Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: 40 năm nhìn lại
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội cho biết: Hội thảo là dịp để nhìn lại sự kiện lịch sử không thể nào quên diễn ra cách đây 40 năm một cách trung thực, khách quan. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có mối quan hệ hữu nghị. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Trung Quốc đã viện trợ, giúp đỡ Việt Nam. Đảng và Nhà nước Việt Nam mãi mãi khắc ghi sự giúp đỡ đó. Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trải qua giai đoạn phức tạp, căng thẳng. Đỉnh điểm là sự kiện ngày 17-02-1979, 60 vạn quân Trung Quốc đã tràn qua toàn tuyến biên giới hơn 1.400km từ Phong Thổ, Lai Châu đến Móng Cái, Quảng Ninh, đánh phá vào sâu trong lãnh thổ nước ta. Quân và dân 6 tỉnh biên giới cùng với quân và dân cả nước kiên cường, anh dũng chống trả, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng, gây cho quân xâm lược nhiều thất bại nặng nề. Và đến ngày 18-3-1979, về cơ bản quân đội Trung Quốc đã phải rút về nước. Tuy nhiên, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta còn phải tiếp tục cho đến năm 1989. Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội phát biểu khai mạc Hội thảo.
Hiện nay, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã được bình thường hóa và đang trong quá trình phát triển trên các lĩnh vực. Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá một cách trung thực, khách quan sự kiện lịch sử 40 năm trước, rút ra những bài học, hướng tới tương lai tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước, đồng thời, tăng cường tình đoàn kết, đẩy mạnh quan hệ hữu nghị hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đây cũng là dịp tri ân, tôn vinh những đóng góp, sự hy sinh, tinh thần chiến đấu của quân và dân 6 tỉnh biên giới nói riêng, quân và dân cả nước nói chung trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Hội thảo cũng nhằm tìm kiếm các luận cứ khoa học để giải thích cho những vấn đề còn tranh luận, phê phán những biểu hiện sai trái, thù địch xuyên tạc, vu cáo lợi dụng sự kiện biên giới phía Bắc để kích động, chống phá Đảng và Nhà nước ta, gây ảnh hưởng quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS, TS. Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nhấn mạnh ngày 30-4-1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta kết thúc thắng lợi. Đất nước thu về một mối. Đất nước độc lập, thống nhất nhưng thân mình đầy thương tích bởi hậu quả chiến tranh. Người dân Việt Nam không có nguyện vọng nào hơn là xếp vũ khí lại, bắt tay xây dựng cuộc sống mới từ trong đổ nát của chiến tranh. Tuy nhiên, cuộc sống thanh bình như ước vọng của người dân đã không trọn vẹn. Máu lại đổ và thành phố, làng mạc lại bị bom đạn thù cày nát.
Rạng sáng ngày 17-02-1979, hơn 60 vạn quân Trung Quốc với 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn với 550 xe tăng, 4 sư đoàn và trung đoàn pháo binh, phòng không với 2.559 khẩu pháo trong đó có nhiều dàn phóng hỏa tiễn bất ngờ vượt qua biên giới kéo dài 1.400km vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái), Lai Châu… Quân Trung Quốc đã vào sâu trong đất Lạng Sơn, Lai Châu 10km - 15km, vào sâu trong đất Cao Bằng 40km - 50km. Chủ tọa Hội thảo.
Quân dân Việt Nam, trước hết là dân quân, du kích và bộ đội địa phương ở 6 tỉnh biên giới và tiếp đó là quân chủ lực được tăng cường đã kiên cường chiến đấu bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 quân xâm lược, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự trong đó có 280 xe tăng, xe bọc thép, phá hỏng 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí, bắt sống nhiều sĩ quan và binh lính của quân xâm lược.
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức cuộc Hội thảo khoa học quốc gia với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động chính trị, xã hội trong cả nước không phải để khoét sâu mối hận thù mà để nhắc lại một sự thật lịch sử, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Hội thảo cũng nhằm tôn vinh những đồng bào, chiến sĩ từng chiến đấu, hy sinh bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc, giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân ta, đặc biệt là của tuổi trẻ đối với các thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi xuân và xương máu để bảo vệ nền độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Cuộc hội thảo cũng nhằm rút ra những bài học lịch sử cho cả thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau, luôn phải tăng cường đoàn kết, xây dựng đất nước giàu mạnh đủ sức đối phó với mọi tình huống trong một thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bất trắc ngày nay. Cảnh giác với mọi mưu toan nhằm phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân, cản trở sự phát triển của đất nước.
Hội thảo còn nhằm góp phần khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc, gác lại quá khứ đau thương, xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, đồng thời phê phán những biểu hiện sai trái, thù địch, xuyên tạc, vu cáo, lợi dụng sự kiện biên giới phía Bắc để kích động, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam, chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang.
60 tham luận gửi tới Hội thảo, trong đó có 10 tham luận và 3 ý kiến phát biểu tại Hội thảo tập trung vào những vấn đề cơ bản, trong đó khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Nhiều báo cáo cung cấp một số cơ sở lý luận, thực tiễn và bài học lịch sử rút ra từ cuộc chiến đấu này, góp phần giáo dục tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm xây dựng đất nước giàu mạnh trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.
Các đại biểu bày tỏ tri ân và tôn vinh đồng bào, chiến sĩ từng chiến đấu, hy sinh bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc; tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước niềm tự hào dân tộc và lòng biết hơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi xuân, xương máu để bảo vệ độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Phát biểu tổng kết Hội thảo, PGS, TS. Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học khẳng định Hội thảo đã hoàn thành chương trình làm việc đề ra. Các tham luận và ý kiến phát biểu đã tập trung làm rõ các nội dung:
- Bối cảnh, nguyên nhân, diễn biến sự kiện ngày 17-02-1979 Trung Quốc đưa quân tràn qua biên giới nước ta; khẳng định tính chính nghĩa cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới quốc gia, tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc của quân và dân ta.
- Tri ân, đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội đối với cán bộ, chiến sĩ, quân và dân ta đã đóng góp công sức và xương máu cho cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới; khẳng định Đảng và Nhà nước ta, dù còn nhiều khó khăn nhưng đã và đang thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp đền ơn đáp nghĩa, tri ân,…
- Công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, cho đến tận ngày nay tình trạng ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ vẫn còn rất phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố khu vực biên giới; nêu lên những bài học kinh nghiệm, đồng thời, khẳng định sự cần thiết giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đặc biệt trong hệ thống giáo dục phổ thông.
- Hội thảo cũng góp phần khẳng định chủ trương, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc với tinh thần “Gác lại quá khứ hướng tới tương lai”; những nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc./.
“Gửi tiền trúng lớn cùng Agribank”- Món quà xuân, nhân lên niềm vui đầu năm Kỷ Hợi 2019  (14/02/2019)
Các hoạt động đầu Xuân Kỷ Hợi và lễ hội truyền thống tại các địa phương  (14/02/2019)
Agribank với biển đảo - Những cánh én làm nên mùa xuân  (14/02/2019)
Phó Thủ tướng mong Bình Dương sớm trở thành một trung tâm kinh tế  (14/02/2019)
Việt Nam cần có chính sách thu hút FDI “thế hệ mới”  (14/02/2019)
“Không để người dân giảm niềm tin vào đội ngũ Quản lý thị trường”  (14/02/2019)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên