Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn thành phiên họp cuối năm 2019
TCCS - Ngày 18-12-2019, sau 1,5 ngày làm việc, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 40, hoàn thành chương trình phiên họp cuối năm 2019.
Phát biểu bế mạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Chủ tịch Quốc hội cho biết, nhìn lại một năm qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nỗ lực, thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đề ra trong năm 2019, bảo đảm điều kiện, chất lượng, nội dung các báo cáo, dự án trình ra Quốc hội cũng như quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ kiên quyết hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện chương trình công tác năm 2020, không để bị động; đồng thời đề nghị, ngay sau kết thúc phiên họp, Chính phủ, Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan hữu quan nhanh chóng triển khai các nghị quyết, kết luận của Phiên họp. Tổng Thư ký Quốc hội sớm hoàn thành kết luận Phiên họp để các cơ quan có căn cứ thực hiện.
Theo Chủ tịch Quốc hội, từ nay tới Phiên họp đầu tiên trong năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tức là còn khoảng 20 ngày nữa), Tổng Thư ký Quốc hội khẩn trương hoàn thiện tất cả những nội dung để ký trình trong năm 2019, chuẩn bị cho phiên họp tới một cách chủ động.
Thông qua Nghị quyết sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 12 tỉnh
Tại phiên họp thứ 40 này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại 11 tỉnh: Hòa Bình, Hà Giang, Phú Thọ, Hà Nam, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Long An và việc thành lập thành phố Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắk Nông và quyết định thành lập phường Quảng Thành thuộc thị xã Gia Nghĩa, thành lập thành phố Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắk Nông.
Về cơ bản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với tờ trình và đề án của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, các đề án được Chính phủ và 11 tỉnh thực hiện công phu, nghiêm túc với tinh thần thận trọng, hồ sơ đầy đủ, có tờ trình, đề án và dự thảo các nghị quyết kèm theo; lấy ý kiến đầy đủ của cử tri ở các tỉnh và các địa phương có sự sắp xếp, được hội đồng nhân dân các cấp thông qua.
Về nội dung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, các đề án cơ bản đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, điều kiện theo quy định của pháp luật, như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các nghị quyết có liên quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của Chính phủ.
Với các trường hợp đơn vị hành chính thành lập sau sắp xếp mà vẫn chưa bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, đề nghị Chính phủ trong quá trình xây dựng đề án để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới cần bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật, tránh gây xáo trộn. Theo giải trình của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, hiện nay, một số đơn vị cấp huyện, cấp xã tuy đã được sáp nhập từ 2 đến 3 đơn vị nhưng vẫn chưa bảo đảm tiêu chí về đơn vị tự nhiên, quy mô dân số, do những yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, về văn hóa và những điều kiện khác. Vì vậy, cần tính đến những yếu tố đặc thù đó, tránh trường hợp lại phải sắp xếp trong giai đoạn sau. Đây là những trường hợp được Chính phủ đề nghị cho phép giữ tính ổn định.
Với những trường hợp nhập các đơn vị hành chính ở nông thôn vào các đơn vị hành chính ở đô thị dẫn tới diện tích tự nhiên ở các đơn vị hành chính ở đô thị mới này tăng lên gấp nhiều lần, ảnh hưởng tới kết cấu hạ tầng ở các đơn vị này, các ý kiến đề nghị Chính phủ và các địa phương có kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị ở các đơn vị mới trong thời gian tới.
Với các đơn vị hành chính sắp xếp có liên quan tới các cơ quan khác trên địa bàn, như tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân, có ý kiến đề nghị cần thể hiện rõ trên tên gọi của đề án sắp xếp. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc sắp xếp đơn vị hành chính có liên quan tới rất nhiều cơ quan, không chỉ có tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ nguyên tên các đề án, dự thảo nghị quyết là sắp xếp các đơn vị hành chính.
Qua thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm, thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo đúng tinh thần chỉ đạo và kế hoạch, đồng thời phải bảo đảm được an ninh, trật tự, bảo đảm sự đoàn kết và đời sống, sản xuất của nhân dân. Việc quản lý, sử dụng trang thiết bị vật chất, trụ sở của các đơn vị sắp xếp cần được thực hiện hiệu quả, tiết kiệm tránh lãng phí, thất thoát theo đúng quy định của pháp luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tiến hành đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế năm 2019; xem xét, thông qua chương trình hoạt động đối ngoại năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho ý kiến về chương trình đối ngoại, hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước và Văn phòng Quốc hội. Đối với dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chưa xem xét tại phiên họp này do một số nội dung cần chuẩn bị thêm.
Đổi mới khâu thảo luận về kinh tế - xã hội
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết Kỳ họp thứ 8; cho ý kiến ban đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Sau khi các ý kiến phát biểu thảo luận, đánh giá, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm đánh giá lại một cách cụ thể, sâu sắc, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm cho Kỳ họp thứ 9 tới. Kỳ họp thứ 8 diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm, tinh thần xây dựng cao, tiếp tục có đổi mới và hoàn thành khối lượng lớn công việc đặt ra, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Theo Chủ tịch Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 8, nội dung kinh tế - xã hội năm 2019 đã được thảo luận nhiều. Do đó, Kỳ họp thứ 9 diễn ra vào tháng 5-2020 dự kiến sẽ chỉ xem lại những thay đổi về chỉ tiêu báo cáo Quốc hội; đánh giá bổ sung khái quát và đánh giá tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2020; những giải pháp cần tập trung cho những tháng cuối năm. Kỳ họp thứ 9 sẽ tập trung đổi mới thảo luận về kinh tế - xã hội để tránh trùng lặp và sẽ gửi báo cáo cho đại biểu Quốc hội nghiên cứu. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 9 sẽ tiếp tục cải tiến thêm một bước nữa để tiến tới Quốc hội điện tử, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ người dân, cử tri của các cơ quan Quốc hội.
Báo cáo tổng kết Kỳ họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày khẳng định, sau 28 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, trí tuệ, đổi mới, lắng nghe và cầu thị, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã kết thúc tốt đẹp với kết quả thông qua 11 luật, bộ luật, 17 nghị quyết và cho ý kiến về 10 dự án luật khác; giám sát 1 chuyên đề, xem xét nhiều báo cáo và tiến hành chất vấn, trả lời chất vấn; quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, nhân sự và một số vấn đề quan trọng khác.
Những nội dung quan trọng được Quốc hội ban hành nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với các cam kết quốc tế, kịp thời điều chỉnh những vấn đề lớn, mới phát sinh trong thực tiễn đời sống, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020) và tiếp tục tạo nền tảng cho đất nước phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.
Kết quả kỳ họp tiếp tục khẳng định hoạt động của Quốc hội ngày càng đi vào chiều sâu, đoàn kết, dân chủ, gần dân, sát với thực tiễn; đồng thời thể hiện sự chủ động, thận trọng, sát sao trong lãnh đạo, chỉ đạo cũng như trong công tác phối hợp chuẩn bị, tiến hành kỳ họp của cả hệ thống chính trị, được cử tri và nhân dân đánh giá cao. Các đại biểu Quốc hội đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, tranh luận thẳng thắn, sôi nổi, xem xét thận trọng, toàn diện trước khi biểu quyết thông qua các luật, bộ luật, nghị quyết với tỷ lệ tán thành cao; đưa ra các kiến nghị, giải pháp để Chính phủ tập trung chỉ đạo, điều hành, chủ động ứng phó trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực.
Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp tiếp tục được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm theo dõi, đánh giá cao cả về nhóm vấn đề được lựa chọn cũng như chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn. Chương trình kỳ họp được bố trí hợp lý và điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế. Không khí thảo luận, tranh luận sôi nổi, thẳng thắn, dân chủ, đặc biệt là tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Báo cáo về dự kiến chương trình và thời gian tiến hành Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại kỳ họp này, dự kiến Quốc hội làm việc 20,5 ngày; họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 20-5-2020 và bế mạc vào ngày 17-6-2020.../.
Tâm Anh (tổng hợp)
Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nga, Belarus  (16/12/2019)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp xúc cử tri tại các địa phương  (30/11/2019)
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV thành công tốt đẹp  (28/11/2019)
Gặp mặt, chúc mừng nguyên lãnh đạo ngành giáo dục; các đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam  (20/11/2019)
Ấm áp niềm vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trên mọi miền Tổ quốc  (18/11/2019)
Đưa quan hệ của Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu  (10/10/2019)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam