Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ X
Tham dự lễ khai mạc tối 02-11 có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; ông Michael Croft, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Về phía tỉnh Vĩnh Phúc có các đồng chí: Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh; Trần Văn Vinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Trì, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố.
Lễ hội tết nhảy của đồng bào Dao tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ X diễn ra từ ngày 02 đến ngày 04-11 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc trong thời kỳ đổi mới - hội nhập và phát triển bền vững đất nước”, với sự tham gia của trên 1.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, vận động viên quần chúng đồng bào các dân tộc 10 tỉnh gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa.
Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch hấp dẫn đã diễn ra như hoạt động trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống; hoạt động thể thao truyền thống và trò chơi dân gian dân tộc. Tại Ngày hội còn có triển lãm ảnh du lịch với chủ đề “Nét đặc trưng văn hóa vùng Đông Bắc”, trưng bày 300 bức ảnh giới thiệu thành tựu, tiềm năng, điểm đến du lịch, nét đẹp văn hóa, con người, thắng cảnh vùng Đông Bắc và 120 bức ảnh đẹp được lựa chọn từ cuộc thi “Ảnh đẹp du lịch Vĩnh Phúc 2018”; hội chợ du lịch và ẩm thực các tỉnh vùng Đông Bắc - Vĩnh Phúc năm 2018.
Trò chơi Kéo co được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày hội Văn hóa - thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc là dịp để các tỉnh giới thiệu những tiềm năng về văn hóa, thể thao và du lịch, phát huy giá trị di sản văn hóa các vùng, miền trong khu vực nhằm góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các địa phương gặp gỡ, giao lưu, học hỏi và giới thiệu những nét văn hóa, thể thao và du lịch truyền thống tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc mình. Qua đó, góp phần đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc trong khu vực về ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và gắn công tác văn hóa, thể thao và du lịch với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
Địa phương đăng cai tổ chức Ngày hội năm nay - Vĩnh Phúc là vùng đất có truyền thống văn hóa và lịch sử lâu đời, với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, văn hoá, trong đó có hai di tích được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt là khu danh thắng Tây Thiên và Tháp Bình Sơn. Trên địa bàn tỉnh có 30 dân tộc sinh sống, với những nét phong tục tập quán, bản sắc văn hóa riêng song có nét chung với đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc và cả nước là truyền thống đoàn kết, yêu nước, cần cù trong lao động sản xuất và kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Những năm qua, Vĩnh Phúc luôn quan tâm đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội, các công trình thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ mục đích, nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa, thể thao truyền thống. Đồng thời, tạo sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng trong việc xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Tại buổi lễ khai mạc, ông Michael Croft, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam và Bộ trưởng Văn hóa Thể thao du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã trao Bằng UNESCO ghi danh Nghi lễ và trò chơi Kéo co là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho đại diện lãnh đạo ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội và các tỉnh: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Bắc Ninh.
Sau 3 ngày tổ chức, Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ X đã thành công tốt đẹp. Ngày hội đã để lại nhiều ấn tượng đẹp cho người dân và đông đảo du khách.
Tại lễ bế mạc, Ban Tổ chức đã trao các giải A, B, C cho các nội dung: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống; trưng bày ẩm thực đặc trưng. Đồng thời, trao 35 bộ huy chương cho các vận động viên đoạt thành tích Nhất, Nhì, Ba thuộc 6 môn thi đấu và trao giải toàn đoàn cho các đoàn.
Nhân dịp này, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen cho 12 tập thể và 4 cá nhân, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tặng Bằng khen cho 21 tập thể và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia Ngày hội.
Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2021 sẽ được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn./.
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển