Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 21
Sáng 15-11, tại Singapore, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 21 giữa các nước ASEAN với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tại Hội nghị, các lãnh đạo khẳng định vai trò và đóng góp của hợp tác ASEAN+3 đối với hoà bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực, nhấn mạnh đây là một trong những khuôn khổ hợp tác hiệu quả nhất trong các khuôn khổ hợp tác của ASEAN; hoan nghênh quan hệ thương mại và đầu tư mạnh mẽ giữa ASEAN và các nước +3 trong đó kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đạt 807,3 tỉ USD, chiếm 31.6% kim ngạch thương mại của ASEAN.
Các nước nhấn trí đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, sức khoẻ, an sinh xã hội, biến đổi khí hậu, quản lý, thiên tai, bệnh truyền nhiễm, hợp tác kinh tế và kết nối, ổn định tài chính vĩ mô, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương tự do, rộng mở và dựa trên luật lệ, nỗ lực kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Các nhà lãnh đạo ASEAN+3 hoan nghênh kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều và Mỹ-Triều; ủng hộ các nỗ lực hướng tới phi hạt nhân hoá hoàn toàn trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Chia sẻ tình hình thế giới và khu vực, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh các diễn biến tích cực trên Bán đảo Triều Tiên, song còn tiềm ẩn rủi ro như cọ xát thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, các điểm nóng về an ninh, các vấn đề an ninh phi truyền thống, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, thiên tai… Thủ tướng nêu một số sáng kiến tăng cường hợp tác ASEAN+3 như xây dựng Cơ chế cảnh báo rủi ro kinh tế vĩ mô khu vực nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó của các nền kinh tế; đẩy mạnh hợp tác khu vực về cảnh báo sớm thiên tai.
Kết thúc Hội nghị, lãnh đạo các nước ASEAN+3 đã thông qua Tuyên bố các Lãnh đạo ASEAN+3 về hợp tác chống vi khuẩn kháng thuốc vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân./.
Kon Tum đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương  (15/11/2018)
Việt Nam ủng hộ ASEAN và Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác biển  (15/11/2018)
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu  (15/11/2018)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Ngày hội đại đoàn kết tại nơi cư trú  (15/11/2018)
Khi không còn mưa thuận gió hòa  (14/11/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển