Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến ký kết hợp tác về xây dựng Chính phủ điện tử; tiếp Tỉnh trưởng Vân Nam (Trung Quốc)
23:25, ngày 30-05-2019
TCCSĐT - Chiều 30-5-2019, tại Trụ sở Chính phủ, đã diễn ra ký kết văn Bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Chính phủ điện tử giữa Văn phòng Chính phủ Việt Nam và Cơ quan phát triển Pháp. Dự lễ có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Đại sứ pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary. Cũng trong ngày 30-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi tiếp Tỉnh trưởng Vân Nam (Trung Quốc) Nguyễn Thành Phát.
* Bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam nhằm mục tiêu xây dựng quan hệ hợp tác giữa Văn phòng Chính phủ và Cơ quan phát triển Pháp trong việc triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam, qua đó hỗ trợ quá trình số hóa chính phủ, hiện đại hóa hành chính và cải cách thủ tục hành chính. Bản ghi nhớ này là sự tiếp nối Bản ghi nhớ hợp tác đã được ký kết giữa Văn phòng Chính phủ và Bộ Kinh tế và Tài chính nước Cộng hòa Pháp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (bên phải) và Ngài Jean-Pierre Marcelli, Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và quan chức hai bên. Ảnh: TTXVN |
Phát biểu tại lễ ký, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, thỏa thuận hợp tác giữa Văn phòng Chính phủ và Cơ quan phát triển Pháp hôm nay nhằm cụ thể hóa thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp Édouard Philippe vào tháng 11 năm ngoái. Theo đó, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong phát triển Chính phủ điện tử và hiện đại hóa quản trị hành chính nhà nước, một lĩnh vực hợp tác mới và triển vọng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, theo đánh giá của Liên hợp quốc, Pháp là một trong những quốc gia đi đầu về chính phủ điện tử, nên có nhiều kinh nghiệm tốt có thể chia sẻ cho Việt Nam, nhất là khi hiện nay Chính phủ Việt Nam đang xác định việc xây dựng Chính phủ điện tử là chiến lược quan trọng để phục vụ nhân dân. Thủ tướng đề nghị Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cùng các cơ quan chức năng Chính phủ Việt Nam hỗ trợ các vấn đề cần thiết để triển khai thỏa thuận này hiệu quả.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary cho rằng, trong thời gian qua, Việt Nam và Pháp đã có sự hợp tác sôi động và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, trong đó có xây dựng chính phủ điện tử. Ông cho rằng, xây dựng Chính phủ điện tử là nhiệm vụ rất quan trọng của các chính phủ để nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành cũng như phục vụ người dân. Vấn đề quan trọng trong quá trình này là phải đưa ra các dịch vụ hiệu quả, phục vụ nhu cầu của người dân một cách nhanh chóng và thuận tiện, an toàn, bảo mật cao. Thời gian qua, Pháp cũng đã cử nhiều chuyên gia sang Việt Nam để hỗ trợ việc xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, theo đánh giá của Liên hợp quốc, Pháp là một trong những quốc gia đi đầu về chính phủ điện tử, nên có nhiều kinh nghiệm tốt có thể chia sẻ cho Việt Nam, nhất là khi hiện nay Chính phủ Việt Nam đang xác định việc xây dựng Chính phủ điện tử là chiến lược quan trọng để phục vụ nhân dân. Thủ tướng đề nghị Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cùng các cơ quan chức năng Chính phủ Việt Nam hỗ trợ các vấn đề cần thiết để triển khai thỏa thuận này hiệu quả.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary cho rằng, trong thời gian qua, Việt Nam và Pháp đã có sự hợp tác sôi động và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, trong đó có xây dựng chính phủ điện tử. Ông cho rằng, xây dựng Chính phủ điện tử là nhiệm vụ rất quan trọng của các chính phủ để nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành cũng như phục vụ người dân. Vấn đề quan trọng trong quá trình này là phải đưa ra các dịch vụ hiệu quả, phục vụ nhu cầu của người dân một cách nhanh chóng và thuận tiện, an toàn, bảo mật cao. Thời gian qua, Pháp cũng đã cử nhiều chuyên gia sang Việt Nam để hỗ trợ việc xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam.
Theo Bản ghi nhớ, Văn phòng Chính phủ và Cơ quan phát triển Pháp sẽ hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên gồm: hỗ trợ Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Chính phủ điện tử, trọng tâm là xây dựng các chỉ số chủ yếu về theo dõi và đánh giá kết quả; xây dựng giải pháp tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan chính quyền và bảo vệ dữ liệu; xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia ; xây dựng giải pháp xác thực định danh cá nhân và doanh nghiệp; xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử của Văn phòng Chính phủ.
Ngoài những hướng hợp tác ưu tiên vừa nêu, về lâu dài, quan hệ đối tác giữa các bên có thể hợp tác về các chủ đề có cùng quan tâm như: Hỗ trợ thay đổi, hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (IT) và an toàn thông tin mạng; Chính phủ số và dữ liệu mở; Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; Trục liên thông văn bản quốc gia...
** Tại buổi tiếp Tỉnh trưởng Vân Nam (Trung Quốc) Nguyễn Thành Phát, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Vân Nam là tỉnh giáp biên giới Việt Nam, có vai trò rất quan trọng trong tổng thể quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đánh giá cao và cho rằng, chuyến thăm này của Tỉnh trưởng Vân Nam có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hợp tác quan hệ hai bên, nhất là giữa Vân Nam với các biên giới Việt Nam và hành lang hợp tác kinh tế Việt Nam - Vân Nam.
** Tại buổi tiếp Tỉnh trưởng Vân Nam (Trung Quốc) Nguyễn Thành Phát, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Vân Nam là tỉnh giáp biên giới Việt Nam, có vai trò rất quan trọng trong tổng thể quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đánh giá cao và cho rằng, chuyến thăm này của Tỉnh trưởng Vân Nam có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hợp tác quan hệ hai bên, nhất là giữa Vân Nam với các biên giới Việt Nam và hành lang hợp tác kinh tế Việt Nam - Vân Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tỉnh trưởng Vân Nam (Trung Quốc) Nguyễn Thành Phát. Ảnh: TTXVN |
Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương Việt Nam và tỉnh Vân Nam những năm qua; thương mại Việt Nam - Vân Nam năm 2018 đạt 4,15 tỷ USD, tăng 13% so năm 2017; trao đổi đoàn diễn ra thường xuyên, các cơ chế hợp tác được triển khai hiệu quả, giao lưu nhân dân ngày càng chặt chẽ. Tiềm năng hợp tác giữa Vân Nam với các bộ, ngành, địa phương Việt Nam rất lớn, tuy nhiên, quy mô và lĩnh vực hợp tác còn khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng tiềm năng hợp tác hai bên. Do đó, hai bên cần bàn kỹ các giải pháp để thúc đẩy thương mại song phương lớn hơn nữa, tạo những đột phá mới. Trong đó, cần thực hiện tốt việc phát triển hành lang Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng để làm hình mẫu cho các địa phương khác hai bên.
Tỉnh trưởng Vân Nam Nguyễn Thành Phát cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp; bày tỏ sự phấn khởi vì Vân Nam nằm trong hành lang hợp tác kinh tế với các địa phương Việt Nam. Ông Nguyễn Thành Phát bày tỏ ấn tượng về sự phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ ở Việt Nam; mong muốn hai bên tăng cường phát triển hợp tác kinh tế, thương mại; thúc đẩy phát triển chính ngạch, phát triển vận tải đường sắt; mong muốn các địa phương biên giới Việt Nam tăng cường hợp tác du lịch mạnh mẽ với Vân Nam.
Nhấn mạnh việc tập trung phát triển các hành lang kinh tế giữa hai nước là xu thế chung hiện nay, Tỉnh trưởng Vân Nam (Trung Quốc) Nguyễn Thành Phát khẳng định, Vân Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành của Việt Nam thực hiện tốt các thoả thuận mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Vân Nam với các địa phương biên giới Việt Nam nói riêng và hai nước nói chung. Ồng Nguyễn Thành Phát tin tưởng hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên thúc đẩy quy mô hợp tác lên tầm cao mới; phấn đấu thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác phát triển hành lang kinh tế để tận dụng mọi tiềm năng, cơ hội của hai bên. Theo đó, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh Vân Nam có lợi thế rất lớn trong hợp tác với Việt Nam vì có kết nối đường hàng không, đường sắt và đường bộ. Trong khi đó, Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ hạ tầng giao thông ở các tỉnh biên giới. Thủ tướng cũng đề nghị Vân Nam tích cực thúc đẩy thương mại biên giới, thúc đẩy tiện lợi hóa thông quan cho người và hàng hoá, hạn chế thấp nhất tình trạng ùn tắc hàng hoá ở cửa khẩu do thông quan; mong muốn Vân Nam tăng cường nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản của Việt Nam qua đường chính ngạch, góp phần thúc đẩy thương mại song phương phát triển cân bằng.
Cùng với đó là tích cực thúc đẩy giao lưu nhân dân giữa hai bên; mở rộng giao lưu, hợp tác giữa các sở, ngành, cơ quan của Vân Nam với Việt Nam. Để làm tốt hơn công tác quản lý biên giới, Thủ tướng đề nghị các địa phương biên giới hai nước tiếp tục coi trọng và thực hiện tốt các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; xử lý thỏa đáng, kịp thời các vấn đề nảy sinh, cùng nhau nỗ lực để đường biên giới trên đất liền giữa Vân Nam với các địa phương Việt Nam trở thành hình mẫu trong quan hệ hai nước, thực sự trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển vì lợi ích của nhân dân Việt Nam - Trung Quốc.
Nhất trí ý kiến về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở các tỉnh biên giới Việt Nam, Thủ tướng đề nghị Vân Nam hợp tác với Việt Nam để phát triển hạ tầng đường sắt, thậm chí coi vận tải đường sắt là nền tảng chính cho tăng cường hợp tác giao lưu kinh tế, thương mại hai bên; xúc tiến mở đường bay Hải Phòng - Vân Nam thúc đẩy du lịch; phát triển thương mại biên giới tại các cửa khẩu khác ở các tỉnh biên giới khác của Việt Nam…/.
Quốc hội thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội, đi thẳng vào những vấn đề "nóng" được dư luận quan tâm  (30/05/2019)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 20 đến 26-5-2019)  (30/05/2019)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo thực hiện các biện pháp ngăn chặn tai nạn giao thông do uống rượu, bia  (30/05/2019)
Chính phủ trình Quốc hội dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi)  (29/05/2019)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nga, Na Uy và Thụy Điển  (29/05/2019)
Tiếp tục củng cố quan hệ láng giềng tốt đẹp Việt Nam - Campuchia  (29/05/2019)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên