Việt Nam khẳng định lên án mọi hành động sử dụng vũ khí hóa học
23:22, ngày 24-11-2018
Hội nghị kiểm điểm lần thứ tư CWC đã khai mạc từ ngày 21-11 vừa qua với sự tham dự của Tổng Giám đốc OPCW Fernando Arias, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Đại diện Cấp cao về các vấn đề giải trừ quân bị Izumi Nakamitsu cùng đại diện 160 quốc gia thành viên CWC, các nước quan sát viên và các tổ chức quốc tế.
Đây là hội nghị được tổ chức 5 năm/lần kể từ khi CWC chính thức có hiệu lực vào tháng 4-1997, với nhiệm vụ quan trọng là kiểm điểm toàn diện quá trình thực hiện CWC thời gian qua và khuyến nghị những chính sách, biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi công ước trong thời gian tới.
Phát biểu tại Hội nghị kiểm điểm lần thứ 4 Công ước Cấm vũ khí hóa học (CWC), đang diễn ra tại La Haye (Hà Lan), Đại diện thường trực Việt Nam tại Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW), Đại sứ Ngô Thị Hòa đã nêu rõ lập trường nguyên tắc của Việt Nam lên án mọi hành động sử dụng vũ khí hóa học cho dù của ai, ở đâu và vì bất kỳ động cơ nào, đồng thời ủng hộ việc giải trừ toàn diện, có kiểm chứng vũ khí hóa học và thực hiện mọi trụ cột của CWC một cách khách quan, cân bằng.
Đại sứ khẳng định Việt Nam luôn cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo CWC và quyết tâm tăng cường hợp tác hiệu quả với OPCW.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tiến trình giải trừ vũ khí hóa học trên thế giới ghi nhận nhiều tiến bộ đan xen các thách thức.
Với 193 quốc gia thành viên (chiếm khoảng 98% dân số toàn cầu) cùng thành tựu kiểm chứng tiêu hủy hơn 96% lượng vũ khí hóa học đã khai báo, CWC hiện đang được cộng đồng quốc tế ghi nhận là điều ước quốc tế đa phương thành công nhất trong lĩnh vực giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Tuy nhiên, trong bối cảnh môi trường an ninh quốc tế diễn biến phức tạp gần đây, đặc biệt là khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, việc vũ khí hóa học tái xuất hiện và được sử dụng đang trở thành thực tế hiện hữu, đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định ở nhiều khu vực trên thế giới.
Tại hội nghị, Đại sứ Ngô Thị Hòa khẳng định Việt Nam ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế trong nâng cao năng lực thực thi CWC và phát triển công nghiệp hóa chất vì mục đích hòa bình.
Đại sứ bày tỏ mong muốn OPCW cùng cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện điều này; cho rằng trong bối cảnh trọng tâm công việc của OPCW đang chuyển dịch từ tiêu hủy vũ khí hóa học sang ngăn ngừa nguy cơ sử dụng vũ khí hóa học và việc phát triển ngành công nghiệp hóa chất quốc tế đứng trước yêu cầu cao hơn về an ninh, an toàn, thì ngân sách hằng năm của OPCW và các khoản đóng góp tự nguyện liên quan cần được phân bổ một cách phù hợp tương ứng.
Đại sứ đề nghị cần chú trọng yếu tố cân bằng địa lý và bình đẳng giới trong bổ nhiệm, tuyển dụng nhân sự trong OPCW, tạo điều kiện hơn nữa trong việc tận dụng nguồn nhân lực từ các nước đang phát triển; chia sẻ ý tưởng xây dựng và nhân rộng các trung tâm khu vực để kết nối nguồn lực triển khai công ước, trong đó có khả năng thành lập Trung tâm Khu vực ASEAN về nâng cao năng lực thực thi CWC khi điều kiện cho phép.
Hội nghị dự kiến sẽ tiếp tục làm việc đến hết ngày 30-11-2018./.
Đại sứ khẳng định Việt Nam luôn cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo CWC và quyết tâm tăng cường hợp tác hiệu quả với OPCW.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tiến trình giải trừ vũ khí hóa học trên thế giới ghi nhận nhiều tiến bộ đan xen các thách thức.
Với 193 quốc gia thành viên (chiếm khoảng 98% dân số toàn cầu) cùng thành tựu kiểm chứng tiêu hủy hơn 96% lượng vũ khí hóa học đã khai báo, CWC hiện đang được cộng đồng quốc tế ghi nhận là điều ước quốc tế đa phương thành công nhất trong lĩnh vực giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Tuy nhiên, trong bối cảnh môi trường an ninh quốc tế diễn biến phức tạp gần đây, đặc biệt là khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, việc vũ khí hóa học tái xuất hiện và được sử dụng đang trở thành thực tế hiện hữu, đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định ở nhiều khu vực trên thế giới.
Tại hội nghị, Đại sứ Ngô Thị Hòa khẳng định Việt Nam ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế trong nâng cao năng lực thực thi CWC và phát triển công nghiệp hóa chất vì mục đích hòa bình.
Đại sứ bày tỏ mong muốn OPCW cùng cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện điều này; cho rằng trong bối cảnh trọng tâm công việc của OPCW đang chuyển dịch từ tiêu hủy vũ khí hóa học sang ngăn ngừa nguy cơ sử dụng vũ khí hóa học và việc phát triển ngành công nghiệp hóa chất quốc tế đứng trước yêu cầu cao hơn về an ninh, an toàn, thì ngân sách hằng năm của OPCW và các khoản đóng góp tự nguyện liên quan cần được phân bổ một cách phù hợp tương ứng.
Đại sứ đề nghị cần chú trọng yếu tố cân bằng địa lý và bình đẳng giới trong bổ nhiệm, tuyển dụng nhân sự trong OPCW, tạo điều kiện hơn nữa trong việc tận dụng nguồn nhân lực từ các nước đang phát triển; chia sẻ ý tưởng xây dựng và nhân rộng các trung tâm khu vực để kết nối nguồn lực triển khai công ước, trong đó có khả năng thành lập Trung tâm Khu vực ASEAN về nâng cao năng lực thực thi CWC khi điều kiện cho phép.
Hội nghị dự kiến sẽ tiếp tục làm việc đến hết ngày 30-11-2018./.
Hà Nội chủ trương mở rộng quan hệ với các tỉnh, thành của Trung Quốc  (24/11/2018)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội: Dấu ấn về một Quốc hội dân chủ, trách nhiệm, đổi mới  (24/11/2018)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gỡ ‘nút thắt’ lớn nhất cho quê hương cách mạng  (24/11/2018)
Chân lý "Không có gì quý hơn độc lập tự do” trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh với công cuộc đổi mới hiện nay  (23/11/2018)
Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Trà Vinh  (23/11/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên