Bộ Chính trị làm việc (tuần đầu, đợt 3) về chuẩn bị đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025
TCCS - Thực hiện Kết luận số 79-KL/TW, ngày 16-6-2020 của Bộ Chính trị, trong tuần đầu, đợt 3, từ ngày 14-9 đến ngày 19-9-2020, Bộ Chính trị đã làm việc tập thể và tiếp tục làm việc theo nhóm với 20 đảng bộ trực thuộc Trung ương để cho ý kiến vào dự thảo các văn kiện và phương án nhân sự cấp ủy trước khi tiến hành đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị.
Tập thể Bộ Chính trị, dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Nhóm 1 do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì, đã làm việc với Đảng bộ các tỉnh: Hà Giang, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương.
Nhóm 2 do đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chủ trì, đã làm việc với Đảng bộ các tỉnh: Bình Định, Hậu Giang, Phú Yên, Ninh Thuận, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Điện Biên.
Nhóm 3 do đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì, đã làm việc với Đảng bộ các tỉnh: Bắc Giang, Quảng Bình, Cà Mau, Đắk Lắk, Tây Ninh và Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.
Tham dự các buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các ban đảng Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và một số bộ, ngành Trung ương.
Tại các buổi làm việc, sau khi nghe đại diện lãnh đạo các đảng bộ trình bày dự thảo các văn kiện và phương án công tác nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025, ý kiến đóng góp của các ban, bộ, ngành Trung ương, các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cho ý kiến vào ba nhóm nội dung: Đối với dự thảo báo cáo chính trị của cấp ủy và dự thảo nghị quyết trình đại hội đảng bộ, cho ý kiến về những vấn đề quan trọng như chủ đề, kết cấu; đánh giá, nhận định chủ yếu; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn; những nội dung cơ bản của báo cáo chính trị đưa vào dự thảo nghị quyết, các định hướng lớn nêu trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng có liên quan trực tiếp đến các đảng bộ.
Đối với dự thảo báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban chấp hành đảng bộ, cho ý kiến chủ yếu về tính nghiêm túc, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình của cấp ủy; về nội dung và phương thức lãnh đạo; những kinh nghiệm tốt, cách làm mới trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và nhất là việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Đối với phương án nhân sự của cấp ủy, cho ý kiến về quá trình chuẩn bị nhân sự, số lượng ban chấp hành, ban thường vụ và tiêu chuẩn, nhất là cơ cấu về độ tuổi, tỷ lệ tuổi trẻ, tỷ lệ nữ, tỷ lệ tái cử.
Bộ Chính trị đánh giá cao, biểu dương những kết quả quan trọng, nổi bật của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, với nhiều cách làm sáng tạo và quyết liệt, quyết tâm thực hiện, đưa các nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố đi vào cuộc sống. Thành phố đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 16/16 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVI. Kinh tế tăng trưởng khá, đạt mục tiêu đề ra, chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Thành phố đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa của cả nước. Sự nghiệp văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng. Vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô ngày càng nâng cao. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có những mô hình mới, cách làm hay; quyết liệt sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, thí điểm một số mô hình mới.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương và đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Điện Biên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Tây Ninh, Hậu Giang, Cà Mau đã tạo ra bước phát triển toàn diện hơn về kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, phân tích những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xây dựng và phát triển của mỗi đảng bộ trong nhiệm kỳ qua.
Căn cứ vào ý kiến kết luận của đồng chí chủ trì hội nghị và ý kiến các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ban, bộ, ngành Trung ương, các đảng bộ sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dự thảo các văn kiện và phương án công tác nhân sự đại hội để tổ chức thành công đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Như vậy, tính đến ngày 19-9-2020, Bộ Chính trị đã làm việc với 63/67 đảng bộ trực thuộc Trung ương. Công tác tổ chức làm việc được các đảng bộ và các cơ quan liên quan chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo, trách nhiệm cao, quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và các quy định, hướng dẫn của Trung ương. Các buổi làm việc của Bộ Chính trị với các đảng bộ trong tuần đầu, đợt 3 đã bảo đảm tốt các yêu cầu chung./.
Trung Duy (tổng hợp)
Tập thể Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội  (20/09/2020)
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 được tổ chức từ ngày 25 đến 27-9-2020  (18/09/2020)
Tập thể Bộ Chính trị làm việc với Thường vụ Quân ủy Trung ương  (13/09/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển