Khai trương Cổng thông tin điện tử về các hiệp định thương mại tự do Việt Nam
TCCS - Ngày 23-12-2020, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin điện tử về các hiệp định thương mại tự do Việt Nam (FTAP). Đây là cổng thông tin điện tử về FTA đầu tiên của Việt Nam. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh; Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk; Đại sứ Autralia tại Việt Nam Robyn Mudie, dự Lễ khai trương.
Đến nay, Việt Nam đã ký kết 14 hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương, trong đó đang thực thi 13 FTA, đã kết thúc đàm phán 1 và đang đàm phán 2 FTA với các đối tác khác. Trong số các FTA này, có 2 FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Sau khi kết thúc các FTA đang đàm phán, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ thương mại tự do với hầu hết các nước đối tác quan trọng nhất trên thế giới, tạo cơ sở vững chắc cho việc tăng cường và thúc đẩy trao đổi thương mại - đầu tư song phương cũng như tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và toàn cầu.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, cùng với sự phát triển mãnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ý tưởng về một Cổng thông tin điện tử về các hiệp định thương mại tự do Việt Nam là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở sự hỗ trợ của Chính phủ Australia và Ngân hàng Thế giới (WB), Cổng thông tin điện tử về các hiệp định thương mại tự do Việt Nam xây dựng dựa trên mô hình của Cổng thông tin điện tử về các hiệp định thương mại tự do của Chính phủ Australia.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, FTAP có tên miền Fta.moit.gov.vn sẽ là địa chỉ cung cấp công cụ tra cứu trực tuyến thông minh cho cộng đồng doanh nghiệp và những ai quan tâm đến cam kết (về thuế, quy tắc xuất xứ, dịch vụ và đầu tư,…) của các FTA mà Việt Nam tham gia, cũng như các thông tin thiết yếu khác cho quá trình giao thương của doanh nghiệp, như tình hình thị trường, các quy định về xuất, nhập khẩu, phát triển bền vững…
Việc hình thành FTAP gửi đi thông điệp quan trọng về quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc thực thi các FTA một cách hiệu quả nhất, thông qua các tính năng quan trọng như sau:
Công cụ tra cứu: Cổng thông tin điện tử về các FTA có khả năng tích hợp các thông tin trong các FTA đa phương, khu vực và song phương của Việt Nam vào trong một hệ thống tra cứu thông minh và thân thiện với người sử dụng. Theo đó, về thương mại hàng hóa, Cổng thông tin điện tử này cho phép doanh nghiệp và người dân tra cứu mức thuế, lộ trình cắt giảm thuế đối với từng mặt hàng cụ thể theo các FTA của Việt Nam với các đối tác, đặc điểm quy mô thị trường, quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi và các thủ tục cần thực hiện, biện pháp phi thuế mà doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình xuất, nhập khẩu mặt hàng đó,...
Về thương mại dịch vụ - đầu tư, Cổng thông tin điện tử cho phép doanh nghiệp và người dân tra cứu ra kết quả cam kết mở cửa thị trường dịch vụ - đầu tư liên quan tới từng ngành, phân ngành dịch vụ hoặc phi dịch vụ theo từng phương thức cung cấp dịch vụ cũng như thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật cam kết và hiện hành có liên quan,... Điều này sẽ tạo tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp và người dân có được thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, chính xác, từ đó tận dụng tối đa các cơ hội do các FTA này mang lại.
Cập nhật kế hoạch hành động, thực thi hiệp định: FTAP sẽ cập nhật thường xuyên tình hình và kết quả triển khai thực thi các hiệp định FTA của Việt Nam từ phía các cơ quan quản lý tại các phiên họp hội đồng, ủy ban có liên quan trong các hiệp định này.
Cập nhật văn bản pháp luật: Các văn bản pháp luật thực hiện các FTA do cơ quan quản lý ban hành sẽ được cập nhật đầy đủ trên FTAP.
Cập nhật thông tin, số liệu thị trường: Số liệu hoặc thông tin về các thị trường có FTA với Việt Nam sẽ được cập nhật thường xuyên dựa trên các nguồn thông tin tin cậy.
Cập nhật các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, xuất bản ấn phẩm: Các hội nghị, hội thảo hoặc khóa tập huấn dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến sẽ được thường xuyên cập nhật để doanh nghiệp hoặc những tổ chức, cá nhân quan tâm có thể đăng ký tham gia. Ngoài ra, các ấn phẩm hỗ trợ doanh nghiệp khi được xuất bản cũng sẽ được đăng tải công khai để doanh nghiệp hoặc người dân có thể tham khảo.
Toàn bộ các dữ liệu trên Cổng thông tin này sẽ được hiển thị dưới dạng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh).
Sau khi đi vào vận hành, FTAP sẽ tiếp tục được cập nhật và hoàn thiện thêm các tính năng cũng như bổ sung các FTA khác mà Việt Nam tham gia nhằm đem lại lợi ích tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam./.
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp của Hà Nội khi thực thi các FTA thế hệ mới  (22/12/2020)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm và làm việc tại Quân khu 4  (02/12/2020)
Căng thẳng thương mại Mỹ - Liên minh châu Âu và một số khuyến nghị đối với Việt Nam  (29/11/2020)
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: Nghiêm túc, đoàn kết, đồng thuận cao  (17/11/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển