Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước
22:15, ngày 23-10-2018
TCCSĐT - Chiều 23-10, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại hội trường về công tác nhân sự. Trưởng Ban kiểm phiếu đã công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước, theo đó Quốc hội nhất trí bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đại biểu Quốc hội khóa XIV giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
Ngay sau khi thông qua Nghị quyết, Chủ tịch nước đã tuyên thệ trước Quốc hội. Toàn bộ nội dung tuyên thệ được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.
Trước đó, 10 giờ sáng ngày 23-10, Quốc hội đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đại biểu Quốc hội khóa XIV để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021. Các đại biểu Quốc hội Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử.
Sau khi Quốc hội thành lập Ban Kiểm phiếu, khoảng 10 giờ 15 phút Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước bằng bỏ phiếu kín. 10 giờ 25 phút, ban kiểm phiếu làm việc.
Chiều cùng ngày, Ban Kiểm phiếu đã công bố kết quả kiểm phiếu bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021. Theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trúng cử chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Tiếp đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
Ngay sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, lễ tuyên thệ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra trang trọng tại Hội trường Diên Hồng.
Trước Quốc kỳ, Quốc hội và cử tri cả nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ: "Dưới cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào và cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó".
Phát biểu nhậm chức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Nhấn mạnh, đây là một vinh dự vô cùng to lớn, đồng thời cũng là một trách nhiệm hết sức nặng nề, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định sẽ nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ như vừa tuyên thệ trước Quốc hội, trước đồng bào và cử tri cả nước.
Trong giờ phút trọng đại, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chia sẻ tâm trạng vừa mừng, vừa lo; mừng là vì được Quốc hội, nhân dân tin cậy, yêu mến giao nhiệm vụ; lo là làm thế nào để hoàn thành tốt nhất trách nhiệm của mình trước đất nước, trước nhân dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, thậm chí phần lo lắng nhiều hơn, bởi 3 lý do. Một là tình hình đất nước bên cạnh mặt thuận lợi là cơ bản, thành tích lớn lao, cũng đang có không ít khó khăn, thách thức, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết, nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề.
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực và vị thế, uy tín như ngày nay; nhưng cũng đang đứng trước những khó khăn rất lớn, tình hình thế giới diễn biến không thể lường hết được.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, vui mừng với những thành tựu, kết quả to lớn nhưng tuyệt nhiên không được chủ quan, tự mãn, không được quá say sưa với thắng lợi, ngủ quên trên vòng nguyệt quế.
Hai là, việc đảm nhiệm đồng thời chức vụ Chủ tịch nước và Tổng Bí thư của Đảng, công việc rất nhiều, lại đang chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Ba là trình độ, năng lực, sự hiểu biết có hạn, tuổi tác lại đã lớn, mà tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp.
Vì vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng rất mong được các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và đồng bào chia sẻ, hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện; các cơ quan liên quan như Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội, các cơ quan tư pháp, các cơ quan, ban, ngành và các địa phương phối hợp chặt chẽ, đặc biệt là đoàn kết thống nhất cao để có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định sẽ cố gắng hết sức mình, nỗ lực phấn đấu để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định và Đảng, Nhà nước, Nhân dân đã giao phó.
Thay mặt Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã tặng bó hoa tươi thắm chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Bên lề phiên họp Quốc hội, các đại biểu thể hiện sự nhất trí cao với việc Quốc hội giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp lần này. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành quy trình, thủ tục lựa chọn, giới thiệu nhân sự để trình Quốc hội bầu theo đúng quy định về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước.
Các đại biểu Quốc hội phân tích, trước đây, khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chức vụ cao nhất trong Đảng là Chủ tịch Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đảm nhận. Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là Chủ tịch nước đầu tiên và giữ cương vị này đến tháng 9-1969. Như vậy, đây là giai đoạn lịch sử mà người giữ chức vụ cao nhất trong Đảng đã đảm nhận chức danh đứng đầu Nhà nước.
Bày tỏ nhất trí cao với việc giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước, đại biểu Phùng Văn Hùng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng) cho rằng, đây là việc làm cần thiết, tạo thuận lợi cho quan hệ ngoại giao và trong công tác điều hành đất nước.
Tại Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII) vừa qua, Trung ương đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước. "Tôi cho rằng sự tín nhiệm của Trung ương Đảng thể hiện kỳ vọng, sự đồng tình ủng hộ của người dân cả nước. Cá nhân tôi cũng như nhiều đại biểu kỳ vọng và mong đợi kết quả bầu Chủ tịch nước lần này," đại biểu Phùng Văn Hùng nêu quan điểm.
Bày tỏ sự đồng tình cao, đại biểu Trương Minh Hoàng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau) cho rằng trong điều kiện hiện nay, đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Chủ tịch nước là phù hợp và cần thiết.
Theo đại biểu, trong vai trò Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên các mặt công tác, đặc biệt trong công tác phòng, chống tham nhũng... "Tới đây, nếu tiếp tục đảm nhiệm thêm trọng trách Chủ tịch nước, thì với sự điều hành nhất quán này, tôi tin tưởng với khả năng của mình, đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục phát huy mạnh hơn, nhiều hơn nữa," đại biểu Trương Minh Hoàng nhận định.
Với những gì Tổng Bí thư đã làm được trong thời gian qua, cử tri rất ủng hộ và tin tưởng rằng: Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước sẽ tạo điều kiện tốt để công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước tiếp tục đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.
Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) tin tưởng, kỳ họp lần này giới thiệu bầu Chủ tịch nước sẽ nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội, người đại diện cho lá phiếu của cử tri. Theo đại biểu, việc Tổng Bí thư được giới thiệu bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước hoàn toàn dựa trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam.
Các đại biểu nhận định với những điều kiện khách quan và đòi hỏi từ thực tiễn, việc bầu Tổng Bí thư giữ chức vụ Chủ tịch nước là phù hợp với cải cách thể chế, có lợi cho Đảng, đất nước, cho quá trình đối ngoại và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.
Ngay sau khi thông qua Nghị quyết, Chủ tịch nước đã tuyên thệ trước Quốc hội. Toàn bộ nội dung tuyên thệ được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.
Trước đó, 10 giờ sáng ngày 23-10, Quốc hội đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đại biểu Quốc hội khóa XIV để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021. Các đại biểu Quốc hội Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử.
Sau khi Quốc hội thành lập Ban Kiểm phiếu, khoảng 10 giờ 15 phút Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước bằng bỏ phiếu kín. 10 giờ 25 phút, ban kiểm phiếu làm việc.
Chiều cùng ngày, Ban Kiểm phiếu đã công bố kết quả kiểm phiếu bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021. Theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trúng cử chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Tiếp đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
Ngay sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, lễ tuyên thệ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra trang trọng tại Hội trường Diên Hồng.
Trước Quốc kỳ, Quốc hội và cử tri cả nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ: "Dưới cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào và cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó".
Phát biểu nhậm chức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Nhấn mạnh, đây là một vinh dự vô cùng to lớn, đồng thời cũng là một trách nhiệm hết sức nặng nề, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định sẽ nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ như vừa tuyên thệ trước Quốc hội, trước đồng bào và cử tri cả nước.
Trong giờ phút trọng đại, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chia sẻ tâm trạng vừa mừng, vừa lo; mừng là vì được Quốc hội, nhân dân tin cậy, yêu mến giao nhiệm vụ; lo là làm thế nào để hoàn thành tốt nhất trách nhiệm của mình trước đất nước, trước nhân dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, thậm chí phần lo lắng nhiều hơn, bởi 3 lý do. Một là tình hình đất nước bên cạnh mặt thuận lợi là cơ bản, thành tích lớn lao, cũng đang có không ít khó khăn, thách thức, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết, nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề.
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực và vị thế, uy tín như ngày nay; nhưng cũng đang đứng trước những khó khăn rất lớn, tình hình thế giới diễn biến không thể lường hết được.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, vui mừng với những thành tựu, kết quả to lớn nhưng tuyệt nhiên không được chủ quan, tự mãn, không được quá say sưa với thắng lợi, ngủ quên trên vòng nguyệt quế.
Hai là, việc đảm nhiệm đồng thời chức vụ Chủ tịch nước và Tổng Bí thư của Đảng, công việc rất nhiều, lại đang chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Ba là trình độ, năng lực, sự hiểu biết có hạn, tuổi tác lại đã lớn, mà tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp.
Vì vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng rất mong được các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và đồng bào chia sẻ, hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện; các cơ quan liên quan như Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội, các cơ quan tư pháp, các cơ quan, ban, ngành và các địa phương phối hợp chặt chẽ, đặc biệt là đoàn kết thống nhất cao để có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định sẽ cố gắng hết sức mình, nỗ lực phấn đấu để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định và Đảng, Nhà nước, Nhân dân đã giao phó.
Thay mặt Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã tặng bó hoa tươi thắm chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Bên lề phiên họp Quốc hội, các đại biểu thể hiện sự nhất trí cao với việc Quốc hội giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp lần này. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành quy trình, thủ tục lựa chọn, giới thiệu nhân sự để trình Quốc hội bầu theo đúng quy định về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước.
Các đại biểu Quốc hội phân tích, trước đây, khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chức vụ cao nhất trong Đảng là Chủ tịch Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đảm nhận. Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là Chủ tịch nước đầu tiên và giữ cương vị này đến tháng 9-1969. Như vậy, đây là giai đoạn lịch sử mà người giữ chức vụ cao nhất trong Đảng đã đảm nhận chức danh đứng đầu Nhà nước.
Bày tỏ nhất trí cao với việc giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước, đại biểu Phùng Văn Hùng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng) cho rằng, đây là việc làm cần thiết, tạo thuận lợi cho quan hệ ngoại giao và trong công tác điều hành đất nước.
Tại Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII) vừa qua, Trung ương đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước. "Tôi cho rằng sự tín nhiệm của Trung ương Đảng thể hiện kỳ vọng, sự đồng tình ủng hộ của người dân cả nước. Cá nhân tôi cũng như nhiều đại biểu kỳ vọng và mong đợi kết quả bầu Chủ tịch nước lần này," đại biểu Phùng Văn Hùng nêu quan điểm.
Bày tỏ sự đồng tình cao, đại biểu Trương Minh Hoàng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau) cho rằng trong điều kiện hiện nay, đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Chủ tịch nước là phù hợp và cần thiết.
Theo đại biểu, trong vai trò Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên các mặt công tác, đặc biệt trong công tác phòng, chống tham nhũng... "Tới đây, nếu tiếp tục đảm nhiệm thêm trọng trách Chủ tịch nước, thì với sự điều hành nhất quán này, tôi tin tưởng với khả năng của mình, đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục phát huy mạnh hơn, nhiều hơn nữa," đại biểu Trương Minh Hoàng nhận định.
Với những gì Tổng Bí thư đã làm được trong thời gian qua, cử tri rất ủng hộ và tin tưởng rằng: Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước sẽ tạo điều kiện tốt để công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước tiếp tục đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.
Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) tin tưởng, kỳ họp lần này giới thiệu bầu Chủ tịch nước sẽ nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội, người đại diện cho lá phiếu của cử tri. Theo đại biểu, việc Tổng Bí thư được giới thiệu bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước hoàn toàn dựa trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam.
Các đại biểu nhận định với những điều kiện khách quan và đòi hỏi từ thực tiễn, việc bầu Tổng Bí thư giữ chức vụ Chủ tịch nước là phù hợp với cải cách thể chế, có lợi cho Đảng, đất nước, cho quá trình đối ngoại và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 15 đến 21-10-2018)  (23/10/2018)
Tỉnh Long An nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở đáp ứng yêu cầu mới  (23/10/2018)
Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta theo đường lối Đại hội XII của Đảng  (23/10/2018)
Nghịch lý của “số đông”?  (23/10/2018)
Không bố trí kinh phí mua xe công, giảm mạnh chi cho lễ hội  (22/10/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên