Khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26
Sáng nay, 2-12, tại Hà Nội, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26 với chủ đề “Tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng” đã khai mạc. Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Tổng Bí thư biểu dương những đóng góp quan trọng của ngành Ngoại giao trong việc triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; đồng thời nhấn mạnh, ngành Ngoại giao cần chỉ ra những vấn đề tồn tại, phát huy cao độ ý thức trách nhiệm, trí tuệ tập thể, đề ra những chủ trương, giải pháp quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ trên mặt trận đối ngoại. Tổng Bí thư cũng chỉ đạo ngành Ngoại giao phải đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng; đào tạo đội ngũ cán bộ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt; thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Điều đó giúp nâng cao uy tín của ngành Ngoại giao nói riêng và hình ảnh, vị thế của Việt Nam nói chung trong mắt bạn bè thế giới.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nêu bật ý nghĩa quan trọng của Hội nghị lần này là kịp thời đánh giá những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, góp phần làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác đối ngoại, tổ chức triển khai hiệu quả những nhiệm vụ được Đại hội X của Đảng đề ra. Trong thời gian tới, để góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được đề ra, ngành Ngoại giao cần tích cực nắm bắt cơ hội, biến thời cơ thành hiện thực, vượt qua mọi thách thức, phục vụ mục tiêu cao nhất là giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26 tập trung vào một số nội dung chính sau: dự báo xu hướng phát triển trong 10 năm tới, phân tích tác động của thế giới đối với Việt Nam; tìm biện pháp đưa các quan hệ song phương đi vào chiều sâu, hiệu quả và phát huy vai trò tích cực của Việt Nam ở các thể chế đa phương, khu vực và quốc tế; xây dựng ngành ngoại giao phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và đóng góp ý kiến chuẩn bị cho các dự thảo văn kiện phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Hội nghị tiếp tục làm việc đến ngày 10-12-2008./.
Trung Đông và châu Phi - Thị trường tiềm năng của Việt Nam  (02/12/2008)
Trung Đông và châu Phi - Thị trường tiềm năng của Việt Nam  (02/12/2008)
Việt Nam học trên con đường hội nhập và phát triển  (02/12/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 24-11 đến 30-11-2008)  (02/12/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 24-11 đến 30-11-2008)  (02/12/2008)
Gru-di-a phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột Cáp-ca  (02/12/2008)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay