Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội
Ngày 7 tháng 4 năm 2008, tại thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với lãnh đạo 32 tỉnh, thành phía Nam về các giải pháp kiềm chế lạm phát và thực hiện nhiệm vụ năm 2008. Cùng làm việc có các Phó Thủ tướng: Nguyễn Sinh Hùng,Trương Vĩnh Trọng, Nguyễn Thiện Nhân, Hoàng Trung Hải và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Hội nghị đã nghe báo cáo của các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Xây dựng v.v… Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù có một số chỉ tiêu đạt kết quả cao nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu khó khăn, ách tắc, suy giảm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, xuất nhập khẩu, đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, cận nghèo, người làm công ăn lương gặp nhiều khó khăn do giá cả tăng cao.
32 tỉnh, thành phía Nam là khu vực có lượng hàng hóa xuất khẩu và sản lượng lương thực chiếm hơn 2/3 của cả nước, với vị trí quan trọng như vậy, phát biểu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đều tỏ rõ quyết tâm thực hiện 8 giải pháp của Chính phủ đã đề ra. Mỗi địa phương đã và đang chủ động bổ sung các giải pháp thích hợp với thực tiễn của mình để tháo gỡ khó khăn và bước đầu đạt kết quả nhất định. Đồng thời lãnh đạo các tỉnh cũng nhất trí cao với quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là hết sức thực tế và cam kết với Chính phủ quyết tâm thực hiện một cách có hiệu quả các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong đó có: cắt giảm chi 10% hành chính, tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý thị trường giá cả; tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, rà soát các danh mục đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, loại bỏ các dự án chưa đủ thủ tục hoặc kém hiệu quả; tập trung vốn cho các dự án sắp hoàn thành, sớm đưa vào hoạt động; tăng cường hỗ trợ ổn định đời sống nhân dân trong bối cảnh giá cả tăng cao.
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh phía Nam quán triệt, bám sát kết luận của Bộ Chính trị về một số vấn đề về kinh tế - xã hội quý 1/2008 và Nghị quyết của Chính phủ để chỉ đạo điều hành, hoàn thành kế hoạch năm 2008. Nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2008 là rất nặng nề.
Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 đạt 7%, Thủ tướng yêu cầu 32 tỉnh thành phía Nam không được điều chỉnh lùi tốc độ tăng trưởng GDP ở từng địa phương. Theo Thủ tướng, Chính phủ có thể điều chỉnh lùi mức tăng GDP so với dự kiến ban đầu, vấn đề này Chính phủ đã trực tiếp nhận khuyết điểm trước Quốc hội. Nhằm đảm bảo được các chỉ tiêu, Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng thực hiện giảm dư nợ, thắt chặt tín dụng nhưng phải lo vốn cho sản xuất. Phải nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục từ các bộ, ngành cho tới các địa phương. Về thuế, Chính phủ sẽ xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu cần thiết, đồng thời tăng thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu để giảm nhập siêu. Chính phủ cho phép các địa phương tăng thu đúng luật nhưng không được tăng chi và sử dụng khoản tăng thu này cho các vấn đề an sinh xã hội, tăng dự phòng cho thiên tai và bổ sung cho các công trình cấp thiết.
Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến của ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trong cả nước, Chính phủ sẽ có nghị quyết thống nhất về các giải pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Thủ tướng nêu rõ: quý 1 vừa qua, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cũng phải nhận thấy nhiều thuận lợi, nhất là chính trị, xã hội ổn định, đầu tư nước ngoài tăng cao, đảm bảo ổn định lương thực trong tình hình biến động của thế giới. Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phía Nam thực hiện quyết liệt 8 giải pháp trọng tâm mà Chính phủ đã đề ra. Trong đó, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh: đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và đầu tư. Đầu tư cho tất cả các thành phần kinh tế, đầu tư những nơi cấp thiết. Không phải chống lạm phát là hoàn toàn ngừng đầu tư, mà chỉ ngừng đầu tư những cái chưa cần thiết, đầu tư không có hiệu quả. Tháo gỡ mọi khó khăn để đẩy mạnh sản xuất, đấy mạnh xuất khẩu và đầu tư, không có sản xuất thì không có xuất khẩu, không có đầu tư thì không sản xuất được.
Từ tinh thần ấy, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương phải đảm bảo đủ vốn phục vụ sản xuất, phục vụ xuất khẩu, tập trung tháo gỡ vướng mắc các thủ tục để đẩy mạnh sản xuất. Trong công tác đảm bảo an sinh xã hội, cả Trung ương và địa phương cùng cân đối nguồn để hỗ trợ cho người nghèo, người có thu nhập thấp, vượt qua khó khăn. Thủ tướng nhấn mạnh: triển khai các biện pháp an sinh xã hội, hỗ trợ đúng người, đúng đối tượng. Đồng thời, Thủ tướng lưu ý các ngành, địa phương phải tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong cả hệ thống chính trị; cùng nhau chia sẻ, gánh vác và đồng tâm hiệp lực trụ vững trước cơn “bão giá”, vượt qua khó khăn để tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao hơn trong những năm tiếp theo.
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 768 (4-2008)  (08/04/2008)
Mục lục tóm tắt Tạp chí Cộng sản số 768 (4-2008)  (08/04/2008)
Tuyên bố chung Việt Nam - Bêlarút  (08/04/2008)
Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác châu Á - Trung Đông  (07/04/2008)
Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác châu Á - Trung Đông  (07/04/2008)
Viện trợ phát triển của EC dành cho Việt Nam: Giải ngân đạt mức kỷ lục  (07/04/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên