Ký thỏa thuận Hỗ trợ tài chính thương mại giữa ADB và các ngân hàng Việt Nam
TCCSĐT - Sáng 20-5-2009, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận Chương trình Hỗ trợ tài chính thương mại giữa ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và 8 ngân hàng của Việt Nam. Đây là một phần trong Chương trình Hỗ trợ tài chính thương mại (TFFP) mở rộng có trị giá 1 tỉ USD của ADB.
Tám ngân hàng ký kết trong chương trình này gồm Ngân hàng Thương mại Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng Techcombank, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIBank).
Trong tương lai, ADB cam kết sẽ ký thêm thỏa thuận tương tự với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nâng tổng số ngân hàng Việt Nam tham gia chương trình lên 10 ngân hàng.
Thương mại là công cụ chủ chốt tạo nên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ở các nước này đang thiếu khả năng tiếp cận nguồn tài chính thương mại. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đã khiến nhiều tổ chức tài chính cũng như các ngân hàng quốc tế và khu vực không sẵn sàng cho vay hoặc không có khả năng cho vay do cần bảo toàn nguồn vốn của mình. Việc không thể hỗ trợ tài chính cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp sẽ làm trầm trọng và kéo dài thêm tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu - một vấn đề mà các quốc gia châu Á có hoạt động xuất khẩu tích cực như Việt Nam đang gặp phải.
Do vậy, ADB đã ký kết thỏa thuận phối hợp với các ngân hàng quốc tế và ngân hàng tại các nước đang phát triển, cung cấp nguồn tài chính và bảo lãnh thông qua các ngân hàng này nhằm hỗ trợ giao dịch thương mại tại các nước đang phát triển giúp các doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn của cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Ông Phillip Erquiaga, Vụ trưởng Vụ hoạt động của khu vực tư nhân của ADB cho biết, nguồn tín dụng tài trợ cho các hoạt động thương mại đang giảm đi ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các thỏa thuận này sẽ giúp ADB hợp tác cùng với các ngân hàng Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện giao dịch thương mại quốc tế cũng như duy trì công ăn việc làm cho người lao động.
Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Ayumi Kosishi, Giám đốc Quốc gia phụ trách Việt Nam của ADB cho biết, nguồn tài chính từ Chương trình TFFP có thể sử dụng cho cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Việt Nam cần thúc đẩy thương mại để đối phó với những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu. Ông Kosishi hy vọng, thông qua chương trình TFFP cũng như các hỗ khác của ADB, Việt Nam có thể tăng cường sức chịu đựng và thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế.
Tính đến cuối năm 2008, TFFP đã hỗ trợ gần 1.200 giao dịch thương mại quốc tế với tổng giá trị lên đến gần 580 triệu USD tại 9 quốc gia ở châu Á. Dự kiến từ nay đến hết năm 2009, chương trình sẽ áp dụng thêm tại ít nhất 3 quốc gia và tính đến cuối năm 2013, TFFP sẽ huy động tổng cộng 15 tỉ USD nhằm hỗ trợ cho các hoạt động thương mại tại châu Á./.
Thông cáo khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII  (20/05/2009)
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (20/05/2009)
Diễn văn Khai mạc Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng  (20/05/2009)
Chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, bảo đảm an sinh xã hội  (20/05/2009)
Toà án Lương tâm Nhân dân thế giới: Công lý là lương tri nhân loại  (20/05/2009)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay