Đầu tư vào năng lượng "xanh" của thế giới tăng 60%
Trong năm 2007, dù thị trường tài chính thế giới đang giảm sút niềm tin nhưng tổng vốn đầu tư mới vào lĩnh vực phát triển nguồn năng lượng “xanh” bền vững vẫn tăng vọt lên mức 148 tỉ USD, tăng tới 60% so với năm trước đó.
Báo cáo “Những xu hướng đầu tư vào năng lượng bền vững trên toàn cầu năm 2008”, do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 1-7, phần lớn các khoản đầu tư mới rơi vào châu Âu, tiếp đó đến Mỹ.
Ba quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil cũng thu hút lượng vốn đầu tư lớn, với tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng bền vững đạt 26 tỉ USD, tăng gấp 14 lần so với năm trước đó.
Tổng cộng, trong năm 2007, nguồn vốn đầu tư vào năng lượng bền vững trên thế giới đã đạt gần 205 tỉ USD, trong đó có hơn 98 tỉ USD được dành cho các dự án năng lượng tái sinh thế hệ mới, đặc biệt là vào năng lượng gió ở Mỹ, Trung Quốc và Tây Ban Nha. Hơn 50 tỉ USD khác được dành để phát triển công nghệ và mở rộng chế tạo năng lượng sạch, và 56,6 tỉ USD còn lại là vốn chuyển giao qua các vụ liên kết và sáp nhập.
Giám đốc điều hành UNEP Achim Steiner khẳng định công cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng “xanh” đang lôi cuốn toàn thế giới, trong bối cảnh xuất hiện những lo ngại về biến đổi khí hậu, giá dầu và giá lương thực tăng chóng mặt có thể gây ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu trong thời gian dài.
Theo đánh giá của UNEP, ước tính tổng vốn đầu tư hàng năm để phát triển năng lượng “xanh” sẽ lên đến 450 tỉ USD vào năm 2012 và hơn 600 tỉ USD vào năm 2020./.
Đất thoái hóa ảnh hưởng tới 1/4 dân số thế giới  (09/07/2008)
2,6 triệu người Việt Nam có trình độ đại học trở lên  (09/07/2008)
Chỉ số minh bạch về bất động sản của Việt Nam được cải thiện  (09/07/2008)
Khai mạc Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa X)  (09/07/2008)
Nhìn lại 10 năm thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn  (09/07/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên