Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc thăm chính thức Cộng hòa Áo
00:00, ngày 17-10-2018
Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục các hoạt động thăm Bang Hạ Áo, sáng 16-10, giờ địa phương (chiều 16-10, giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm và nói chuyện tại Đại học Khoa học ứng dụng Krems (IMC), một trong những trường đại học khoa học ứng dụng trẻ, năng động của Áo.
Nói chuyện với các giảng viên, sinh viên của Đại học Krems, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ những tình cảm của thanh niên và sinh viên Áo dành cho Việt Nam qua các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh xâm lược trong suốt thập niên 1960. Đến thập niên 1970, Áo là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Qua hơn 4 thập kỷ, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Áo đã phát triển trên nhiều mặt, nhất là về kinh tế, Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Áo tại Đông Nam Á; Áo nằm trong số 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU). Nguồn viện trợ phát triển của Áo dành cho Việt Nam trong lĩnh vực y tế, đường sắt, đào tạo nghề... đã góp phần hiệu quả vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Sau hơn 30 năm Đổi mới, Việt Nam hiện nay là một đất nước hòa bình, phát triển năng động và là nước có dân số trẻ với 40% ở độ tuổi thanh thiếu niên có khát vọng, hoài bão học tập, lập nghiệp và ý chí vươn lên mạnh mẽ. Việt Nam coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là khâu đột phá mở rộng tối đa cơ hội tiếp cận cho người học, nền giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của các nước trên thế giới, trong đó có Áo.
Đây cũng là lĩnh vực ưu tiên được lãnh đạo hai nước nhất trí thúc đẩy trong hợp tác giữa hai nước thời gian tới.
Nhấn mạnh đến những cơ hội và thách thức mà thanh niên và sinh viên hai nước Việt Nam và Áo đang phải đối diện, Thủ tướng cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo cơ hội lớn cho các nước xích lại gần nhau hơn, hiểu biết sâu hơn về nước khác và tăng cường chia sẻ trách nhiệm cộng đồng cao cả.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, thanh niên cũng đứng trước nhiều thách thức to lớn. Mặc dù hòa bình và phát triển vẫn là xu thế lớn song tư duy cường quyền đề cao sức mạnh quân sự, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, sự gia tăng của chủ nghĩa đơn phương tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Chiến tranh và xung đột cục bộ, xung đột tôn giáo - sắc tộc, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa khủng bố vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới.
Bên cạnh đó là các thách thức toàn cầu như phát triển thiếu bền vững, biến đổi khí hậu, khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng giới, suy thoái môi trường, thất nghiệp, tệ nạn xã hội... Các thách thức này đã và đang đe dọa công cuộc phát triển bền vững, mà thế hệ trẻ cũng thuộc nhóm người chịu ảnh hưởng nặng nề.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng, thanh niên và sinh viên hai nước Việt Nam - Áo sẽ là một trong những cầu nối để thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển và thịnh vượng chung của khu vực.
Nhân dịp này, Thủ tướng đã chứng kiến ký chương trình hợp tác giữa Đại học Krems và Đại học Thương mại Việt Nam.
Cùng ngày, Thủ tướng thăm Trung tâm nghiên cứu Biomin của Áo.
Chiều 16-10 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã rời thủ đô Vienna, kết thúc tốt đẹp thăm chính thức Cộng hòa Áo; lên đường sang Brussels, dự Hội nghị ASEM 12, thăm chính thức Bỉ và Đan Mạch.
Trong thời gian 3 ngày thăm chính thức Cộng hòa Áo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz và cùng chứng kiến ký kết một số hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước.
Thủ tướng đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Áo Wolfgang Sobotka; tới chào xã giao Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên trong Đoàn Cấp cao Chính phủ Việt Nam cũng đã dự và phát biểu tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt Nam - Áo và tiếp một số doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu của Áo. Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp mặt thân mật với đại diện bà con cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Áo và một số nước châu Âu./.
Qua hơn 4 thập kỷ, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Áo đã phát triển trên nhiều mặt, nhất là về kinh tế, Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Áo tại Đông Nam Á; Áo nằm trong số 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU). Nguồn viện trợ phát triển của Áo dành cho Việt Nam trong lĩnh vực y tế, đường sắt, đào tạo nghề... đã góp phần hiệu quả vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Sau hơn 30 năm Đổi mới, Việt Nam hiện nay là một đất nước hòa bình, phát triển năng động và là nước có dân số trẻ với 40% ở độ tuổi thanh thiếu niên có khát vọng, hoài bão học tập, lập nghiệp và ý chí vươn lên mạnh mẽ. Việt Nam coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là khâu đột phá mở rộng tối đa cơ hội tiếp cận cho người học, nền giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của các nước trên thế giới, trong đó có Áo.
Đây cũng là lĩnh vực ưu tiên được lãnh đạo hai nước nhất trí thúc đẩy trong hợp tác giữa hai nước thời gian tới.
Nhấn mạnh đến những cơ hội và thách thức mà thanh niên và sinh viên hai nước Việt Nam và Áo đang phải đối diện, Thủ tướng cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo cơ hội lớn cho các nước xích lại gần nhau hơn, hiểu biết sâu hơn về nước khác và tăng cường chia sẻ trách nhiệm cộng đồng cao cả.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, thanh niên cũng đứng trước nhiều thách thức to lớn. Mặc dù hòa bình và phát triển vẫn là xu thế lớn song tư duy cường quyền đề cao sức mạnh quân sự, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, sự gia tăng của chủ nghĩa đơn phương tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Chiến tranh và xung đột cục bộ, xung đột tôn giáo - sắc tộc, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa khủng bố vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới.
Bên cạnh đó là các thách thức toàn cầu như phát triển thiếu bền vững, biến đổi khí hậu, khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng giới, suy thoái môi trường, thất nghiệp, tệ nạn xã hội... Các thách thức này đã và đang đe dọa công cuộc phát triển bền vững, mà thế hệ trẻ cũng thuộc nhóm người chịu ảnh hưởng nặng nề.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng, thanh niên và sinh viên hai nước Việt Nam - Áo sẽ là một trong những cầu nối để thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển và thịnh vượng chung của khu vực.
Nhân dịp này, Thủ tướng đã chứng kiến ký chương trình hợp tác giữa Đại học Krems và Đại học Thương mại Việt Nam.
Cùng ngày, Thủ tướng thăm Trung tâm nghiên cứu Biomin của Áo.
Chiều 16-10 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã rời thủ đô Vienna, kết thúc tốt đẹp thăm chính thức Cộng hòa Áo; lên đường sang Brussels, dự Hội nghị ASEM 12, thăm chính thức Bỉ và Đan Mạch.
Trong thời gian 3 ngày thăm chính thức Cộng hòa Áo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz và cùng chứng kiến ký kết một số hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước.
Thủ tướng đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Áo Wolfgang Sobotka; tới chào xã giao Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên trong Đoàn Cấp cao Chính phủ Việt Nam cũng đã dự và phát biểu tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt Nam - Áo và tiếp một số doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu của Áo. Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp mặt thân mật với đại diện bà con cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Áo và một số nước châu Âu./.
Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp thứ 6 khóa XIV  (16/10/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 08 đến 14-10-2018)  (16/10/2018)
Những vấn đề đặt ra trong công tác vận động trí thức của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ  (16/10/2018)
Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách công ở nước ta hiện nay  (16/10/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Áo  (16/10/2018)
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp các Đại sứ trình Quốc thư  (16/10/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên