Thủ tướng: Kon Tum xử lý tốt vấn đề đất đai, không để xảy ra điểm nóng
21:03, ngày 05-09-2018
TCCSĐT - Sau buổi sáng chung vui cùng thày và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông trong lễ khai giảng năm học mới 2018 - 2019, chiều 05-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Kon Tum - địa phương nằm ở phía bắc Tây Nguyên với 28 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 53% và là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế xã hội.
Điểm nổi bật của Kon Tum là diện tích rừng đặc dụng lớn, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho công tác phát triển dược liệu dưới tán rừng, đặc biệt là sâm Ngọc Linh.
Qua thực tế cho thấy, việc giao rừng, thuê rừng để trồng sâm Ngọc Linh và các loài dược liệu dưới tán rừng không phát sinh hoạt động khai thác lâm sản, không ảnh hưởng đến cấu trúc rừng, đồng thời, góp phần to lớn vào công tác quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao, cho thuê vì yêu cầu phải có độ che phủ của rừng lớn hơn 70% để tạo môi trường sống thích hợp cho cây sâm Ngọc Linh và các loài dược liệu phát triển.
Tại buổi làm việc, Kon Tum kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét có cơ chế cho tỉnh được thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng đặc dụng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh và các loài dược liệu dưới tán rừng, trước mắt, xem xét thống nhất cho phép tỉnh được thực hiện thí điểm việc giao rừng, thuê rừng đối với diện tích rừng đặc dụng 8.807 ha thuộc lâm phần của Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh để trồng và phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.
Cho ý kiến về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Kon Tum tập hợp, rà soát, đánh giá kỹ kết quả các dự án đã triển khai; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên tinh thần “tạo điều kiện thuận lợi” để tỉnh phát triển cây dược liệu đặc biệt quý hiếm và giá trị kinh tế cao là sâm Ngọc Linh.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đặc thù của Kon Tum là địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao cùng sinh sống. Do đó, yêu cầu gìn giữ, phát huy tình đoàn kết, không gian đa văn hóa của các dân tộc cần phải luôn được chú trọng.
Một đặc điểm khác của Kon Tum là địa phương của Việt Nam giáp ranh hai nước Lào, Campuchia nên nhiệm vụ đối ngoại, gìn giữ, củng cố tình hữu nghị, hợp tác truyền thống cũng cần được coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng bộ, các cấp chính quyền và nhân dân trong tỉnh.
Phân tích sâu về những tiềm năng lợi thế của Kon Tum, nhất là sở hữu nhiều kinh doanh thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, Thủ tướng nhắc đến truyền thống của người dân Kon Tum trung kiên, anh dũng, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân chung sức, chung lòng xây dựng quê hương Kon Tum ngày càng phát triển đi lên.
Nhận xét về kết quả phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Thủ tướng cho rằng trong bối cảnh điều kiện biến đổi khí hậu gây ra nhiều khó khăn, trở ngại, nhưng Kon Tum đã có nhiều cố gắng và đạt được một số thành công căn bản, làm tiền đề cho tăng trưởng của tỉnh trong thời gian tới.
Thủ tướng đánh giá cao kết quả công tác đối ngoại, củng cố, phát huy tình hữu nghị, hợp tác truyền thống với các nước bạn Lào, Campuchia. Tỉnh thường xuyên chú trọng, quan tâm giải quyết và làm tốt công tác dân tộc trên địa bàn.
Thủ tướng cho rằng với các dự án trồng cây sâm Ngọc Linh - quốc bảo của Việt Nam, Kon Tum đã bước đầu đạt được thành công trên con đường phát triển loại dược liệu hiếm có và giá trị kinh tế cao này gắn với những vấn đề về “quốc kế dân sinh” tại địa phương.
Tuy nhiên, thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế cần khắc phục của tỉnh, Thủ tướng nhận xét Kon Tum còn phát triển dưới tiềm năng, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, có nguy cơ tụt hậu. Thương hiệu của một số sản phẩm như càphê, hàng nông sản còn yếu. Phát triển doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, hầu hết doanh nghiệp đều thuộc diện nhỏ và siêu nhỏ. Đáng chú ý, chỉ số PCI của tỉnh còn thấp, có những mặt thậm chí còn tụt hậu; chất lượng nguồn nhân lực còn cần phải cải thiện nhiều trong thời gian tới…
Về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội Kon Tum, Thủ tướng đề nghị tỉnh chọn một số lĩnh vực quan trọng, phù hợp để ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ. Cùng với đó, tỉnh tập trung tìm nguồn lực bảo đảm cho chất lượng tăng trưởng bền vững, nhất là về giao thông, thủy lợi. Bên cạnh đó, tỉnh cần chú ý hơn đến nâng cao chất lượng giáo dục, xử lý tốt vấn đề đất đai, không để xảy ra điểm nóng; phát triển hài hòa các vấn đề xã hội và nâng cao dân trí cho người dân.
Thủ tướng căn dặn Kon Tum coi trọng hơn nữa việc tìm kiếm, kêu gọi đầu tư, nhất là những nhà đầu tư lớn, giàu tiềm năng.
Gợi ý hướng phát triển của Kon Tum, Thủ tướng đề nghị tỉnh phát huy tiềm năng sẵn có dựa trên các trụ cột: phát triển rừng bền vững, nâng cao năng suất rừng gắn với trồng cây dược liệu dưới tán rừng; phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao đa chức năng; phát triển công nghiệp năng lượng, chế biến ở phân khúc cấp cao; phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch…
Nhân dịp công tác tại Kon Tum, Thủ tướng đã đến thăm hỏi, tặng quà một số gia đình chính sách, cán bộ lão thành, người có công với cách mạng tại Thành phố Kon Tum.
Thủ tướng đã đến thăm hỏi, động viên ông Vũ Năng Phấn ( 93 tuổi, cán bộ tiền khởi nghĩa, 75 tuổi Đảng); ông Đào Duy Tồn (93 tuổi, cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh 4/4, nhiễm chất độc hóa học, 70 năm tuổi Đảng) và các nguyên lãnh đạo tỉnh Kon Tum - bác sỹ Sô Lây Tăng và bà Y Viêng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm vùng trồng sâm của Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh-Kon Tum tại huyện Tu Mơ Rông và dự lễ khánh thành Trung tâm quốc gia Nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.
Vùng trồng sâm của Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh-Kon Tum, có diện tích gần 500ha tại hai xã Măng Ri và xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông, là đất rừng tự nhiên. Dự án được triển khai góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững kết hợp bảo vệ và phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng; bảo tồn bền vững nguồn gen quý hiếm của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam và tạo ra sản phẩm hàng hóa từ sâm Ngọc Linh cung cấp cho nhu cầu trong nước và thế giới.
Điều đặc biệt ở dự án này là sự kết hợp của chủ đầu tư với chính quyền nhằm vận động bà con trong hơn 20 thôn với hơn 400 hộ dân cùng trồng sâm Ngọc Linh gắn với bảo vệ và phát triển rừng. Hằng năm, chủ đầu tư tặng miễn phí hơn 20.000 cây sâm giống để bà con gieo trồng dưới sự giám sát, hướng dẫn của công ty. Sản phẩm sau khi đến thời hạn thu hoạch hoàn toàn thuộc về sở hữu của bà con.
Trong quá trình gieo trồng, việc ngăn chặn cây ngoại lai xâm nhập vùng sâm và phòng ngừa thất thoát hết sức được đề cao và được bà con chủ động thực hiện để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Hiện dự án có khoảng 1 triệu cây giống. Công ty đang tiếp tục hướng dẫn người dân gieo trồng và đứng ra thu mua sản phẩm theo giá thị trường; đồng thời tích cực hợp tác với các nhà khoa học khai thác chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh.
Vui mừng đến thăm vùng ươm giống của Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh-Kon Tum, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khái lược thành công của công ty với phương châm: ý thức, kiến thức; kiên trì, kiên nhẫn; ý chí, bản lĩnh.
Thủ tướng nhiệt liệt chúc mừng thành công bước đầu vô cùng quan trọng, hết sức có ý nghĩa của doanh nghiệp này. Phân tích lý do có được thành tựu này, Thủ tướng cho rằng vấn đề đầu tiên là quan tâm đến quyền lợi của bà con đồng bào các dân tộc tại vùng dự án để “cùng làm việc, cùng hưởng lợi” với công ty và chính người dân là đội ngũ bảo vệ nguồn gen thực vật quý hiếm này. Bên cạnh đó là sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cùng với quyết tâm, nỗ lực của chủ đầu tư.
Nhấn mạnh tiếng vang của sâm Ngọc Linh ở Kon Tum và Quảng Nam, theo tính toán về giá trị dinh dưỡng thì không có loại sâm nào trên thế giới có được, Thủ tướng nhấn mạnh sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam và đi liền với đó là quốc kế, dân sinh trong nâng cao mức sống, giá trị chữa bệnh, thu ngân sách, giải quyết việc làm tại địa phương.
Thủ tướng mong muốn các bộ, ngành, tỉnh Kon Tum và công ty cần lưu ý thực hiện bởi đây là lợi thế so sánh đặc biệt của Việt Nam. Định hướng phải để cho “hàng triệu người sử dụng sâm Ngọc Linh,” Thủ tướng đặt ra yêu cầu phát triển chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh để qua đó, nâng cao khả năng cạnh tranh với sâm của các quốc gia nổi tiếng khác trên thế giới.
“Phải biến giấc mơ thành hiện thực. Sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam và phải trở thành quốc kế dân sinh cho nhiều người dân, nhiều người tiêu dùng trong nước và quốc tế," Thủ tướng mong muốn.
Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị chính quyền địa phương triệt để chống hàng giả “đội lốt sâm Ngọc Linh”, đặc biệt bảo đảm an ninh trật tự tốt nhất khu vực dự án và có biện pháp quản lý chặt chẽ để “sản xuất tốt, an toàn tốt."
Thủ tướng cũng mong muốn 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam cùng hợp tác, phát triển, phát huy lợi thế so sánh để “hai bên cùng thắng” với mục tiêu phát triển cây sâm Ngọc Linh trên núi Ngọc Linh mà phía Bắc là Kon Tum, phía Nam là Quảng Nam đáp ứng mong đợi của người dân.
Cũng trong chiều 05-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự lễ khánh thành Trung tâm quốc gia Nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh tại huyện Đăk Tô (Kon Tum). Công trình này là hạng mục đầu tiên nằm trong Dự án đầu tư “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất, xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia cho sâm Ngọc Linh” được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, với tổng mức đầu tư gần 570 tỷ đồng.
Công trình hoàn thành, đi vào sử dụng sẽ phục vụ hiệu quả cho hoạt động bảo tồn nguồn giống sâm Ngọc Linh; tạo tiền đề phát triển thương hiệu quốc gia cho sản phẩm sâm củ Ngọc Linh Kon Tum về lâu dài.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ nếu coi sâm Ngọc Linh là quốc bảo thì từ quốc bảo đến quốc kế dân là một câu hỏi lớn mà trong đó có vai trò của Trung tâm quốc gia Nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh.
Nhấn mạnh việc nghiên cứu, hoàn thiện quá trình nhân giống, gieo trồng, phát triển cây sâm Ngọc Linh là nhiệm vụ rất quan trọng trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết Việt Nam là quốc gia có nhu cầu lớn về nhập khẩu sâm từ Hàn Quốc với nhiều loại chế phẩm, thực phẩm chức năng. Trong khi đó, khoa học chứng minh sâm Ngọc Linh có nhiều ưu điểm vượt trội. Do đó, đây là cơ hội lớn để sâm Ngọc Linh chiếm lĩnh thị trường quốc tế, từ đó, giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy xuất nhập khẩu, đảm bảo quốc kế, dân sinh.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề cao nhiệm vụ bảo vệ nguồn gen, phát triển nguồn sâm Ngọc Linh tương xứng với thế mạnh tự nhiên và tiềm năng sẵn có của hai địa phương Quảng Nam và Kon Tum. Cùng với đó là nghiên cứu, phát triển các sản phẩm chiết xuất từ sâm Ngọc Linh xứng tầm quốc gia, quốc tế. Khâu chăm sóc, chế biến, bảo quản sâm sau thu hoạch cũng phải được bảo đảm tốt hơn. Trong quá trình đó, sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học là rất cần thiết.
Thủ tướng đề nghị Trung tâm coi việc hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong xử lý, phân biệt nạn sâm giả là nhiệm vụ hàng đầu. Bên cạnh đó, Trung tâm nghiên cứu công nghệ bản đồ gen sâm Ngọc Linh; truy xuất nguồn gốc, bảo quản; kết nối nghiên cứu trong và ngoài nước về sâm; kết hợp với nhà sản xuất và các cơ quan liên quan để hình thành những chế phẩm sát với thực tiễn của thị trường.
Theo chương trình, sáng 06-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị Đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum./.
Qua thực tế cho thấy, việc giao rừng, thuê rừng để trồng sâm Ngọc Linh và các loài dược liệu dưới tán rừng không phát sinh hoạt động khai thác lâm sản, không ảnh hưởng đến cấu trúc rừng, đồng thời, góp phần to lớn vào công tác quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao, cho thuê vì yêu cầu phải có độ che phủ của rừng lớn hơn 70% để tạo môi trường sống thích hợp cho cây sâm Ngọc Linh và các loài dược liệu phát triển.
Tại buổi làm việc, Kon Tum kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét có cơ chế cho tỉnh được thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng đặc dụng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh và các loài dược liệu dưới tán rừng, trước mắt, xem xét thống nhất cho phép tỉnh được thực hiện thí điểm việc giao rừng, thuê rừng đối với diện tích rừng đặc dụng 8.807 ha thuộc lâm phần của Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh để trồng và phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.
Cho ý kiến về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Kon Tum tập hợp, rà soát, đánh giá kỹ kết quả các dự án đã triển khai; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên tinh thần “tạo điều kiện thuận lợi” để tỉnh phát triển cây dược liệu đặc biệt quý hiếm và giá trị kinh tế cao là sâm Ngọc Linh.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đặc thù của Kon Tum là địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao cùng sinh sống. Do đó, yêu cầu gìn giữ, phát huy tình đoàn kết, không gian đa văn hóa của các dân tộc cần phải luôn được chú trọng.
Một đặc điểm khác của Kon Tum là địa phương của Việt Nam giáp ranh hai nước Lào, Campuchia nên nhiệm vụ đối ngoại, gìn giữ, củng cố tình hữu nghị, hợp tác truyền thống cũng cần được coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng bộ, các cấp chính quyền và nhân dân trong tỉnh.
Phân tích sâu về những tiềm năng lợi thế của Kon Tum, nhất là sở hữu nhiều kinh doanh thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, Thủ tướng nhắc đến truyền thống của người dân Kon Tum trung kiên, anh dũng, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân chung sức, chung lòng xây dựng quê hương Kon Tum ngày càng phát triển đi lên.
Nhận xét về kết quả phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Thủ tướng cho rằng trong bối cảnh điều kiện biến đổi khí hậu gây ra nhiều khó khăn, trở ngại, nhưng Kon Tum đã có nhiều cố gắng và đạt được một số thành công căn bản, làm tiền đề cho tăng trưởng của tỉnh trong thời gian tới.
Thủ tướng đánh giá cao kết quả công tác đối ngoại, củng cố, phát huy tình hữu nghị, hợp tác truyền thống với các nước bạn Lào, Campuchia. Tỉnh thường xuyên chú trọng, quan tâm giải quyết và làm tốt công tác dân tộc trên địa bàn.
Thủ tướng cho rằng với các dự án trồng cây sâm Ngọc Linh - quốc bảo của Việt Nam, Kon Tum đã bước đầu đạt được thành công trên con đường phát triển loại dược liệu hiếm có và giá trị kinh tế cao này gắn với những vấn đề về “quốc kế dân sinh” tại địa phương.
Tuy nhiên, thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế cần khắc phục của tỉnh, Thủ tướng nhận xét Kon Tum còn phát triển dưới tiềm năng, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, có nguy cơ tụt hậu. Thương hiệu của một số sản phẩm như càphê, hàng nông sản còn yếu. Phát triển doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, hầu hết doanh nghiệp đều thuộc diện nhỏ và siêu nhỏ. Đáng chú ý, chỉ số PCI của tỉnh còn thấp, có những mặt thậm chí còn tụt hậu; chất lượng nguồn nhân lực còn cần phải cải thiện nhiều trong thời gian tới…
Về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội Kon Tum, Thủ tướng đề nghị tỉnh chọn một số lĩnh vực quan trọng, phù hợp để ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ. Cùng với đó, tỉnh tập trung tìm nguồn lực bảo đảm cho chất lượng tăng trưởng bền vững, nhất là về giao thông, thủy lợi. Bên cạnh đó, tỉnh cần chú ý hơn đến nâng cao chất lượng giáo dục, xử lý tốt vấn đề đất đai, không để xảy ra điểm nóng; phát triển hài hòa các vấn đề xã hội và nâng cao dân trí cho người dân.
Thủ tướng căn dặn Kon Tum coi trọng hơn nữa việc tìm kiếm, kêu gọi đầu tư, nhất là những nhà đầu tư lớn, giàu tiềm năng.
Gợi ý hướng phát triển của Kon Tum, Thủ tướng đề nghị tỉnh phát huy tiềm năng sẵn có dựa trên các trụ cột: phát triển rừng bền vững, nâng cao năng suất rừng gắn với trồng cây dược liệu dưới tán rừng; phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao đa chức năng; phát triển công nghiệp năng lượng, chế biến ở phân khúc cấp cao; phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch…
Nhân dịp công tác tại Kon Tum, Thủ tướng đã đến thăm hỏi, tặng quà một số gia đình chính sách, cán bộ lão thành, người có công với cách mạng tại Thành phố Kon Tum.
Thủ tướng đã đến thăm hỏi, động viên ông Vũ Năng Phấn ( 93 tuổi, cán bộ tiền khởi nghĩa, 75 tuổi Đảng); ông Đào Duy Tồn (93 tuổi, cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh 4/4, nhiễm chất độc hóa học, 70 năm tuổi Đảng) và các nguyên lãnh đạo tỉnh Kon Tum - bác sỹ Sô Lây Tăng và bà Y Viêng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm vùng trồng sâm của Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh-Kon Tum tại huyện Tu Mơ Rông và dự lễ khánh thành Trung tâm quốc gia Nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.
Vùng trồng sâm của Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh-Kon Tum, có diện tích gần 500ha tại hai xã Măng Ri và xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông, là đất rừng tự nhiên. Dự án được triển khai góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững kết hợp bảo vệ và phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng; bảo tồn bền vững nguồn gen quý hiếm của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam và tạo ra sản phẩm hàng hóa từ sâm Ngọc Linh cung cấp cho nhu cầu trong nước và thế giới.
Điều đặc biệt ở dự án này là sự kết hợp của chủ đầu tư với chính quyền nhằm vận động bà con trong hơn 20 thôn với hơn 400 hộ dân cùng trồng sâm Ngọc Linh gắn với bảo vệ và phát triển rừng. Hằng năm, chủ đầu tư tặng miễn phí hơn 20.000 cây sâm giống để bà con gieo trồng dưới sự giám sát, hướng dẫn của công ty. Sản phẩm sau khi đến thời hạn thu hoạch hoàn toàn thuộc về sở hữu của bà con.
Trong quá trình gieo trồng, việc ngăn chặn cây ngoại lai xâm nhập vùng sâm và phòng ngừa thất thoát hết sức được đề cao và được bà con chủ động thực hiện để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Hiện dự án có khoảng 1 triệu cây giống. Công ty đang tiếp tục hướng dẫn người dân gieo trồng và đứng ra thu mua sản phẩm theo giá thị trường; đồng thời tích cực hợp tác với các nhà khoa học khai thác chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh.
Vui mừng đến thăm vùng ươm giống của Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh-Kon Tum, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khái lược thành công của công ty với phương châm: ý thức, kiến thức; kiên trì, kiên nhẫn; ý chí, bản lĩnh.
Thủ tướng nhiệt liệt chúc mừng thành công bước đầu vô cùng quan trọng, hết sức có ý nghĩa của doanh nghiệp này. Phân tích lý do có được thành tựu này, Thủ tướng cho rằng vấn đề đầu tiên là quan tâm đến quyền lợi của bà con đồng bào các dân tộc tại vùng dự án để “cùng làm việc, cùng hưởng lợi” với công ty và chính người dân là đội ngũ bảo vệ nguồn gen thực vật quý hiếm này. Bên cạnh đó là sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cùng với quyết tâm, nỗ lực của chủ đầu tư.
Nhấn mạnh tiếng vang của sâm Ngọc Linh ở Kon Tum và Quảng Nam, theo tính toán về giá trị dinh dưỡng thì không có loại sâm nào trên thế giới có được, Thủ tướng nhấn mạnh sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam và đi liền với đó là quốc kế, dân sinh trong nâng cao mức sống, giá trị chữa bệnh, thu ngân sách, giải quyết việc làm tại địa phương.
Thủ tướng mong muốn các bộ, ngành, tỉnh Kon Tum và công ty cần lưu ý thực hiện bởi đây là lợi thế so sánh đặc biệt của Việt Nam. Định hướng phải để cho “hàng triệu người sử dụng sâm Ngọc Linh,” Thủ tướng đặt ra yêu cầu phát triển chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh để qua đó, nâng cao khả năng cạnh tranh với sâm của các quốc gia nổi tiếng khác trên thế giới.
“Phải biến giấc mơ thành hiện thực. Sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam và phải trở thành quốc kế dân sinh cho nhiều người dân, nhiều người tiêu dùng trong nước và quốc tế," Thủ tướng mong muốn.
Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị chính quyền địa phương triệt để chống hàng giả “đội lốt sâm Ngọc Linh”, đặc biệt bảo đảm an ninh trật tự tốt nhất khu vực dự án và có biện pháp quản lý chặt chẽ để “sản xuất tốt, an toàn tốt."
Thủ tướng cũng mong muốn 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam cùng hợp tác, phát triển, phát huy lợi thế so sánh để “hai bên cùng thắng” với mục tiêu phát triển cây sâm Ngọc Linh trên núi Ngọc Linh mà phía Bắc là Kon Tum, phía Nam là Quảng Nam đáp ứng mong đợi của người dân.
Cũng trong chiều 05-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự lễ khánh thành Trung tâm quốc gia Nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh tại huyện Đăk Tô (Kon Tum). Công trình này là hạng mục đầu tiên nằm trong Dự án đầu tư “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất, xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia cho sâm Ngọc Linh” được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, với tổng mức đầu tư gần 570 tỷ đồng.
Công trình hoàn thành, đi vào sử dụng sẽ phục vụ hiệu quả cho hoạt động bảo tồn nguồn giống sâm Ngọc Linh; tạo tiền đề phát triển thương hiệu quốc gia cho sản phẩm sâm củ Ngọc Linh Kon Tum về lâu dài.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ nếu coi sâm Ngọc Linh là quốc bảo thì từ quốc bảo đến quốc kế dân là một câu hỏi lớn mà trong đó có vai trò của Trung tâm quốc gia Nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh.
Nhấn mạnh việc nghiên cứu, hoàn thiện quá trình nhân giống, gieo trồng, phát triển cây sâm Ngọc Linh là nhiệm vụ rất quan trọng trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết Việt Nam là quốc gia có nhu cầu lớn về nhập khẩu sâm từ Hàn Quốc với nhiều loại chế phẩm, thực phẩm chức năng. Trong khi đó, khoa học chứng minh sâm Ngọc Linh có nhiều ưu điểm vượt trội. Do đó, đây là cơ hội lớn để sâm Ngọc Linh chiếm lĩnh thị trường quốc tế, từ đó, giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy xuất nhập khẩu, đảm bảo quốc kế, dân sinh.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề cao nhiệm vụ bảo vệ nguồn gen, phát triển nguồn sâm Ngọc Linh tương xứng với thế mạnh tự nhiên và tiềm năng sẵn có của hai địa phương Quảng Nam và Kon Tum. Cùng với đó là nghiên cứu, phát triển các sản phẩm chiết xuất từ sâm Ngọc Linh xứng tầm quốc gia, quốc tế. Khâu chăm sóc, chế biến, bảo quản sâm sau thu hoạch cũng phải được bảo đảm tốt hơn. Trong quá trình đó, sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học là rất cần thiết.
Thủ tướng đề nghị Trung tâm coi việc hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong xử lý, phân biệt nạn sâm giả là nhiệm vụ hàng đầu. Bên cạnh đó, Trung tâm nghiên cứu công nghệ bản đồ gen sâm Ngọc Linh; truy xuất nguồn gốc, bảo quản; kết nối nghiên cứu trong và ngoài nước về sâm; kết hợp với nhà sản xuất và các cơ quan liên quan để hình thành những chế phẩm sát với thực tiễn của thị trường.
Theo chương trình, sáng 06-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị Đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum./.
Để kinh tế tư nhân và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hiệu quả  (05/09/2018)
Rà soát nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng chung sau thí điểm hợp nhất  (05/09/2018)
Khắp nơi trong cả nước rộn ràng không khí khai giảng năm học mới  (05/09/2018)
Vietsovpetro tìm thấy và khai thác dầu trong đá móng như thế nào?  (05/09/2018)
Phòng, chống tham nhũng - Bài học hôm qua, hành động hôm nay  (05/09/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên