Xây dựng Chính phủ điện tử gắn với cải cách thủ tục hành chính
Sáng 20-12, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính năm 2018 cho các bộ, ngành, địa phương. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu với hơn 7.000 đại biểu đại diện cho 24 cơ quan bộ, ngành và 63 địa phương tham dự. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dự và phát biểu chỉ đạo.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, để gắn kết và đồng bộ giữa cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, vừa qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chuyển các nhiệm vụ quản lý nhà nước, kiểm soát thủ tục hành chính và chủ trì triển khai nhiệm vụ về cải cách thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ về Văn phòng Chính phủ và chuyển nhiệm vụ từ Sở Tư pháp, Sở Nội vụ về Văn phòng Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, cơ quan tư pháp cấp bộ chuyển về văn phòng cấp bộ, tập trung một đầu mối để tham mưu trong lĩnh vực này. Văn phòng Chính phủ cùng các bộ rất tích cực tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 61/2018/NĐ-CP về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Chỉ thị số 20/CT-TTg về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện, Chỉ thị số 30/CT-TTg về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương để thực hiện đồng bộ trong cải cách.
Theo Bộ trưởng, từ đầu năm đến nay, các bộ, ngành đã cắt giảm 6.776/9.926 thủ tục kiểm tra chuyên ngành liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu, cắt giảm 3.346/6.191 điều kiện kinh doanh là những rào cản gia nhập thị trường, tạo ra những lợi ích nhóm, chi phí bất hợp lý; tiết kiệm 6.279 tỷ đồng với 17,5 triệu ngày công.
Với mục tiêu lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để đánh giá hiệu quả của cải cách, đến nay đã có 57/63 địa phương chuyển nhiệm vụ một cửa, một cửa liên thông từ Sở Tư pháp, Sở Nội vụ về Văn phòng Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh; 39/63 tỉnh, thành phố có trung tâm hành chính công, trong đó có nhiều tỉnh làm rất tốt như Quảng Ninh, Bắc Ninh. Các bộ đã có bộ phận một cửa, một cửa liên thông tại bộ. Tại Quảng Ninh, thực hiện giải quyết “4 tại chỗ”, từ tiếp nhận - thẩm định - xét duyệt hồ sơ đến trả kết quả. Tỷ lệ dịch vụ công cấp độ 3, cấp độ 4 rất cao, liên thông từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Tuy nhiên, có địa phương có trung tâm dịch vụ hành chính công, công bố thủ tục hành chính công cấp độ 3, 4 nhưng không có hồ sơ chạy trên nền điện tử. “Chúng ta nhận hồ sơ nhưng lại đi bộ, đi xe về sở, hay sở cử người đến nhận hồ sơ về giải quyết xong, trên cơ sở giấy hẹn, lại mang kết quả đến trung tâm hành chính công để trả, như vậy là không đúng tinh thần của trung tâm dịch vụ hành chính công”, Bộ trưởng nêu rõ; đồng thời cho rằng cần có sự thống nhất cao hơn, phân cấp mạnh hơn và giao quyền tốt hơn nữa.
“Có đồng chí rất tâm huyết nói với tôi rằng, chúng em rất muốn làm, chúng em rất muốn cải cách nhưng không được giao quyền, phân cấp, từ đó không có khả năng để thực hiện”, Bộ trưởng nêu lên thực tế.
Bộ trưởng chỉ ra rằng có địa phương, các sở, ngành đều có phần mềm nhưng khác nhau nên không kết nối, hỗ trợ, chia sẻ được, có nhận hồ sơ cũng không xử lý trên nền điện tử được. Từ đó, Bộ trưởng yêu cầu quán triệt triển khai cải cách thủ tục hành chính, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại. Trách nhiệm các cơ quan văn phòng, tư pháp, hành chính các cấp phải tâp trung vào cải cách lề lối, tác phong làm việc.
Nêu rõ năm 2019 tập trung xây dựng Chính phủ điện tử gắn với cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng cho hay Văn phòng Chính phủ cùng các bộ tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng cổng dịch vụ công quốc gia, Bộ Thông tin - Truyền thông tham mưu xây dựng kiến trúc tổng thể Chính phủ điện tử quốc gia, các bộ, ngành, tỉnh, thành phố, trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn hạ tầng, phần mềm để xây dựng hệ thống nền tảng phần mềm kết nối chia sẻ.
Bộ trưởng nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương tập trung trước hết vào các dịch vụ công liên quan nhiều đến doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, thủ tục phải minh bạch, dễ dàng, thân thiện. Chỉ đạo của Thủ tướng là năm 2019 tập trung cho thanh toán điện tử, bởi hiện nay thanh toán tiền mặt quá nhiều và không minh bạch, điều này liên quan đến xác định định danh cá nhân, thanh toán một cửa, đảm bảo quyền lợi người thanh toán, người gửi tiền, chống xâm nhập, những vấn đề này cần được xử lý tốt.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Hội nghị quán triệt tốt Nghị định 61/2018/NĐ-CP, Chỉ thị số 30/CT-TTg và Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg (về nhận văn bản điện tử giữa cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước), lấy nguyên tắc sự hài lòng của tổ chức, cá nhân làm thước đo cho hiệu quả của cán bộ làm cải cách thủ tục hành chính và cán bộ thực thi công vụ, đánh giá hiệu quả điều hành, quản lý lĩnh vực này. “Nguyên tắc là phải tạo ra chất lượng, kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch. Đặc biệt, cải cách thủ tục hành chính phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong nội bộ về cách thức, quy trình xử lý”, Bộ trưởng nêu rõ.
Bộ trưởng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu tổ chức mô hình bộ phận một cửa hợp lý, tiến tới “4 tại chỗ”; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; cải cách quy trình giải quyết thủ tục đơn giản, gọn nhẹ; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng một nền hành chính hiện đại và chuyên nghiệp. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính nên nghiên cứu một mô hình bộ phận một cửa để tạo sự thống nhất trên toàn quốc. Về nguyên tắc, mỗi bộ, ngành, địa phương chỉ có cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin điện tử một cửa để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, việc tổ chức đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính ở các trung tâm dịch vụ công đều phải minh bạch, đánh giá bằng hệ thống điện tử, công tâm, khách quan. Cải cách thủ tục hành chính là công việc rất va chạm, cán bộ làm cải cách phải trực diện, trực tiếp đối đầu với những lợi ích nhóm, do vậy khi đánh giá cán bộ phải xem xét kỹ, không để bị oan.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được tập huấn 3 chuyên đề về những điểm mới và nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định; hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và quy trình xây dựng, triển khai dịch vụ công trực tuyến trên cổng dịch vụ công.
Cũng tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Ngô Hải Phan đã công bố quyết đinh tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho 6 trung tâm hành chính công cấp tỉnh gồm Bắc Ninh, Yên Bái, Thái Bình, Quảng Ninh, Đồng Nai, Quảng Nam./.
Bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế  (20/12/2018)
Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 và dấu ấn Việt Nam  (20/12/2018)
Việt Yên - huyện đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh Bắc Giang  (20/12/2018)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hội kiến Quốc vương Campuchia  (20/12/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển