Thủ tướng chỉ thị nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính
23:52, ngày 30-10-2018
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 30/CT-TTg về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.
Thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai và đạt được một số kết quả quan trọng trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, thiết lập và vận hành nền hành chính phục vụ, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước các cấp vẫn còn nhiều hạn chế. Vẫn còn những thủ tục hành chính là rào cản ảnh hưởng tới nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và quyết tâm tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng. Chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính ở một số địa phương còn hình thức; người dân, doanh nghiệp vẫn phải đi lại nhiều lần đến cơ quan nhà nước để giải quyết một công việc...
Để đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương mình.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ban hành kế hoạch triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23-4-2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08-8-2018 của Thủ tướng Chính phủ; thành lập hoặc kiện toàn tổ chức, nhiệm vụ Bộ phận Một cửa và chỉ đạo bố trí trụ sở, trang thiết bị của Bộ phận Một cửa các cấp bảo đảm sự thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính; chuyển giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ Sở Nội vụ sang Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đúng quy định tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP.
Bố trí cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa có trình độ chuyên môn thực hiện hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cho người dân doanh nghiệp, tiến tới thực hiện toàn bộ quy trình tại Bộ phận Một cửa đối với những thủ tục hành chính phổ biến và có số lượng hồ sơ phát sinh lớn, bảo đảm không tăng biên chế. Việc tổ chức, vận hành Bộ phận Một cửa cần có sự tham gia của các đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của việc thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và theo dõi tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Chấn chỉnh việc giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị mình, hạn chế tối đa việc người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch thông tin về thủ tục hành chính. Nghiêm túc xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định thủ tục hành chính; khắc phục tình trạng quá hạn trong giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm việc xin lỗi cá nhân, tổ chức khi xảy ra tình trạng chậm, muộn trong giải quyết thủ tục hành chính.
Triển khai đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính và đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với việc giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa các cấp, bảo đảm thực chất, tránh hình thức; kịp thời động viên, khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá cao trong giải quyết thủ tục hành chính và xử lý nghiêm, thay thế cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định; đề xuất chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, làm chủ các ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận một cửa các cấp.
Các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ rà soát, đề xuất các thủ tục hành chính thực hiện liên thông và xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình thực hiện liên thông thủ tục hành chính, danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng tại địa phương đưa ra tiếp nhận và giải quyết tại Trung tâm phục vụ hành chính công, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện. Thực hiện rà soát, công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền có thể giao cho cấp tỉnh, huyện, xã tiếp nhận hồ sơ.
Xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, thuận tiện, dễ sử dụng cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, có thể khai thác được trên các thiết bị di động thông minh. Chuẩn hóa, thống nhất quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong phạm vi của Bộ, tỉnh trên tinh thần cải cách mạnh mẽ và tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp. Cuối năm 2019, 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cập nhật, theo dõi tình hình thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
Việc xây dựng dịch vụ công trực tuyến phải lấy người sử dụng làm trung tâm, bảo đảm tính thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng. Tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện và giải quyết dịch vụ công trực tuyến.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ kịp thời cập nhật các thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để UBND các tỉnh, thành phố có cơ sở công bố danh mục, niêm yết công khai thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố; tổ chức kết nối tích hợp hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công do bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng với hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công của địa phương.
Bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non, phổ thông
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025. Mục tiêu của Đề án nhằm bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
Cụ thể, giai đoạn 2017 - 2020, đối với giáo dục mầm non, đầu tư xây dựng 4.300 phòng học thay thế các phòng học tạm thời (bao gồm phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học xây dựng tạm bằng các loại vật liệu khác); phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, thuê tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng bổ sung 4.360 phòng học; 3.070 phòng giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật; 1.220 nhà bếp và nhà kho; mua sắm bổ sung 16.290 bộ thiết bị dạy học tối thiểu và 1.020 bộ thiết bị đồ chơi ngoài trời theo chương trình.
Đối với giáo dục tiểu học, đầu tư xây dựng 5.900 phòng học tiểu học thay thế các phòng học tạm thời (bao gồm phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học xây dựng tạm bằng các loại vật liệu khác); phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, thuê tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Xây dựng bổ sung 6.000 phòng học; 7.770 phòng chức năng (giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, tin học, ngoại ngữ, thiết bị giáo dục, hỗ trợ giáo dục khuyết tật học hòa nhập); 3.420 phòng thư viện; mua sắm bổ sung 39.070 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 1 và lớp 2; 258.620 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; 13.910 bộ máy tính; 1.980 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.
Đối với giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông, xây dựng bổ sung 5.670 phòng học bộ môn, 1.450 phòng chuẩn bị và 790 phòng thư viện cấp trung học cơ sở; 1.560 phòng học bộ môn, 340 phòng chuẩn bị và 530 phòng thư viện cấp trung học phổ thông; mua sắm bổ sung 670 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 6; 4.190 bộ thiết bị phòng học bộ môn; 182.110 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; 8.220 bộ máy tính; 5.900 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.
Giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học, đầu tư xây dựng số phòng học còn lại thay thế các phòng học tạm thời; phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, thuê.
Phấn đấu xây dựng bổ sung đủ số phòng học đạt chuẩn 1 lớp/1 phòng cấp mầm non và tiểu học; đủ số phòng phục vụ học tập, phòng bộ môn và thư viện; mua sắm bổ sung đủ thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo dục mầm non và phổ thông; trong đó, ưu tiên cho lớp 3, lớp 4, lớp 5, lớp 7, lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11 và lớp 12 theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
Đến thời điểm chuẩn bị thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 của Đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn các địa phương rà soát, thống kê, xác định nhu cầu đầu tư; báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục đầu tư và cơ chế huy động vốn bảo đảm khả thi, phù hợp với các mục tiêu nêu trên.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quản lý hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị trường học; thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về cơ sở vật chất trường học; tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho trường học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn chi tiết cơ cấu các nguồn vốn để triển khai thực hiện Đề án đến từng cấp học; tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Triển khai Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án triển khai “Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025". Mục tiêu của Đề án nhằm thúc đẩy thực hiện có hiệu quả ở cấp quốc gia các mục tiêu của “Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025” nhằm đạt được các mục tiêu khu vực về xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng vào người dân, lấy người dân làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội.
Năm 2019, các bộ, ngành, địa phương sẽ xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án. Từ năm 2019 đến năm 2025, 100% công chức được tập huấn, trang bị kiến thức đầy đủ về Cộng đồng ASEAN; 80% công chức được tập huấn về kỹ năng hành chính, quản lý nhà nước đáp ứng các tiêu chuẩn và giá trị chung của nền công vụ các nước ASEAN.
Đề án sẽ thúc đẩy hợp tác trong việc phát triển và chia sẻ kinh nghiệm đối với các lĩnh vực quan trọng; tập trung đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và xây dựng cộng đồng các chuyên gia trong từng lĩnh vực để thu hẹp khoảng cách và khuyến khích hợp tác giữa các nước ASEAN; bảo đảm tiếp thu những nguyên tắc quản trị hiệu quả của nền công vụ các nước ASEAN.
Căn cứ vào Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN 2025, Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN 2025, các nội dung của “Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025” và các chương trình cải cách hành chính đang được thực hiện, Đề án tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục tiêu của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ trung ương đến địa phương; tiếp thu các nguyên tắc quản trị hiệu quả của ASEAN vào chương trình cải cách công vụ và xây dựng năng lực của các bộ, ngành, địa phương, bao gồm: hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm; xây dựng tổ chức hành chính các cấp minh bạch, trách nhiệm, hiệu quả, có khả năng giải quyết những thách thức mới.
Đồng thời, tập trung đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, trình độ ngoại ngữ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu thu hẹp khoảng cách của Cộng đồng ASEAN; khuyến khích hợp tác và xây dựng cộng đồng chuyên gia về ASEAN trong từng lĩnh vực; tăng cường cơ chế chia sẻ thông tin, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực Hợp tác ASEAN...
Vì sự phát triển toàn diện trẻ em
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018 - 2025. Đề án được triển khai trên toàn quốc cho trẻ em đến 8 tuổi từ năm 2018 - 2025.
Mục tiêu của Đề án bảo đảm cho trẻ em đến 8 tuổi được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần; được bình đẳng tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo độ tuổi nhằm thực hiện các quyền của trẻ em, góp phần phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Đề án phấn đấu đến năm 2020, 70% trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo nhu cầu và phù hợp với độ tuổi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội; 70% cán bộ làm công tác liên quan đến trẻ em tại các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cán bộ tại cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan để hỗ trợ, chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em.
Đồng thời, phấn đấu 50% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mạng lưới kết nối và chuyển tuyến các dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; triển khai theo dõi, đánh giá nhu cầu của trẻ em đến 8 tuổi và thí điểm mô hình chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em tại gia đình và cộng đồng.
Để đạt được mục tiêu trên, từ nay đến năm 2025, Đề án sẽ triển khai truyền thông nâng cao nhận thức về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời cho các cấp, các ngành, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và cộng đồng; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác trẻ em của các ngành, đoàn thể các cấp, các cơ sở cung cấp dịch vụ về các kiến thức, kỹ năng liên quan đến chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời.
Đồng thời, thực hiện tư vấn, hướng dẫn, giáo dục cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em các kiến thức kỹ năng chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi. Xây dựng Chương trình tư vấn, giáo dục làm cha mẹ về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời. Thí điểm triển khai Chương trình và chỉ đạo triển khai trên toàn quốc.
Trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em phù hợp với nhu cầu phát triển và độ tuổi; ưu tiên tư vấn, hướng dẫn việc chăm sóc trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời và phụ nữ mang thai, hỗ trợ giáo dục sớm, chăm sóc nuôi dưỡng trong môi trường an toàn, lành mạnh, bảo đảm phúc lợi xã hội và bảo vệ khỏi xâm hại, bạo lực.../.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước các cấp vẫn còn nhiều hạn chế. Vẫn còn những thủ tục hành chính là rào cản ảnh hưởng tới nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và quyết tâm tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng. Chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính ở một số địa phương còn hình thức; người dân, doanh nghiệp vẫn phải đi lại nhiều lần đến cơ quan nhà nước để giải quyết một công việc...
Để đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương mình.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ban hành kế hoạch triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23-4-2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08-8-2018 của Thủ tướng Chính phủ; thành lập hoặc kiện toàn tổ chức, nhiệm vụ Bộ phận Một cửa và chỉ đạo bố trí trụ sở, trang thiết bị của Bộ phận Một cửa các cấp bảo đảm sự thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính; chuyển giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ Sở Nội vụ sang Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đúng quy định tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP.
Bố trí cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa có trình độ chuyên môn thực hiện hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cho người dân doanh nghiệp, tiến tới thực hiện toàn bộ quy trình tại Bộ phận Một cửa đối với những thủ tục hành chính phổ biến và có số lượng hồ sơ phát sinh lớn, bảo đảm không tăng biên chế. Việc tổ chức, vận hành Bộ phận Một cửa cần có sự tham gia của các đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của việc thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và theo dõi tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Chấn chỉnh việc giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị mình, hạn chế tối đa việc người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch thông tin về thủ tục hành chính. Nghiêm túc xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định thủ tục hành chính; khắc phục tình trạng quá hạn trong giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm việc xin lỗi cá nhân, tổ chức khi xảy ra tình trạng chậm, muộn trong giải quyết thủ tục hành chính.
Triển khai đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính và đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với việc giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa các cấp, bảo đảm thực chất, tránh hình thức; kịp thời động viên, khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá cao trong giải quyết thủ tục hành chính và xử lý nghiêm, thay thế cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định; đề xuất chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, làm chủ các ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận một cửa các cấp.
Các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ rà soát, đề xuất các thủ tục hành chính thực hiện liên thông và xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình thực hiện liên thông thủ tục hành chính, danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng tại địa phương đưa ra tiếp nhận và giải quyết tại Trung tâm phục vụ hành chính công, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện. Thực hiện rà soát, công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền có thể giao cho cấp tỉnh, huyện, xã tiếp nhận hồ sơ.
Xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, thuận tiện, dễ sử dụng cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, có thể khai thác được trên các thiết bị di động thông minh. Chuẩn hóa, thống nhất quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong phạm vi của Bộ, tỉnh trên tinh thần cải cách mạnh mẽ và tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp. Cuối năm 2019, 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cập nhật, theo dõi tình hình thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
Việc xây dựng dịch vụ công trực tuyến phải lấy người sử dụng làm trung tâm, bảo đảm tính thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng. Tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện và giải quyết dịch vụ công trực tuyến.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ kịp thời cập nhật các thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để UBND các tỉnh, thành phố có cơ sở công bố danh mục, niêm yết công khai thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố; tổ chức kết nối tích hợp hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công do bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng với hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công của địa phương.
Bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non, phổ thông
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025. Mục tiêu của Đề án nhằm bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
Cụ thể, giai đoạn 2017 - 2020, đối với giáo dục mầm non, đầu tư xây dựng 4.300 phòng học thay thế các phòng học tạm thời (bao gồm phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học xây dựng tạm bằng các loại vật liệu khác); phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, thuê tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng bổ sung 4.360 phòng học; 3.070 phòng giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật; 1.220 nhà bếp và nhà kho; mua sắm bổ sung 16.290 bộ thiết bị dạy học tối thiểu và 1.020 bộ thiết bị đồ chơi ngoài trời theo chương trình.
Đối với giáo dục tiểu học, đầu tư xây dựng 5.900 phòng học tiểu học thay thế các phòng học tạm thời (bao gồm phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học xây dựng tạm bằng các loại vật liệu khác); phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, thuê tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Xây dựng bổ sung 6.000 phòng học; 7.770 phòng chức năng (giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, tin học, ngoại ngữ, thiết bị giáo dục, hỗ trợ giáo dục khuyết tật học hòa nhập); 3.420 phòng thư viện; mua sắm bổ sung 39.070 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 1 và lớp 2; 258.620 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; 13.910 bộ máy tính; 1.980 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.
Đối với giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông, xây dựng bổ sung 5.670 phòng học bộ môn, 1.450 phòng chuẩn bị và 790 phòng thư viện cấp trung học cơ sở; 1.560 phòng học bộ môn, 340 phòng chuẩn bị và 530 phòng thư viện cấp trung học phổ thông; mua sắm bổ sung 670 bộ thiết bị dạy học tối thiểu khối lớp 6; 4.190 bộ thiết bị phòng học bộ môn; 182.110 bộ bàn ghế hai chỗ ngồi; 8.220 bộ máy tính; 5.900 bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ.
Giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học, đầu tư xây dựng số phòng học còn lại thay thế các phòng học tạm thời; phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp, cần xây dựng lại; phòng học nhờ, mượn, thuê.
Phấn đấu xây dựng bổ sung đủ số phòng học đạt chuẩn 1 lớp/1 phòng cấp mầm non và tiểu học; đủ số phòng phục vụ học tập, phòng bộ môn và thư viện; mua sắm bổ sung đủ thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo dục mầm non và phổ thông; trong đó, ưu tiên cho lớp 3, lớp 4, lớp 5, lớp 7, lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11 và lớp 12 theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
Đến thời điểm chuẩn bị thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 của Đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn các địa phương rà soát, thống kê, xác định nhu cầu đầu tư; báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục đầu tư và cơ chế huy động vốn bảo đảm khả thi, phù hợp với các mục tiêu nêu trên.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quản lý hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị trường học; thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về cơ sở vật chất trường học; tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho trường học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn chi tiết cơ cấu các nguồn vốn để triển khai thực hiện Đề án đến từng cấp học; tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Triển khai Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án triển khai “Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025". Mục tiêu của Đề án nhằm thúc đẩy thực hiện có hiệu quả ở cấp quốc gia các mục tiêu của “Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025” nhằm đạt được các mục tiêu khu vực về xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng vào người dân, lấy người dân làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội.
Năm 2019, các bộ, ngành, địa phương sẽ xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án. Từ năm 2019 đến năm 2025, 100% công chức được tập huấn, trang bị kiến thức đầy đủ về Cộng đồng ASEAN; 80% công chức được tập huấn về kỹ năng hành chính, quản lý nhà nước đáp ứng các tiêu chuẩn và giá trị chung của nền công vụ các nước ASEAN.
Đề án sẽ thúc đẩy hợp tác trong việc phát triển và chia sẻ kinh nghiệm đối với các lĩnh vực quan trọng; tập trung đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và xây dựng cộng đồng các chuyên gia trong từng lĩnh vực để thu hẹp khoảng cách và khuyến khích hợp tác giữa các nước ASEAN; bảo đảm tiếp thu những nguyên tắc quản trị hiệu quả của nền công vụ các nước ASEAN.
Căn cứ vào Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN 2025, Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN 2025, các nội dung của “Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025” và các chương trình cải cách hành chính đang được thực hiện, Đề án tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục tiêu của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ trung ương đến địa phương; tiếp thu các nguyên tắc quản trị hiệu quả của ASEAN vào chương trình cải cách công vụ và xây dựng năng lực của các bộ, ngành, địa phương, bao gồm: hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm; xây dựng tổ chức hành chính các cấp minh bạch, trách nhiệm, hiệu quả, có khả năng giải quyết những thách thức mới.
Đồng thời, tập trung đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, trình độ ngoại ngữ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu thu hẹp khoảng cách của Cộng đồng ASEAN; khuyến khích hợp tác và xây dựng cộng đồng chuyên gia về ASEAN trong từng lĩnh vực; tăng cường cơ chế chia sẻ thông tin, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực Hợp tác ASEAN...
Vì sự phát triển toàn diện trẻ em
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018 - 2025. Đề án được triển khai trên toàn quốc cho trẻ em đến 8 tuổi từ năm 2018 - 2025.
Mục tiêu của Đề án bảo đảm cho trẻ em đến 8 tuổi được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần; được bình đẳng tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo độ tuổi nhằm thực hiện các quyền của trẻ em, góp phần phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Đề án phấn đấu đến năm 2020, 70% trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo nhu cầu và phù hợp với độ tuổi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội; 70% cán bộ làm công tác liên quan đến trẻ em tại các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cán bộ tại cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan để hỗ trợ, chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em.
Đồng thời, phấn đấu 50% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mạng lưới kết nối và chuyển tuyến các dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; triển khai theo dõi, đánh giá nhu cầu của trẻ em đến 8 tuổi và thí điểm mô hình chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em tại gia đình và cộng đồng.
Để đạt được mục tiêu trên, từ nay đến năm 2025, Đề án sẽ triển khai truyền thông nâng cao nhận thức về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời cho các cấp, các ngành, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và cộng đồng; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác trẻ em của các ngành, đoàn thể các cấp, các cơ sở cung cấp dịch vụ về các kiến thức, kỹ năng liên quan đến chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời.
Đồng thời, thực hiện tư vấn, hướng dẫn, giáo dục cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em các kiến thức kỹ năng chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi. Xây dựng Chương trình tư vấn, giáo dục làm cha mẹ về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời. Thí điểm triển khai Chương trình và chỉ đạo triển khai trên toàn quốc.
Trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em phù hợp với nhu cầu phát triển và độ tuổi; ưu tiên tư vấn, hướng dẫn việc chăm sóc trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời và phụ nữ mang thai, hỗ trợ giáo dục sớm, chăm sóc nuôi dưỡng trong môi trường an toàn, lành mạnh, bảo đảm phúc lợi xã hội và bảo vệ khỏi xâm hại, bạo lực.../.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 22 đến ngày 28-10-2018)  (30/10/2018)
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ trong thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII  (30/10/2018)
Tiếp lửa cho “lò” ngày càng nóng  (30/10/2018)
Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018  (30/10/2018)
Thủ tướng Pháp thăm Việt Nam: Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược  (30/10/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên