Agribank tiếp sức nông sản Việt Nam vươn ra thế giới
TCCSĐT - Sau hơn 10 năm Việt Nam gia nhập WTO, ngành nông nghiệp nói chung và nông sản nói riêng của nước ta vượt qua nhiều khó khăn do thiên tai, tình trạng “được mùa, mất giá”; rào cản thương mại của các nước để vươn lên và không ngừng mở rộng ra thị trường thế giới với mục tiêu năm 2019 hướng đến kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt tối thiểu 43 tỷ USD. Với kinh nghiệm 31 năm chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, chú trọng phát triển tín dụng xanh, Agribank cùng ngành ngân hàng, bộ, ngành, địa phương, người nông dân đã và đang tiếp sức cho giấc mơ vươn ra thế giới của nông sản Việt.
Nông sản Việt vươn ra thế giới cùng những thách thức…
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông sản vượt mức kỷ lục 40 tỷ USD. Hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam đang được xuất khẩu sang 180 nước và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 trên thế giới, với 10 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, 6 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD (tôm, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng rau quả, hạt điều, cà phê, gạo). Việt Nam đã tham gia và ký kết 12 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), tới đây có 4 FTA dự kiến được thông qua. Trong đó, việc tham gia Hiệp định đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) đã tạo thêm nhiều cơ hội xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp và nông sản Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Theo các chuyên gia, nông sản Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức lớn, trước tiên đó là năng suất lao động thấp, tổ chức sản xuất nông nghiệp có quy mô nhỏ lẻ. Theo thống kê, nước ta hiện có 13,8 triệu hộ nông dân canh tác trên 78 triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ. Cánh đồng lớn, đến thời điểm này, được xem là bước đột phá trong dồn điền đổi thửa, nhưng quy mô nhỏ, diện tích tham gia còn hạn chế. Tiếp đến, Việt Nam là một trong 5 vùng trên thế giới bị tổn thương lớn nhất về các cơn bão, áp thấp, biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu mỗi năm gây thiệt hại từ 1 - 2 tỷ USD, ảnh hưởng nặng nề tới nông dân và nông thôn. Mặt khác, hội nhập thương mại tự do vừa tạo cơ hội, vừa tạo thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi trình độ khoa học công nghệ chưa cao, năng suất thấp, giai đoạn đầu khó cạnh tranh. Nông nghiệp nói chung, nông sản Việt nói riêng đang đối mặt những thách thức rất lớn khi sản xuất không chỉ dừng lại ở đáp ứng nhu cầu tự cung, tự cấp, mà còn để phục vụ mục đích bán vào hai thị trường quan trọng gồm thị trường nội địa gần 100 triệu dân Việt Nam, với tỷ lệ đô thị hóa hơn 40%, yêu cầu chất lượng hàng nông sản đòi hỏi ngày càng cao hơn; và thị trường toàn cầu với 7,5 tỷ dân, có nhiều đòi hỏi về tiêu chuẩn, thời gian, chủng loại, chất lượng…
Agribank ưu tiên phát triển tín dụng xanh, đồng hành cùng các chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch.
Trước những thách thức này, không còn con đường nào khác, ngành nông nghiệp Việt Nam phải thích ứng để phát triển, liên kết đầu tư sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, tạo nên chuỗi giá trị hàng hóa nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đem lại hiệu quả, giúp nông dân chủ động trong khâu sản xuất, mạnh dạn đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật… Và để làm được điều này, đòi hỏi cần sự chung tay, sự sâu sát của cả hệ thống chính trị, các ban, bộ, ngành và nhất là sự chủ động, tích cực của mỗi người nông dân, doanh nghiệp, trong đó có sự đóng góp tích cực của các tổ chức tín dụng.
Chung tay xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại
Trong số 1,7 triệu tỷ đồng toàn ngành ngân hàng đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn tính đến thời điểm cuối năm 2018, nguồn vốn Agribank chiếm đến trên 50%. Nhiều năm qua, Agribank đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ vốn và tiếp sức cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn thay đổi tư duy, hành động vì một nền nông nghiệp xanh - sạch - an toàn và phát triển bền vững. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chỉ thị về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, Agribank đã ngay lập tức “vào cuộc”. Trong quy trình nghiệp vụ tín dụng, sổ tay tín dụng của Agribank luôn gắn việc thẩm định dự án, phương án vay vốn với vấn đề đảm bảo môi sinh, môi trường.
Bên cạnh đó, Agribank tham gia nhiều dự án có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường do Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức tài chính tài trợ, như nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học; dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững; quản lý rủi ro thiên tai; hỗ trợ nông nghiệp cacbon thấp; cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; điện gió; đưa vốn tín dụng vào công cuộc chống hạn, mặn Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung Tây Nguyên…
Đặc biệt, để đón “làn sóng” đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, trước khi có Nghị quyết số 30/2017/NQ-CP của Chính phủ về gói tín dụng có quy mô 100.000 tỷ đồng dành cho “phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, bắt đầu từ ngày 01-11-2016, Agribank đã triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất “nông nghiệp sạch” vì sức khỏe cộng đồng và thực hiện ưu đãi cho vay đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn.
Đến nay, khắp mọi vùng, miền, các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hàng hóa nông sản chất lượng cao dần được hình thành từ vốn vay của Agribank. Có thể kể đến mô hình trồng rau, hoa, quả (Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), chăn nuôi (Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam, Đồng Nai, Bình Dương), đầu tư máy móc thiết bị cho nông nghiệp (Tiền Giang, Long An), nuôi tôm giống (Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận), trồng hoa lan, nuôi bò sữa (Củ Chi, Kon Tum), trồng mía (Khánh Hoà, Tuyên Quang), ngô (Sơn La), hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên, thanh long theo tiêu chuẩn VietGap (Bình Thuận)… Các mô hình này bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và người dân, góp phần hình thành “làn sóng” thu hút đầu tư lĩnh vực này.
Đồng hành cùng chương trình "nông nghiệp sạch" góp phần quảng bá nông sản Việt ra thế giới.
Để nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, từ đó thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của nông sản Việt, hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, giữ được thị trường tiêu dùng trong nước và có vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu, Agribank đồng hành cùng Chương trình truyền hình thực tế “nông nghiệp sạch” phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia VTV1 nhằm giới thiệu, quảng bá tới khán giả truyền hình trong và ngoài nước các loại nông sản Việt, các vùng nông nghiệp nổi tiếng, qua đó thúc đẩy phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch đang dần được hình thành trên toàn quốc…
Có thể khẳng định, thông qua chủ động thực hiện đầu tư tín dụng và cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, Agribank đã và đang mở ra cơ hội cho hàng triệu nông dân Việt Nam được tiếp cận với kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu trên thế giới, ứng dụng thành quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa nền nông nghiệp nước nhà, hàng hóa nông sản Việt có những bước tiến lớn trong gia nhập “sân chơi” toàn cầu.
Viết tiếp giấc mơ vươn ra thế giới của nông sản Việt
Với kinh nghiệm 31 năm gắn bó cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn, để xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại, cạnh tranh quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu, tái cơ cấu mạnh mẽ, trong đó có sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm đặc sản các địa phương, xây dựng thương hiệu nông sản Việt khẳng định chỗ đứng trên sân chơi toàn cầu… như mục tiêu đề ra, Agribank đề xuất một số giải pháp, kiến nghị như sau:
Một là, sớm rà soát, điều chỉnh và công bố quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao, chuyên môn hóa đối với cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với lợi thế cạnh tranh và sự biến đổi khí hậu. Xây dựng tiêu chí cụ thể cho các mô hình sản xuất công nghệ cao trong nông nghiệp, có cơ chế khuyến khích tư nhân và doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, đồng thời quy hoạch các nhà máy sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu;
Hai là, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi liên kết “4 nhà”, do vậy, cần có các giải pháp đồng bộ để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, liên kết với nông dân, phát triển mạnh mẽ tổ hợp tác, hợp tác xã để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong liên kết và tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, phân định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng “nhà” và có chế tài ràng buộc để giữ mối liên kết; nhất là sự hỗ trợ trong việc kết nối ngân hàng với doanh nghiệp và người dân;
Triển khai nhiều hoạt động triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hiệu quả, góp phần vào thành công quá trình tái cơ cấu nông nghiệp bền vững, gia tăng giá trị.
Ba là, chính quyền địa phương quan tâm, ổn định quy hoạch vùng, tiểu vùng ngành nông nghiệp, hỗ trợ Ngân hàng, doanh nghiệp, người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động sản xuất và cấp tín dụng, như xúc tiến nhanh việc cấp đổi giấy chứng nhận, gia hạn, chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất...
Bốn là, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động bảo hiểm đối với cây trồng, vật nuôi và bảo hiểm tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, bảo hiểm năng suất, sản lượng…;
Năm là, khuyến khích các hiệp hội thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận, gắn trách nhiệm giữa các ngành, các cấp, chính quyền địa phương trong việc quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mô hình liên kết chuỗi nhằm kiểm soát và có chế tài xử lý đối với tình trạng kiềm giá, ép giá…
Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành nông nghiệp năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành nông nghiệp phấn đấu 10 năm tới lọt vào nhóm 15 quốc gia nông nghiệp lớn nhất thế giới. Việt Nam phải trở thành trung tâm chế biến đồ gỗ thế giới, sản xuất tôm trong nhóm đầu thế giới. Tăng trưởng nông nghiệp năm 2019 đạt ít nhất 3%, xuất khẩu nông sản đạt khoảng 43 tỷ USD…
Tiếp sức cho giấc mơ vươn ra thế giới của nông sản Việt, cùng ngành ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank xác định sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020 phù hợp với định hướng, mục tiêu của Agribank và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng địa phương, tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng đối với khách hàng, đơn giản hóa thủ tục, quy trình cho vay, tiếp tục triển khai thành công, hiệu quả mô hình điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, tổ vay vốn, phát triển dịch vụ tài chính vi mô, cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích… qua đó tăng khả năng tiếp cận vốn và dịch vụ ngân hàng cho mọi người dân, đẩy lùi tín dụng đen, phát triển thị trường thanh toán phi tiền mặt tại Việt Nam, đồng thời góp phần vào thành công quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng trước yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường và quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng./.
Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng thể chế cho phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước  (20/03/2019)
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận của Đảng  (20/03/2019)
Một số kinh nghiệm từ quá trình tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn biên giới của lực lượng vũ trang các quân khu  (20/03/2019)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 11 đến ngày 17-03-2019)  (19/03/2019)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp các vị khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam  (19/03/2019)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 11 đến ngày 17-3-2019)  (19/03/2019)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay