Việt Nam ủng hộ tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN, trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế
Các nước và tổ chức khu vực tham gia cuộc họp hoan nghênh việc nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an và Nam Phi tổ chức thảo luận; cho rằng tình hình thế giới và các cuộc xung đột ở châu Phi hiện nay đòi hỏi Liên hợp quốc và các tổ chức, nhất là AU, tăng cường hơn nữa hợp tác nhằm tận dụng lợi thế so sánh của các tổ chức khu vực trong việc giải quyết các vấn đề hòa bình và an ninh tại khu vực của mình. Các đại biểu đã ghi nhận những thành công trong hợp tác giữa hai bên, song cũng thừa nhận còn nhiều tồn tại và thách thức về các vấn đề kinh phí, nguồn lực, thể chế mà hai bên cần khắc phục nhằm hợp tác tốt hơn nữa, đặc biệt trong các hoạt động gìn giữ hòa bình. Các nước châu Phi nhìn chung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Liên hợp quốc hỗ trợ AU về mặt tài chính, hậu cần, xây dựng năng lực, thiết lập hệ thống cảnh bảo sớm trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh ở châu Phi.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Thường trực Phạm Bình Minh đánh giá cao ý nghĩa và tính thiết thực của việc tổ chức cuộc thảo luận trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều biến đổi, các vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng, và việc xử lý các điểm nóng trên thế giới, đặc biệt ở châu Phi, đòi hỏi tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực liên quan. Thứ trưởng cho rằng trong khi Hội đồng bảo an vẫn là cơ quan chủ yếu trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, tính đặc thù của các tổ chức khu vực khiến hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức này góp phần quan trọng vào việc xử lý nhiều điểm nóng, đặc biệt là ở châu Phi. Thứ trưởng ghi nhận những thành công của AU và các tổ chức tiểu khu vực ở châu Phi trong các hoạt động gìn giữ hòa bình, trung gian hòa giải, bình ổn và tái thiết ở châu lục; hoan nghênh Tuyên bố tháng 11-2006 giữa Liên hợp quốc và AU về kế hoạch tăng cường năng lực cho AU; nêu bật những thành tựu và đóng góp của ASEAN vào việc đảm bảo và củng cố hòa bình và an ninh tại khu vực như trên thế giới.
Về quan hệ giữa ASEAN và Liên hợp quốc, Thứ trưởng đánh giá cao việc ASEAN được trao quy chế Quan sát viên tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2006 và việc ký Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Liên hợp quốc và ASEAN, cho rằng điều này sẽ góp phần nâng cao hơn nữa vị thế của ASEAN cũng như quan hệ hợp tác giữa ASEAN với Liên hợp quốc trong các vấn đề hòa bình và an ninh. Thứ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định, với tư cách là một thành viên tích cực của ASEAN và bạn bè truyền thống của các nước châu Phi, Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực vào việc tăng cường hợp tác giữa ASEAN và AU vì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới.
Kết thúc cuộc họp, Hội đồng bảo an đã thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết 1808, khẳng định quyết tâm triển khai những biện pháp thiết thực nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực, đặc biệt là AU, trong quá trình ngăn ngừa, xử lý và giải quyết hòa bình các xung đột; nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp xây dựng lòng tin và trung gian hòa giải; khuyến khích các tổ chức khu vực và tiểu khu vực, trong đó có ASEAN, EU, AU và OAS, tăng cường hợp tác với nhau trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế; ghi nhận vai trò của AU trong việc giải quyết các cuộc xung đột ở châu Phi và kêu gọi tăng cường các hình thức hợp tác đa dạng giữa Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và Hội đồng Hòa bình và An ninh của AU./.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng sẽ đối thoại trực tuyến với nhân dân về thị trường bất động sản  (18/04/2008)
Bộ trưởng Bộ Xây dựng sẽ đối thoại trực tuyến với nhân dân về thị trường bất động sản  (18/04/2008)
Ngày hội Hiến máu nhân đạo  (17/04/2008)
Ngày hội Hiến máu nhân đạo  (17/04/2008)
An ninh lương thực và những nỗ lực của cộng đồng thế giới  (17/04/2008)
Khai mạc phiên họp thứ 8 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (17/04/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên