thể chế, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục hoàn thiện, phát triển; huy động và phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội. Thu ngân sách nhà nước được tăng cường; đầu tư công được tập trung triển khai, cơ bản khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải. Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số được quan tâm đẩy mạnh. Phát huy giá trị văn hóa và con người Hà Nội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm, phúc lợi xã hội được nâng cao. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; quan hệ đối ngoại, hội nhập, hợp tác phát triển thiết thực và hiệu quả.
Chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức về tốc độ tăng GRDP, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, phát huy và phát triển văn hóa, kỷ cương hành chính, quản lý cư trú, quản lý người nước ngoài, quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự... của thành phố, Thủ tướng Chính phủ cho biết, thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Do đó, nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề, nhưng cũng hết sức vẻ vang, đặc biệt là đối với Thủ đô Hà Nội.
Quán triệt quan điểm phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Thủ đô Hà Nội” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khoẻ cả về vật chất và tinh thần”, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành phố tiếp tục rà soát, kết quả thực hiện các mục tiêu, nhất là chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy ngày 9-8-2024 vừa qua; bám sát phương châm “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” để có những giải pháp đột phá, hiệu quả hơn nữa với “quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm” và phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách niệm, rõ thời gian, rõ tiến độ, rõ sản phẩm”.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hà Nội tập trung vào 5 trọng tâm: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, huy động mọi nguồn lực phát triển Thủ đô; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; bảo đảm an sinh xã hội, môi trường; phát triển văn hóa ngang tầm với truyền thống lịch sử văn hóa hào hùng, văn hiến của Hà Nội.
Chỉ rõ, phải thực hiện 10 nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, nhất là kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ. Đồng thời, Hà Nội tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, lập nghiệp, sử dụng hiệu quả thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng thành phố thông minh; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đặc biệt là chỉ số hài lòng của người dân. Cùng với đó là giải quyết các vấn đề hạ tầng đô thị như giao thông, y tế, giáo dục, xã hội, môi trường, an sinh xã hội; quan tâm phát triển y tế, giáo dục, không để xảy ra thiếu thuốc, vật tư y tế, không tăng giá sách giáo khoa.
Hà Nội phải tiếp tục thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; rà soát các nhiệm vụ về văn hóa, thể thao xứng tầm Thủ đô ngàn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người. Đồng thời tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đoàn kết nhất trí, chung sức đồng lòng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; tập trung xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật để triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi); đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phục vụ cho phát triển; bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn, an dân; đẩy mạnh kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối với các đề xuất, kiến nghị của Hà Nội, đều là những đề xuất chính đáng, xuất phát từ thực tế, Thủ tướng Chính phủ cơ bản nhất trí xem xét, giải quyết, yêu cầu Văn phòng Chính phủ tổng hợp, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan giải quyết với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ tiến độ, rõ sản phẩm”, báo cáo các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực quyết định.
* Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 4 để rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch; đánh giá khó khăn, thách thức, vướng mắc để xác định phương hướng, giải pháp khắc phục, triển khai hiệu quả quy hoạch vùng với mục tiêu đưa kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững.
Dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành trung ương; lãnh đạo của 11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng gồm: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng; các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội  (15/08/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra công tác tu bổ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2024  (13/08/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh với tinh thần “6 tiên phong”  (11/08/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Thành ủy Hà Nội  (10/08/2024)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên