Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cơ cấu lại ngân sách và nợ công là nhiệm vụ trọng tâm
Chiều 09-01, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2019. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và chỉ đạo hội nghị.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2018 được triển khai trong bối cảnh kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực, song cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức, cả từ môi trường quốc tế và trong nước. Với quyết tâm cao, ngành tài chính đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2018, góp phần thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Đáng chú ý, năm 2018 thu ngân sách vượt so với dự toán với tỷ lệ khá cao so với nhiều năm gần đây. Tính đến hết 31-12-2018, thu cân đối ngân sách nhà nước ước đạt hơn 1,42 triệu tỷ đồng tỷ đồng, vượt 103,5 nghìn tỷ đồng (tăng 7,8%) so dự toán (trong đó, thu ngân sách trung ương vượt 4,3%, thu ngân sách địa phương vượt 12,5% so dự toán), tăng 64,3 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội, tỷ lệ động viên đạt 25,7% GDP, riêng thuế và phí đạt 21,1% GDP (mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 tương ứng là 23,5% GDP và 21% GDP).
Công tác điều hành chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ động, tích cực với phương châm chặt chẽ, tiết kiệm xuyên suốt từ khâu phân bổ dự toán cho đến quá trình thực hiện.
Bội chi ngân sách nhà nước năm 2018 ước dưới 3,6% GDP thực hiện (dự toán 3,7% GDP).
Công tác quản lý nợ công có tiến bộ, thời hạn khoản vay được kéo dài, lãi suất theo xu hướng hạ thấp, hạn chế tác động của các rủi ro. Ước tính đến 31-12-2018, dư nợ công dưới 61% GDP, dư nợ Chính phủ dưới 52% GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia khoảng 49,7% GDP, trong phạm vi Quốc hội cho phép.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả mà ngành tài chính cả nước đã đạt được trong năm 2018.
“Năm nay các đồng chí đã hoàn thành vượt mức mọi công tác của Đảng, Nhà nước giao trong đó thu ngân sách vượt tới 7,8% dự toán. Đây cũng là năm đầu tiên thu ngân sách Trung ương vượt 4,3% dự toán và thu ngân sách địa phương vượt 12,5% dự toán. Từ chỗ vay ngân hàng để chi các khoản thì vài năm trở lại đây đã có thặng dư ngân sách. Đây là điều đáng mừng cho quốc gia gần 100 triệu dân”, Thủ tướng nói.
Cùng với đó, theo Thủ tướng, không chỉ GDP trong năm 2018 đạt 7,08% mà quy mô nền kinh tế đã đạt trên 5,5 triệu tỷ đồng. Đây là kết quả cao nhất trong hơn 10 năm qua. Không chỉ số lượng mà chất lượng tăng trưởng cũng được nâng lên. Giá trị xuất, nhập khẩu đạt gần 245 tỷ USD. Năm qua, Forbes của Mỹ đánh giá Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thủ tướng cũng nhận xét, nhờ có những chính sách cởi mở thông thoáng hơn nên năm 2018 đã có thêm 121 nghìn doanh nghiệp mới thành lập, hơn 30 nghìn doanh nghiệp phục hồi và có tới 36 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam với hàng trăm dự án.
Đánh giá chi tiết hơn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong năm qua Bộ Tài chính đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đầu tiên là việc phối hợp chặt các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ, nhất là yêu cầu thu, chi cân đối ngân sách, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, quản lý giá các mặt hàng thiết yếu.
Thu nội địa của một số địa phương vượt dự toán, Thủ tướng nhận xét con số này thể hiện nỗ lực vượt bậc và quyết tâm của toàn ngành tài chính. Cùng với đó là nỗ lực đẩy mạnh chống thất thu, chống chuyển giá, trốn thuế,
Chi ngân sách được quản lý chặt chẽ hơn, chủ động tiết kiệm, có chuyển biến. Bội chi ngân sách 3,6% GDP. Tình hình thị trường giá cả ổn định, đem lại niềm tin cho người dân. Thủ tướng nhìn nhận.
Nhìn nhận những tồn tại yếu kém cần khắc phục của ngành tài chính trong thời gian tới, Thủ tướng nêu ra một số vấn đề như: Chính sách tài chính chưa ổn định, hay sửa đổi gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; việc cắt giảm điều kiện đăng ký kinh doanh còn chậm, mới đc 30%; việc giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp có lúc có nơi chưa thực chất kịp thời.
Từ phân tích đó, Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính cần khắc phục điểm nghẽn lớn về chính sách tài chính để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, nhất là tạo điều kiện cho các hộ cá thể chuyển lên doanh nghiệp do quá trình này đang vướng mắc ở khâu thủ tục tài chính.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Tài chính khắc phục tình trạng thất thoát trong quá trình thực thi chính sách về đất đai nông lâm trường, không làm phát sinh lợi ích nhóm sân sau từ nguồn lực đất đai.
Nhấn mạnh Chính phủ đang phát động phong trào phát triển kinh tế số, thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng cho rằng, chính sách tài chính cần bảo đảm hấp dẫn, khuyến khích doanh nghiệp phát triển; tăng cường ứng dụng công nghệ blockchain, robot, công nghệ sinh học, 5G. “Đây là dư địa vô cùng lớn để kinh tế phát triển nhanh, bền vững những năm tới”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng đặt ra yêu cầu chính sách tài chính phải thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo.
Cũng theo đánh giá của Thủ tướng, một vấn đề còn tồn tại nữa là tình trạng vi phạm chế độ thu, chi còn xảy ra nhiều cơ quan đơn vị, lãng phí quản lý tài sản công, tổ chức hội nghị hội thảo, đi công tác nước ngoài.
Đặc biệt tình trạng giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn chậm. Tới cuối năm ngoái giải ngân vốn mới đc hơn 66% dự toán.
Đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, tinh thần thái độ phục vụ của một bộ phận công chức ngành tài chính vẫn còn hạn chế; còn dư luận về những tiêu cực, nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ thuế, hải quan; vẫn xuất hiện tình trạng chung chi lợi ích nhóm, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp.
Tình trạng kẹp phong bì vào hồ sơ không phải không có - Thủ tướng thẳng thắn nêu rõ: Còn tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, “tham nhũng vặt”, chi phí không chính thức. Thủ tướng chỉ rõ vẫn còn tình trạng chi trả phí bôi trơn khi làm thủ tục hải quan.
“Chi phí không chính thức giết doanh nghiệp, tại sao doanh nghiệp mãi ko lớn một phần do đây, cùng các khoản ko chính thức khác”, Thủ tướng nói và đề nghị ngành tài chính tiếp tục suy nghĩ, có giải pháp khắc phục.
Về những nhiệm vụ của năm 2019, nhấn mạnh đến yêu cầu “bứt phá”, cao hơn 2018, Thủ tướng chỉ đạo ngành tài chính phấn đấu tăng thu ngân sách với mức tổng thu trên 1,45 triệu tỷ đồng (năm 2018 đạt hơn 1,42 triệu tỷ đồng); tiếp tục giảm chi thường xuyên.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến nhiệm vụ cơ cấu lại ngân sách và nợ công; coi đây là “nhiệm vụ trọng tâm cấp bách và lâu dài của nền tài chính”. Thủ tướng chỉ đạo cần có giải pháp đồng bộ tạo không gian tài khóa lớn hơn, nhiều nguồn lực hơn, điều hành chủ động linh hoạt hơn.
“Làm sao tăng chi giảm thu nội địa, tăng chi đầu tư, giảm chi thường xuyên, giảm bội chi”, Thủ tướng nói và yêu cầu ngành tài chính phải đẩy mạnh việc đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập.
“Cái này phải nghiên cứu thực hiện, giảm chi mạnh mẽ, biên chế, từ đây. Nói miệng mà chi bình thường thì chả ai giảm biên chế đâu”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng chỉ đạo ngành tài chính cơ cấu lại, mở rộng nguồn thu, mở rộng hóa đơn điện tử trong thời gian tới./.
Hoạt động trong ngày của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc  (10/01/2019)
Thúc đẩy các quan hệ đối ngoại của Đảng vào chiều sâu và thực chất  (10/01/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương: Thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Quân đội với nhân dân  (10/01/2019)
Tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh, tuyệt đối trung thành  (10/01/2019)
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra với công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở nước ta  (10/01/2019)
Về chiến lược biển của một số nước lớn hiện nay  (10/01/2019)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên