Khai mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV
TCCS - Ngày 20-10-2020, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chủ trì phiên họp. Đây là kỳ họp quan trọng gần cuối nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIV trước thềm Đại hội XIII của Đảng. Kỳ họp này sẽ xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng còn lại trong chương trình công tác của cả nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.
Tham dự phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV có: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; các vị trong đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội và các đại biểu công tác tại Hà Nội. Các đoàn đại biểu Quốc hội tham dự họp trực tuyến từ các điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo. Đại dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu, kinh tế thế giới suy thoái, cùng những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh trong nước đã tác động bất lợi đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Với sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, sự quyết tâm, đồng lòng, hợp lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nước ta đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để sớm kiểm soát dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác đối ngoại của đất nước tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng với các hoạt động đối ngoại nổi bật, như việc thực hiện vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA nhiệm kỳ 2019 - 2020… Đặc biệt, Quốc hội tổ chức thành công Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 41 (AIPA-41) bằng hình thức trực tuyến đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, được nghị viện các nước thành viên AIPA, các nghị viện quan sát viên AIPA ghi nhận và đánh giá cao, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam nói chung, Quốc hội Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng chia sẻ, trong những ngày qua, nhiều tỉnh miền Trung của nước ta vẫn đang phải oằn mình gánh chịu những thiệt hại nặng nề về người và tài sản do mưa lũ gây ra, trong đó, có sự hy sinh của nhiều cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Quốc hội chia sẻ trước những đau thương, mất mát to lớn này và xin gửi lời thăm hỏi ân cần đến đồng bào, chiến sĩ vùng bị nạn, cùng lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình cán bộ, chiến sĩ hy sinh và người dân bị tử nạn. Quốc hội đánh giá cao sự quyết liệt, khẩn trương, ứng phó linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang trong cứu hộ, cứu nạn, khắc phục, giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời, biểu dương ý chí, nghị lực, tinh thần đoàn kết, đùm bọc của người dân vùng lũ; sự quan tâm, ủng hộ, tinh thần tương thân, tương ái của các nhà hảo tâm và cộng đồng xã hội. Quốc hội yêu cầu Chính phủ và chính quyền các cấp tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác với những diễn biến cực đoan của thời tiết, có các giải pháp tích cực, hiệu quả để sớm khắc phục hậu quả của mưa lũ; đồng thời, kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái”, “thương người như thể thương thân” hết lòng quan tâm, động viên, chia sẻ, ủng hộ vật chất và tinh thần giúp nhân dân các địa phương bị thiệt hại sớm vượt qua khó khăn, ổn định đời sống và sản xuất.
Tiếp nối thành công của Kỳ họp thứ 9, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 10 tiếp tục được tiến hành thành 2 đợt, đợt 1 họp trực tuyến và đợt 2 họp tập trung. Đây là kỳ họp gần cuối của nhiệm kỳ, là dịp để Quốc hội nhìn nhận, đánh giá, rà soát lại những vấn đề mà Quốc hội đã làm được trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Tại kỳ họp này, Quốc hội tập trung thảo luận và quyết định một số nội dung quan trọng sau đây:
Thứ nhất, Quốc hội xem xét, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2021. Bên cạnh đó, sẽ xem xét, đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020; phương hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Thứ hai, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 4 dự án luật khác nhằm bảo đảm tốt hơn nữa quyền con người, quyền công dân, bảo vệ Tổ quốc, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo và tiến hành chất vấn về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII; xem xét các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 10 và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Thứ tư, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận, góp ý kiến về dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; tiến hành công tác nhân sự và thảo luận, quyết định một số vấn đề quan trọng khác./.
Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025  (20/10/2020)
Toàn văn dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng  (20/10/2020)
Thể chế hóa, cụ thể hóa nội dung hiến định: Đảng chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình  (20/10/2020)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide  (19/10/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển