Trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Sáng ngày 25-3, Phiên họp thứ 7, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XII khai mạc tại Hà Nội. Điểm nổi bật bắt đầu từ phiên họp này là Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức thí điểm hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn một số Bộ trưởng, thành viên Chính phủ. Để chuẩn bị cho hoạt động chất vấn dự kiến vào ngày 28 tháng 3 năm 2008, tính đến trung tuần tháng 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được 31 chất vấn của 13 đại biểu ở 12 Đoàn đại biểu Quốc hội. Văn phòng Quốc hội đã tiếp nhận, phân loại và tổng hợp chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Nội dung chất vấn tập trung vào một số vấn đề sau:
- Những giải pháp của Chính phủ để ngăn chặn và hạn chế tình trạng nhiều trang web “đen”, mang nội dung xấu đang tồn tại trên mạng internet.
- Giải pháp thiết thực để giải quyết tình trạng vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng đối với các dự án xây dựng, nhất là trong việc quy định giá đền bù.
- Các giải pháp khả thi, cụ thể để ổn định giá tiêu dùng và chống lạm phát.
- Lộ trình và giải pháp chiến lược để bảo đảm an ninh năng lượng và tăng cường sự chủ động trong vấn đề này.
- Những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và cải cách hành chính để tăng cường niềm tin trong nhân dân.
- Tình trạng chậm tiến độ trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, (không đạt mục tiêu đề ra). Giải pháp của Chính phủ để quản lý quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đạt mục tiêu đề ra là chuyển quyền làm chủ từ nhà nước sang người lao động.
- Giải pháp của Chính phủ trong việc quản lý chặt chẽ hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tránh tình trạng một số tập đoàn đem vốn nhà nước đầu tư cho tập đoàn để đầu tư sang lĩnh vực khác, chưa tập trung đầu tư ngành nghề chủ đạo.
- Nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (12,63%), giải pháp để ổn định giá tiêu dùng và chống lạm phát, đảm bảo đời sống ổn định cho nhân dân.
- Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và công tác cải cách hành chính để tạo niềm tin trong nhân dân.
- Giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong năm 2008 và những năm tiếp theo.
- Sự bất cập trong công tác cử tuyển (chỉ tiêu cử tuyển, ngành nghề cử tuyển...).
- Sự bất hợp lý trong việc quy định chuẩn nghèo tại quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08-7-2005 của Thủ tướng chính phủ. Việc quy định chuẩn nghèo như Quyết định trên không còn phù hợp với thực tế hiện nay, đặc biệt là chuẩn nghèo lại được áp dụng cho cả giai đoạn 2006-2010.
- Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ lao động, Thương binh và Xã hội trong việc tham mưu với Chính phủ ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh quy định về quản lý lao động làm thuê tại gia đình để tránh tình trạng ngược đãi, lợi dụng người lao động.
- Công tác quản lý Dự án giao thông thủy lợi ở công tác quản lý Dự án giao thông, thuỷ lợi Ô Môn - Xà No. Đây là dự án lớn, liên quan đến nhiều tỉnh, đã được thi công nhiều năm qua, song tiến độ còn chậm, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân, gây bức xúc trong dư luận. Đề nghị Bộ trưởng cho biết ai thi công và trực tiếp quản lý, tiến độ hoàn thành và hiệu quả sử dụng công trình này. Giải pháp giải quyết vấn đề này.
- Tình trạng giá các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao, gây khó khăn cho bà con nông dân trong quá trình sản xuất; biện pháp khắc phục.
- Vấn đề trợ cấp cho người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên theo Nghị định số 67 ngày 13-4-2007 của Chính phủ.
- Giải pháp của Bộ Tài chính trong công tác quản lý và điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa, tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp sau khi cổ phần đã chuyển mục đích sử dụng đất… mang lại lợi ích cho số ít người.
- Tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trung ương.
- Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc quản lý báo chí thời gian qua, gây nên tình trạng đưa tin không đúng sự thật hoặc trái với quy định của pháp luật; trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc tổ chức thực hiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý báo chí.
- Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an trong việc chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành phát huy vai trò chủ động của cơ quan Thường trực phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm ở các cấp, nhằm phát động nhân dân từ cơ sở phát hiện, tố giác, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trong cộng đồng dân cư, từng bước khắc phục tình trạng “người ngay sợ kẻ gian”.
- Thực trạng năng lực, trình độ của đội ngũ thẩm phán; việc giải quyết một số vụ án cụ thể; thực trạng năng lực, trình độ của đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên...
Trên cơ sở nội dung, tính chất các chất vấn và thời gian 1 ngày mà Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến dành cho hoạt động chất vấn, phiên chất vấn sẽ được tiến hành với phần chất vấn và trả lời chất vấn của hai bộ trưởng: Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trả lời về nguyên nhân giá cả tăng cao và các giải pháp kiềm chế lạm phát, giải pháp vĩ mô trong công tác quản lý hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát trả lời chất vấn về tình trạng giá các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao, việc thi công, quản lý dự án giao thông, thuỷ lợi Ô Môn - Xà No…
Các chất vấn còn lại sẽ tiếp tục được trả lời ở các phiên sau và tại kỳ họp của Quốc hội.
Mục lục và tóm tắt Chuyên đề cơ sở số 15 (3-2008)  (27/03/2008)
Luật Thủ tục hành chính: Khâu đột phá về cải cách thủ tục hành chính  (27/03/2008)
Luật Thủ tục hành chính: Khâu đột phá về cải cách thủ tục hành chính  (27/03/2008)
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 22,7%  (27/03/2008)
Lồng ghép các nội dung nghị quyết với nội dung Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  (27/03/2008)
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội quý I năm 2008  (27/03/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên