Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố kết quả rà soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý
Thực hiện Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (gọi tắt là Đề án 30) của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, sau khi kết thúc giai đoạn 1, ngày 11-8-2009, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 1026/QĐ-LĐTBXH công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, gồm 286 thủ tục. Trong quá trình rà soát giai đoạn 2, Bộ đã bổ sung 5 thủ tục, nâng tổng số thủ tục phải rà soát lên 291 thủ tục ở 4 cấp, trong đó có 90 thủ tục ở cấp trung ương, 133 thủ tục ở cấp tỉnh, 37 thủ tục ở cấp huyện và 31 thủ tục ở cấp xã thuộc các lĩnh vực: người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, quản lý lao động ngoài nước.
Thời gian qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã khẩn trương tiến hành công việc giai đoạn 2 của Đề án, như: Xây dựng kế hoạch chi tiết giai đoạn 2 của Đề án và các văn bản hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện; mời cán bộ Tổ công tác chuyên trách của Thủ tướng Chính phủ tập huấn cho các đơn vị. Kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện Đề án ở cấp bộ cũng như các đơn vị theo hướng bổ sung các cán bộ có trình độ chuyên môn và tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các thủ trưởng và cán bộ đầu mối tại các đơn vị liên quan. Từng đơn vị, căn cứ số lượng thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình, trên cơ sở hướng dẫn của Tổ công tác chuyên trách của Thủ tướng Chính phủ và Tổ thực hiện Đề án 30 của Bộ, lập kế hoạch, phân công cán bộ tiến hành rà soát thủ tục hành chính...
Kết quả rà soát như sau:
Thứ nhất, đối với việc rà soát 13 thủ tục hành chính ưu tiên, Bộ đã kiến nghị bãi bỏ 2 thủ tục hành chính, sửa đổi bổ sung 11 thủ tục hành chính; đạt 100% chỉ tiêu đơn giản hoá thủ tục hành chính và bảo đảm cắt giảm 44% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính với tổng số tiền tiết kiệm được hằng năm ước tính trên 500 tỉ đồng.
Thứ hai, Bộ cũng đã hoàn thành việc rà soát các thủ tục hành chính còn lại. Cụ thể, trong tổng số 291 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, đã kiến nghị bãi bỏ, huỷ bỏ 42 thủ tục hành chính, đạt 14,4%; thay thế 25 thủ tục hành chính, đạt 8,6%; sửa đổi, bổ sung 156 thủ tục hành chính, đạt 53,6%; giữ nguyên 68 thủ tục hành chính.
Thứ ba, đối với việc tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, Bộ đã cắt giảm 36,6%, vượt yêu cầu của Chính phủ giao với số tiền trên 2 nghìn tỉ đồng/năm.
Bước sang giai đoạn 3 của Đề án, để các phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính trở thành hiện thực, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, công việc phía trước của Đề án còn rất nhiều. Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Bộ đề nghị Bộ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị hoàn thiện các phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính, triển khai các kiến nghị đơn giản hoá thủ tục hành chính thành các quy định cụ thể; giao Vụ Pháp chế của Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch và triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thích hợp để thực thi các phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính; Đề nghị Tổ công tác chuyên trách của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hỗ trỡ cho Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Bộ để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 3 của Đề án./.
Bế mạc phiên họp lần thứ 30, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII  (19/04/2010)
Xây dựng "thế trận biên phòng toàn dân" góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc  (19/04/2010)
Một thập niên nhiều biến động và không ít hy vọng  (19/04/2010)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển