Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng
Tháng 4-2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris, Pháp đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO. Với danh hiệu này, Non nước Cao Bằng trở thành Công viên địa chất toàn cầu thứ hai ở Việt Nam, sau Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, và là Công viên địa chất toàn cầu thứ 8 của Đông Nam Á.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, chúng ta tự hào trước đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những giá trị độc đáo, đặc sắc, nổi bật về địa chất, đa dạng sinh học, di sản văn hóa, lịch sử, cảnh quan của Non nước Cao Bằng, nơi lưu giữ những dấu tích của biến động Trái đất 500 triệu năm qua.
Bên cạnh cảnh quan đẹp, hùng vĩ là sự đa dạng, phong phú về bản sắc của cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc. Danh hiệu UNESCO dành cho Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng là vinh dự không chỉ của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Cao Bằng mà của cả nước. Đến nay, nước ta đã có 38 danh hiệu UNESCO trên các lĩnh vực văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, di sản ký ức, khoa học.
“Mỗi lần Việt Nam được vinh danh, niềm tự hào lại trào dâng, khi những giá trị của đất nước, dân tộc được ghi nhận ở tầm quốc tế và đóng góp cho kho tàng giá trị của nhân loại. Các danh hiệu này đã, đang và sẽ góp phần nâng cao hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế”, Thủ tướng phát biểu. Chúng ta càng xúc động hơn khi Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng còn được coi là “cái nôi” của cách mạng Việt Nam, nơi khởi nguồn sự nghiệp kháng chiến của nhân dân ta chống các thế lực ngoại xâm và phản động, giành độc lập dân tộc và tự do cho Tổ quốc.
Theo Thủ tướng, việc UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng còn có ý nghĩa hơn vì chúng ta có thêm một thương hiệu quốc gia về thắng cảnh và địa chất ở tầm quốc tế. Nếu chúng ta biết cách tương tác giữa di sản với các yếu tố đặc sắc khác của Cao Bằng cũng như kết nối các di sản khác của vùng và các vùng trung tâm du lịch lớn thì di sản của Cao Bằng sẽ là nguồn lực rất quan trọng trong phát triển bền vững.
Mô hình du lịch của Cao Bằng phải là sự cộng hưởng, tương tác chiến lược các giá trị văn hóa, lịch sử, lòng yêu nước, cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực… để tạo ra ngành du lịch đa dạng, phong phú, có bản sắc. Cao Bằng cần phát triển thương hiệu du lịch miền núi cho Việt Nam, vì vậy cần có những chính sách, những cách làm sáng tạo, biến việc bảo tồn, phát huy di sản thành quốc kế dân sinh, giúp cải thiện trực tiếp đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đồng thời tạo động lực để bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, tài nguyên thiên nhiên mà cha ông chúng ta đã để lại.
Thủ tướng đề nghị không chỉ Cao Bằng mà Đảng bộ, chính quyền cùng toàn thể nhân dân các địa phương trong vùng Việt Bắc tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, tập trung khai thác, phát huy tốt mọi tiềm năng, lợi thế của từng địa phương và cả vùng một cách toàn diện.
Cần đặc biệt lưu ý di sản không thể tái tạo, không thể thay thế, do đó chúng ta có trách nhiệm kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển để phục vụ lợi ích cộng đồng, không thể hy sinh di sản vì phát triển ngắn hạn.
Thủ tướng cho biết, chương trình du lịch qua những miền di sản Việt Bắc được tổ chức luân phiên năm nay tại Cao Bằng là cơ hội lớn để đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch, khai thác và lan tỏa các giá trị di sản của vùng Việt Bắc. Các tỉnh cần tích cực hợp tác, kết nối trong chia sẻ nguồn lực và cơ hội để cùng phát triển, xây dựng môi trường du lịch thân thiện, nâng cấp hệ sinh thái du lịch, liên kết cụm ngành du lịch, tăng cường đầu tư kết nối hạ tầng, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn./.
Huyện Chương Mỹ đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất  (24/11/2018)
Việt Nam khẳng định lên án mọi hành động sử dụng vũ khí hóa học  (24/11/2018)
Hà Nội chủ trương mở rộng quan hệ với các tỉnh, thành của Trung Quốc  (24/11/2018)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội: Dấu ấn về một Quốc hội dân chủ, trách nhiệm, đổi mới  (24/11/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên