Đầu tư 8.100 tỷ đồng xây khu công nghiệp nông-lâm nghiệp ở Chu Lai
23:08, ngày 24-03-2019
TCCSĐT - Ngày 24-3, tại Khu kinh tế mở Chu Lai, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam và Thaco Trường Hải đã tổ chức khởi công khu công nghiệp nông-lâm nghiệp và khu công nghiệp cơ khí ôtô Chu Lai mở rộng.
Dự án đầu tư xây dựng bến cảng 5 vạn tấn và khu nhà ở công nhân, tái định cư trong khu kinh tế mở Chu Lai. Đây là những dự án trọng điểm mang tính chiến lược cho giai đoạn phát triển mới theo hướng đa ngành của Thaco tại Khu kinh tế mở Chu Lai.
Tham dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, cùng đoàn công tác của Chính phủ; lãnh đạo các địa phương và các nhà đầu tư chiến lược của Thaco Trường Hải.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sau 20 năm, một vùng đất cằn cỗi, hoang hóa như Chu Lai đã trở thành một trong những tổ hợp công nghiệp thành công của cả nước. “Tại sao Chu Lai thành công, điều gì cần rút ra từ câu chuyện này, kể cả những bài học thực tiễn, những tư duy chiến lược cần đúc rút”, Thủ tướng đặt vấn đề và khái quát 6 điểm chính rút ra từ trường hợp Chu Lai, Thaco.
Trước hết, tài nguyên quan trọng hàng đầu của Chu Lai nói riêng, cả nước nói chung, không nằm dưới lòng đất hay ngoài biển khơi, mà ở trong chính khối óc, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và khát vọng vượt lên chính mình của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đó là lý do từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, vận động, đánh thức tinh thần khởi nghiệp, khát vọng dân tộc trong mỗi doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Hai là, muốn thành công, địa phương cần vận động bằng được những con sếu đầu đàn, có khả năng đi trước dẫn đường. Con sếu đầu đàn phải là những nhà đầu tư giàu nghị lực, quyết tâm, sở hữu tiềm lực tài chính, có tinh thần dân tộc, có tầm nhìn xa, trông rộng, tư duy quản trị và óc kinh doanh nhạy bén.
Ba là, vận động được nhà đầu tư chỉ là bước đi thành công đầu tiên trên một hành trình dài. Địa phương, đặc biệt là cấp lãnh đạo phải luôn đồng hành, sát cánh cùng nhà đầu tư, coi uy tín doanh nghiệp là chính uy tín của mình, xem khó khăn của doanh nghiệp cũng là khó khăn của chính mình và mỗi thành quả mà doanh nghiệp đạt được cũng là thành quả của chính địa phương. Ngược lại, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư phải xây dựng cho mình tư tưởng tương tự. Chìa khóa quan trọng để thực hiện được điều này là công thức 3 bên cùng thắng, tức win-win-win chứ không chỉ win-win: Giữa Đảng Bộ, chính quyền - cộng đồng doanh nghiệp - nhân dân địa phương; đồng thời giữ vững nguyên tắc “3 trong 1” là kinh tế - xã hội và môi trường trong mọi lựa chọn chiến lược và mô hình phát triển.
Bốn là, phải thường xuyên nuôi dưỡng khát vọng ngày mai phải tươi sáng hơn hôm nay, mọi thành quả có được không phải để bất kỳ ai tự mãn mà phải xem đó là tiền đề, nền tảng cho những quyết tâm và thành quả to lớn như lời dặn của Bác Hồ năm xưa về mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Hơn lúc nào hết, từ giờ trở đi chúng ta phải cùng nhau xây dựng niềm tin, nuôi dưỡng khát vọng này sâu sắc hơn nữa trong từng doanh nghiệp Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh.
Năm là, phải không ngừng đổi mới sáng tạo trong cách tiếp cận trong cùng một vấn đề, trong chính những việc mình đã và đang làm rất tốt. Đó là lý do mà Thủ tướng trở lại nơi đã từng đến và thăm trở lại cùng một địa điểm, một nhà máy. Bởi đây không chỉ là nhà máy mà còn là một ví dụ sống động về tinh thần đổi mới sáng tạo, về khả năng nắm bắt và vận dụng tốt nhất xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, là nơi sẽ kết hợp tuyệt vời giữa công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp gắn liền với xuất khẩu và dịch vụ logistic gắn với hàng không, hàng hải.
Tham dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, cùng đoàn công tác của Chính phủ; lãnh đạo các địa phương và các nhà đầu tư chiến lược của Thaco Trường Hải.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sau 20 năm, một vùng đất cằn cỗi, hoang hóa như Chu Lai đã trở thành một trong những tổ hợp công nghiệp thành công của cả nước. “Tại sao Chu Lai thành công, điều gì cần rút ra từ câu chuyện này, kể cả những bài học thực tiễn, những tư duy chiến lược cần đúc rút”, Thủ tướng đặt vấn đề và khái quát 6 điểm chính rút ra từ trường hợp Chu Lai, Thaco.
Trước hết, tài nguyên quan trọng hàng đầu của Chu Lai nói riêng, cả nước nói chung, không nằm dưới lòng đất hay ngoài biển khơi, mà ở trong chính khối óc, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và khát vọng vượt lên chính mình của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đó là lý do từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, vận động, đánh thức tinh thần khởi nghiệp, khát vọng dân tộc trong mỗi doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Hai là, muốn thành công, địa phương cần vận động bằng được những con sếu đầu đàn, có khả năng đi trước dẫn đường. Con sếu đầu đàn phải là những nhà đầu tư giàu nghị lực, quyết tâm, sở hữu tiềm lực tài chính, có tinh thần dân tộc, có tầm nhìn xa, trông rộng, tư duy quản trị và óc kinh doanh nhạy bén.
Ba là, vận động được nhà đầu tư chỉ là bước đi thành công đầu tiên trên một hành trình dài. Địa phương, đặc biệt là cấp lãnh đạo phải luôn đồng hành, sát cánh cùng nhà đầu tư, coi uy tín doanh nghiệp là chính uy tín của mình, xem khó khăn của doanh nghiệp cũng là khó khăn của chính mình và mỗi thành quả mà doanh nghiệp đạt được cũng là thành quả của chính địa phương. Ngược lại, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư phải xây dựng cho mình tư tưởng tương tự. Chìa khóa quan trọng để thực hiện được điều này là công thức 3 bên cùng thắng, tức win-win-win chứ không chỉ win-win: Giữa Đảng Bộ, chính quyền - cộng đồng doanh nghiệp - nhân dân địa phương; đồng thời giữ vững nguyên tắc “3 trong 1” là kinh tế - xã hội và môi trường trong mọi lựa chọn chiến lược và mô hình phát triển.
Bốn là, phải thường xuyên nuôi dưỡng khát vọng ngày mai phải tươi sáng hơn hôm nay, mọi thành quả có được không phải để bất kỳ ai tự mãn mà phải xem đó là tiền đề, nền tảng cho những quyết tâm và thành quả to lớn như lời dặn của Bác Hồ năm xưa về mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Hơn lúc nào hết, từ giờ trở đi chúng ta phải cùng nhau xây dựng niềm tin, nuôi dưỡng khát vọng này sâu sắc hơn nữa trong từng doanh nghiệp Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh.
Năm là, phải không ngừng đổi mới sáng tạo trong cách tiếp cận trong cùng một vấn đề, trong chính những việc mình đã và đang làm rất tốt. Đó là lý do mà Thủ tướng trở lại nơi đã từng đến và thăm trở lại cùng một địa điểm, một nhà máy. Bởi đây không chỉ là nhà máy mà còn là một ví dụ sống động về tinh thần đổi mới sáng tạo, về khả năng nắm bắt và vận dụng tốt nhất xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, là nơi sẽ kết hợp tuyệt vời giữa công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp gắn liền với xuất khẩu và dịch vụ logistic gắn với hàng không, hàng hải.
Sáu là, trong mọi đột phá về chiến lược thì đột phá về phương diện thể chế - cơ chế - chính sách luôn đóng vai trò tiên quyết. Điều này không chỉ phụ thuộc vào những chuyển động từ cấp Trung ương, mà địa phương cũng là chất xúc tác chiến lược, đóng góp những ví dụ thực tiễn quan trọng cho những hoạch định chiến lược và chính sách cấp Trung ương.
Thủ tướng mong muốn Chu Lai trong tương lai sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm đồ gỗ nội thất của thế giới. Một Chu Lai tái khởi nghiệp để trở thành trung tâm chế biến nông lâm nghiệp chất lượng cao của cả nước; có khả năng vươn tới những thị trường tiêu dùng, có sức cầu lớn ở các nước ASEAN, Đông Bắc Á, G7 và G20...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu hướng tới mục tiêu hình thành cực tăng trưởng Chu Lai-Dung Quất và thành phố Đà Nẵng, Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi) và thành phố Đà Nẵng cần liên kết và cộng hưởng trong các hoạch định chính sách, nguồn lực cho phát triển.
Đặc biệt, các tỉnh, thành cần đối thoại, liên kết và đề xuất lên Trung ương những ý tưởng đột phá về thể chế, chính sách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Tây Nguyên; trong đó, có vùng lõi Đà Nẵng, Quảng Nam và Dung Quất-Quảng Ngãi.
Dự án khu nông-lâm nghiệp là khu công nghiệp chuyên nông nghiệp tập trung mà chính yếu là cây ăn trái và cây lâm nghiệp nhằm thực hiện chuỗi giá trị xuyên suốt từ nghiên cứu phát triển giống cây trồng; công nghiện và kỹ thuật canh tác; thu hoạch, chế biến và phân phối, qua đó phát triển vùng trồng nguyên liệu cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và nước bạn Lào, Campuchia.
Khu công nghiệp này có diện tích hơn 450ha với tổng vốn đầu tư cho hạ tầng hơn 8.100 tỷ đồng và thời gian thực hiện dự án từ 2019 - 2022.
Khu công nghiệp nông lâm nghiệp có chức năng là trung tâm nghiên cứu về giống, vật tư nông nghiệp, công nghệ sinh học, hữu cơ và kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến.
Các nông trường mẫu thực hiện sản xuất theo hướng công nghiệp 4.0 cho các loại cây ăn trái như bưởi, mít, xoài và cây lâm nghiệp có giá trị cao...
Khu công nghiệp hình thành sẽ là nơi thu hút các nhà đầu tư - đầu mối sơ chế và cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất đồ gỗ thông qua việc nhập khẩu và phát triển vùng trồng nguyên liệu tại miền Trung, Tây Nguyên Việt Nam và Lào, Campuchia.
Khu công nghiệp này đi vào hoạt động sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên chuỗi giá trị sản xuất chế biến xuyên suốt, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm giá thành, hình thành trung tâm sản xuất chế biên nông lâm nghiệp cho Quảng Nam và khu vực miền Trung.
Dự án hoàn thành không chỉ đóng góp ngân sách và giải quyết 20.000 lao động mà còn có sức lan tỏa rất lớn đến người dân mà chủ yếu là nông dân Quảng Nam và miền Trung, Tây Nguyên trong việc thay đổi nhận thức và phương thức sản xuất nông lâm nghiệp.
Tại buổi lễ khởi công này, Thaco Trường Hải cũng đã khởi công dự án khu công nghiệp cơ khí ôtô mở rộng với diện tích 115ha, tổng vốn đầu tư cho hạ tầng hơn 1.600 tỷ đồng, để thu hút, phát triển tiếp công nghiệp hỗ trợ nhằng giảm giá thành và tăng tỷ lệ nội địa hóa cho ôtô du lịch đạt trên 40%, đáp ứng điều kiện xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN vào năm 2020.
Cũng trong dịp này, Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam đã cấp giấy chứng nhân đầu tư cho khu công nghiệp nông-lâm nghiệp (Thadi).
Thủ tướng mong muốn Chu Lai trong tương lai sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm đồ gỗ nội thất của thế giới. Một Chu Lai tái khởi nghiệp để trở thành trung tâm chế biến nông lâm nghiệp chất lượng cao của cả nước; có khả năng vươn tới những thị trường tiêu dùng, có sức cầu lớn ở các nước ASEAN, Đông Bắc Á, G7 và G20...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu hướng tới mục tiêu hình thành cực tăng trưởng Chu Lai-Dung Quất và thành phố Đà Nẵng, Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi) và thành phố Đà Nẵng cần liên kết và cộng hưởng trong các hoạch định chính sách, nguồn lực cho phát triển.
Đặc biệt, các tỉnh, thành cần đối thoại, liên kết và đề xuất lên Trung ương những ý tưởng đột phá về thể chế, chính sách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Tây Nguyên; trong đó, có vùng lõi Đà Nẵng, Quảng Nam và Dung Quất-Quảng Ngãi.
Dự án khu nông-lâm nghiệp là khu công nghiệp chuyên nông nghiệp tập trung mà chính yếu là cây ăn trái và cây lâm nghiệp nhằm thực hiện chuỗi giá trị xuyên suốt từ nghiên cứu phát triển giống cây trồng; công nghiện và kỹ thuật canh tác; thu hoạch, chế biến và phân phối, qua đó phát triển vùng trồng nguyên liệu cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và nước bạn Lào, Campuchia.
Khu công nghiệp này có diện tích hơn 450ha với tổng vốn đầu tư cho hạ tầng hơn 8.100 tỷ đồng và thời gian thực hiện dự án từ 2019 - 2022.
Khu công nghiệp nông lâm nghiệp có chức năng là trung tâm nghiên cứu về giống, vật tư nông nghiệp, công nghệ sinh học, hữu cơ và kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến.
Các nông trường mẫu thực hiện sản xuất theo hướng công nghiệp 4.0 cho các loại cây ăn trái như bưởi, mít, xoài và cây lâm nghiệp có giá trị cao...
Khu công nghiệp hình thành sẽ là nơi thu hút các nhà đầu tư - đầu mối sơ chế và cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất đồ gỗ thông qua việc nhập khẩu và phát triển vùng trồng nguyên liệu tại miền Trung, Tây Nguyên Việt Nam và Lào, Campuchia.
Khu công nghiệp này đi vào hoạt động sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên chuỗi giá trị sản xuất chế biến xuyên suốt, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm giá thành, hình thành trung tâm sản xuất chế biên nông lâm nghiệp cho Quảng Nam và khu vực miền Trung.
Dự án hoàn thành không chỉ đóng góp ngân sách và giải quyết 20.000 lao động mà còn có sức lan tỏa rất lớn đến người dân mà chủ yếu là nông dân Quảng Nam và miền Trung, Tây Nguyên trong việc thay đổi nhận thức và phương thức sản xuất nông lâm nghiệp.
Tại buổi lễ khởi công này, Thaco Trường Hải cũng đã khởi công dự án khu công nghiệp cơ khí ôtô mở rộng với diện tích 115ha, tổng vốn đầu tư cho hạ tầng hơn 1.600 tỷ đồng, để thu hút, phát triển tiếp công nghiệp hỗ trợ nhằng giảm giá thành và tăng tỷ lệ nội địa hóa cho ôtô du lịch đạt trên 40%, đáp ứng điều kiện xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN vào năm 2020.
Cũng trong dịp này, Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam đã cấp giấy chứng nhân đầu tư cho khu công nghiệp nông-lâm nghiệp (Thadi).
Đồng thời, Công ty Thaco Trường Hải đã ký một số hợp đồng hợp tác chiến lược với các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp cá sản phẩm về nông nghiệp sạch...
Trước đó, sáng cùng ngày Thủ tường Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã đến đặt vòng hoa dâng hương tại Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng và nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Quảng Nam nhân kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng quê hương./.
Trước đó, sáng cùng ngày Thủ tường Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã đến đặt vòng hoa dâng hương tại Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng và nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Quảng Nam nhân kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng quê hương./.
Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng làm việc tại Kiên Giang  (24/03/2019)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Nam  (23/03/2019)
Có hay không nguy cơ tái lập trật tự thế giới “đơn cực”  (23/03/2019)
Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII làm việc tại Hậu Giang  (23/03/2019)
Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Chủ tịch thứ hai Quốc hội Campuchia  (23/03/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay