Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Thông tấn xã Việt Nam và thông tấn xã Pathet Lào cần tăng cường hợp tác, hỗ trợ nhau đào tạo nguồn nhân lực
TCCS - Ngày 24-7-2023, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng giám đốc Thông tấn xã Pathet Lào (KPL) Khampheuy Philapha và Đoàn đại biểu KPL, đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Hoan nghênh Tổng giám đốc Khampheuy Philapha cùng Đoàn đại biểu KPL sang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao quan hệ hợp tác truyền thống hữu nghị, gắn bó giữa hai hãng thông tấn trong 50 năm qua.
Chia sẻ về sự quan tâm, ấn tượng tốt đẹp của mình về đất nước Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, có một không hai và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào; coi đây là tài sản vô giá, có tầm quan trọng chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của hai nước; khẳng định Việt Nam - Lào là anh em ruột thịt, bạn bè chí cốt.
Thủ tướng cho biết, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên tiếp xúc, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phát triển đất nước. Trong đó, Việt Nam đang phát triển dựa trên ba trụ cột, là: xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng xuyên suốt trong quá trình đó là lấy con người làm trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực của sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Cùng với đó, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, Thông tấn xã Việt Nam và KPL sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các nội dung hợp tác; giữ vững vị trí, vai trò là những cơ quan báo chí chủ lực của Việt Nam - Lào, góp phần củng cố mối quan hệ vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị thời gian tới, Thông tấn xã Việt Nam - KPL xây dựng kế hoạch cụ thể, bài bản để triển khai hiệu quả Thỏa thuận hợp tác giữa hai cơ quan, góp phần cụ thể hóa, thực hiện thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.
Hai bên tiếp tục làm tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin chuẩn xác, chính thống, kịp thời đến hệ thống báo chí sở tại; tăng cường tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách hai nước, đặc biệt là tuyên truyền về mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào đến bạn bè quốc tế; chia sẻ, hỗ trợ nhau đấu tranh phản bác trước nạn tin giả, các quan điểm sai trái, thù địch chống phá cách mạng mỗi nước và tình hữu nghị giữa hai Đảng, hai dân tộc, nhân dân hai nước.
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng hiện nay, Thủ tướng đề nghị hai bên trao đổi, thảo luận các giải pháp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thông tin của mỗi nước trong tình hình mới; bên cạnh đó duy trì, phát huy các hoạt động hợp tác truyền thống, như: Báo Ảnh ngữ Lào, triển lãm ảnh… Chính phủ Việt Nam ủng hộ việc hai bên tiếp tục và tăng cường trao đổi đoàn các cấp lãnh đạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, cùng phát triển trong kỷ nguyên công nghệ số, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thông tin của mỗi nước; ủng hộ, tạo điều kiện cho các chương trình hợp tác giữa Thông tấn xã Việt Nam và KPL về đào tạo, đầu tư trang thiết bị công nghệ, phát triển truyền thông đa phương tiện.
Nhấn mạnh con người là yếu tố quyết định, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt lưu ý hai bên tăng cường hỗ trợ nhau hơn nữa trong đào tạo nguồn nhân lực cả về nghiệp vụ truyền thông, công nghệ, ngoại ngữ...
Trước mắt, năm 2024, Lào đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý hai hãng thông tấn cần tăng cường phối hợp, hỗ trợ để thông tin thật tốt về năm ASEAN và các hoạt động của ASEAN tại Lào; yêu cầu Thông tấn xã Việt Nam - KPL xây dựng kế hoạch chi tiết, thống nhất các nội dung hợp tác, tổ chức thực hiện hiệu quả các thỏa thuận; đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Trân trọng cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian tiếp đoàn, Tổng giám đốc KPL Khampheuy Philapha báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về cuộc hội đàm rất thành công giữa ông với Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang, cũng như các hoạt động của Đoàn tại Việt Nam; cảm ơn Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam nói chung, Thông tấn xã Việt Nam nói riêng về sự ủng hộ, giúp đỡ Đảng, Nhà nước, nhân dân Lào và KPL nói riêng trong suốt thời gian qua.
Tổng giám đốc KPL Khampheuy Philapha cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với Thông tấn xã Việt Nam thực hiện các ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, đẩy mạnh thông tin về đất nước, con người, các chủ trương, chính sách, thành tựu phát triển đất nước của mỗi nước và tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá cách mạng mỗi nước và tình hữu nghị giữa hai Đảng, hai dân tộc, nhân dân hai nước./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thăm chính thức Việt Nam  (20/07/2023)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị ra mắt và triển khai hoạt động của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ  (19/07/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Tập trung vốn tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng  (15/07/2023)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên