HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Trần Thanh Huyền - Bộ đội Hải quân "làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"

Quân chủng Hải quân thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với 5 nội dung xuyên suốt là: Yêu nước gắn với yêu biển, tàu, đảo, đài trạm, gắn bó với đơn vị; đoàn kết, chủ động, sáng tạo nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, học tập, lao động sản xuất; đoàn kết dân chủ, kỷ luật, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí và bảo đảm an toàn; gắn bó với nhân dân, giúp đỡ nhân dân.

TIÊU ĐIỂM: XÂY DỰNG, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Đặng Ngọc Tùng - Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước

Doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp ngày càng đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế này chính là góp phần quan trọng vào xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Hoàng Ngọc Thanh - Chăm lo đời sống công nhân và người lao động

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28-1-2008, Hội nghị Trung ương 6, khóa X và Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Công đoàn các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm trước công nhân, viên chức, người lao động. Hầu hết, các hoạt động của tổ chức công đoàn đều hướng về cơ sở, vì cơ sở, tại cơ sở, khơi dậy nguồn lực sáng tạo từ cơ sở, với trọng tâm thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.

DIỄN ĐÀN CƠ SỞ

*** Đại diện Công đoàn tham gia Hội đồng quản trị: Quy định đúng, nhưng triển khai vẫn... giậm chân tại chỗ

Vai trò còn mờ nhạt trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động đang tồn tại ở không ít tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp. Góp phần khắc phục nhược điểm trên, Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc cho Công đoàn tại các doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa được mua khoảng 5% cổ phần ưu đãi để có đại diện tham gia Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, để quy định trên đi vào cuộc sống, còn nhiều khó khăn phải tháo gỡ.

Phóng viên Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở trao đổi với Tiến sĩ Đặng Quang Điều, ủy viên Đoàn Chủ tịch, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện một số tổ chức công đoàn cơ sở về vấn đề trên.

Quang Điều - Khó khăn về nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất

Nhu cầu về nhà ở của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay là rất lớn. An cư mới lạc nghiệp, mặc dù vậy, đòi hỏi chính đáng này của người lao động mới chỉ được đáp ứng một phần rất nhỏ so với nhu cầu thực tế.

Hữu Hạnh - Đổi mới các chính sách hỗ trợ - động lực phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 8-2010, cả nước có hơn 500.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập và đang hoạt động (chưa tính 3,7 triệu hộ kinh doanh), với tổng vốn đăng ký gần 2.514 tỉ đồng (khoảng 130 tỉ USD). Trong đó, số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%, thu hút trên 50,1% tổng số lao động và đóng góp trên 40% GDP hằng năm của cả nước.

Hồ Cao Việt - Chuyển dịch lao động nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ đổi mới 

Ở nước ta, tốc độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác đang rất lớn. Điều này đã làm nảy sinh nhiều bất cập như thiếu nhân công nông nghiệp mang tính thời vụ, giá nhân công nông nghiệp tăng, giảm sức cạnh tranh về giá thành nông sản... Việc tìm ra những giải pháp nhằm ổn định nguồn nhân lực ở nông thôn sẽ góp phần giảm chênh lệch khoảng cách mật độ dân số, thu nhập giữa thành thị - nông thôn hiện đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội.

Đỗ Hữu Trí - Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trong chuyển hóa địa bàn trọng điểm về ma túy ở quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh 

Những năm qua, tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn quận 8 diễn ra rất phức tạp, khiến Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hết sức lo ngại. Mặc dù công tác tuyên truyền, vận động, xử lý các đối tượng liên quan thường xuyên được triển khai nhưng chưa đạt hiệu quả mong muốn. Nhìn rõ thực trạng và nguyên nhân, nhất là triển khai nhiều biện pháp thiết thực, nên gần đây, quận 8 đã có sự chuyển biến rõ rệt trong công tác này, được nhân dân phấn khởi, đồng tình ủng hộ.

Lê Trang - Thương hiệu cà-phê "Trung Nguyên" - nghĩ về một cách làm độc đáo

Đến nay, có thể nói, rất ít người như Đặng Lê Nguyên Vũ trả lời được câu hỏi: “Ý tưởng kinh doanh để làm giàu” đến trước hay “việc nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam là nước xuất khẩu cà-phê thứ 2 thế giới” có trước? Nhưng một điều rõ ràng, anh nhìn thấy cà-phê Buôn Ma Thuột, một trong những loại ngon nhất thế giới, lại chưa được thế giới biết với tư cách là một sản phẩm hay thương hiệu hàng hóa được công nhận ở tầm quốc tế. Nhận thức như vậy, Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi. Anh muốn chế biến ra loại cà-phê ngon nhất và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU, XUẤT SẮC THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Anh Phương - Quê hương hai lần anh hùng noi gương Bác

Xã Tượng Văn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, có diện tích đất tự nhiên là 765,45ha, trong đó có 374 ha đất nông nghiệp; số dân là 5.240 người với 1.116 hộ. Đảng bộ xã có 366 đảng viên sinh hoạt tại 16 chi bộ trực thuộc, trong đó có 13 chi bộ nông thôn và 3 chi bộ trường học. Từ một vùng quê nghèo khó, thuần nông, Đảng bộ và nhân dân xã đã chọn được hướng đi đúng đắn và có nhiều cách làm sáng tạo, lãnh đạo nhân dân trong xã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu noi gương Bác Hồ, vươn lên hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu quan trọng. Tượng Văn hai lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 2005) và Anh hùng Lao động (năm 2009).

KINH NGHIỆM TỪ CƠ SỞ

Hoàng Nguyễn - Để tiếp tục phát triển công đoàn doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước ở Hà Nội

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội nỗ lực đẩy mạnh mọi mặt hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Đây là nhiệm vụ lâu dài, do đó bên cạnh nỗ lực của Công đoàn thành phố, còn cần sự tạo điều kiện, cùng tập trung tháo gỡ khó khăn của các cấp, các ngành và sự đồng tình hưởng ứng của người lao động.

Đặng Vân - Kinh nghiệm phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước ở thành phố Đà Nẵng

Nghị quyết số 20-NQ/TW, được thông qua tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa X), về Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chỉ rõ: "Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở, để công đoàn thực sự là chỗ dựa vững chắc của công nhân tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có sức hấp dẫn đối với người lao động và tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người sử dụng lao động".

Tạ Lân - Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Bình Định

Phát huy vai trò của Công đoàn, nhất là tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc tăng cường xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa người sử dụng lao động với người lao động đã và đang có tác động tích cực nhằm giải quyết những vấn đề mới mẻ, bức xúc nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở tỉnh Bình Định.

Nguyễn Quang Vinh - Từ sự khó khăn của hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Hồng Lĩnh...

Hồng Lĩnh đang trong quá trình chuyển mình mạnh mẽ, trên nền sự phát triển của sản xuất công nghiệp, với nhiều khu, cụm công nghiệp tập trung, thu hút hàng nghìn người lao động. Nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền lợi trực tiếp của đội ngũ công nhân này, đặt lên vai tổ chức công đoàn cơ sở, trong điều kiện hoạt động của Công đoàn tại các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hồng Lĩnh còn nhiều hạn chế. Nhưng từ thực tiễn, đã xuất hiện những cách đi phù hợp và hiệu quả.

Hải Hoàng - Sapuwa phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với công tác xây dựng tổ chức đảng

Cách đây khoảng 20 năm, thị trường nước khoáng, nước uống tinh khiết tại Việt Nam dường như bị bỏ ngỏ, các sản phẩm nổi tiếng nước ngoài được phép nhập khẩu chiếm lĩnh thị trường trong nước với giá bán tương đối cao. Trước tình hình đó, với mong muốn góp phần cải thiện thị trường, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước uống sạch, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng trong nước, năm 1990, ông Lê Như Ái đã mạnh dạn đầu tư và thành lập doanh nghiệp tư nhân Nước uống tinh khiết Sài Gòn (viết tắt là Sapuwa).

Nguyễn Trung Long - Quân y Bộ đội Biên phòng vượt qua khó khăn, lập nhiều thành tích

Bộ đội Biên phòng từ khi ra đời đến nay luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ yên biên giới và lập nhiều chiến công to lớn, trong đó có sự đóng góp quan trọng của lực lượng quân y Biên phòng. Hơn 50 năm xây dựng và phục vụ, cán bộ, chiến sĩ quân y Bộ đội Biên phòng toàn quốc luôn phát huy tinh thần tự lực tự cường, năng động sáng tạo, thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành.

Ninh Thị Hồng Hạnh - Để Thái Hòa trở thành trọng điểm kinh tế - xã hội vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ

Trong điều kiện mới được thành lập còn nhiều khó khăn, nhất là những khó khăn chung của tỉnh ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, song với quyết tâm cao, Đảng bộ và nhân dân thị xã Thái Hòa đã và đang nỗ lực phấn đấu, tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế vượt qua mọi thách thức, giành được nhiều thành tựu quan trọng.

An Huy - Quảng Trị: Điểm sáng về xã hội hóa giáo dục

Ông Trương Sĩ Tiến, nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị cho rằng “Thực chất của khuyến học không chỉ dừng ở việc giúp trò nghèo, tôn vinh trò giỏi mà khuyến học là tạo ra ý chí và thói quen học hành cho toàn xã hội, là góp phần xây dựng các thiết chế học tập ngoài nhà trường, là đưa việc học đến tận gia đình, dòng họ, cộng đồng và bằng sức mạnh xã hội để hỗ trợ mạnh mẽ cho hệ thống trường học”.

NHÌN RA THẾ GIỚI

Hương Ly - Một số kinh nghiệm đào tạo cán bộ chính quyền cấp cơ sở của Liên bang Nga

Theo các chuyên gia xây dựng nhà nước pháp quyền của Liên bang Nga, cán bộ cơ sở đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội và chính đội ngũ cán bộ này là những người trực tiếp thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, nước Nga đã đặc biệt chú ý công tác đào tạo cán bộ cơ sở.