Việt Nam khẳng định vai trò hàng đầu của Liên hợp quốc trong ngăn ngừa xung đột
Ngày 29-8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức phiên thảo luận mở của về chủ đề “Hòa giải và Giải quyết hòa bình tranh chấp”.
Phát biểu khai mạc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng trong bối cảnh tranh chấp và xung đột diễn ra ngày càng phức tạp và lan rộng, các thỏa thuận hoà bình dễ bị đổ vỡ, cộng đồng quốc tế cần thể hiện sự quyết tâm và sáng tạo trong việc tìm kiếm các giải pháp hòa bình, trong đó có trung gian hòa giải.
Liên hợp quốc sẵn sàng hỗ trợ những nỗ lực này qua việc thúc đẩy vai trò của Tổng Thư ký và các đại diện, đặc phái viên của Tổng Thư ký, các cơ quan hỗ trợ trên thực địa, Ủy ban tư vấn cấp cao về hòa giải; tăng cường quan hệ đối tác với các chuyên gia hòa giải khu vực và quốc tế.
Tổng Thư ký cho rằng hòa giải và giải quyết tranh chấp chỉ đạt được tiến triển thực chất khi các bên hiểu biết lẫn nhau với quyết tâm chính trị cao. Tổng Thư ký cũng nhấn mạnh Hội đồng Bảo an cần sử dụng hiệu quả hơn các công cụ hòa giải và truyền tải thông điệp rõ ràng về việc các bên liên quan cần ưu tiên giải quyết hòa bình các tranh chấp và xung đột, kiềm chế sử dụng vũ lực.
Các nước phát biểu đều ủng hộ giải quyết xung đột và tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở Chương 6 của Hiến chương Liên hợp quốc; hoan nghênh nỗ lực trung gian hòa giải của Liên hợp quốc đã đạt được một số tiến triển tích cực thời gian qua, trong đó có Tuyên bố hòa bình và hữu nghị của Ethiopia và Eritrea, bầu cử tổng thống ở Liberia và đối thoại giữa chính phủ với các nhà lãnh đạo địa phương và tôn giáo ở Nam Sudan; khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức khu vực, tiểu khu vực và sự tham gia của phụ nữ trong các tiến trình hòa giải, bầu cử, xây dựng và giữ vững hòa bình.
Venezuela, đại diện Phong trào Không Liên kết, nhấn mạnh mọi biện pháp trung gian hòa giải cần tính tới lợi ích chính đáng và phải được sự đồng ý của các bên liên quan, bảo đảm nguyên tắc khách quan, bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia và bảo đảm sự bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, khẳng định vai trò hàng đầu của Liên hợp quốc trong việc ngăn ngừa xung đột, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình như quy định tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc và hỗ trợ các nước khắc phục hậu quả xung đột.
Để hỗ trợ tốt hơn các hoạt động hòa giải hiện nay, Đại sứ cho rằng Liên hợp quốc cần sử dụng hiệu quả các công cụ sẵn có về ngoại giao phòng ngừa và trung gian hòa giải, trong đó có vai trò của Tổng Thư ký và các cơ quan hỗ trợ Tổng Thư ký, tăng cường điều phối trong Liên hợp quốc và giữa Liên hợp quốc với các tổ chức khu vực và tiểu khu vực nhằm hỗ trợ các nước giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột.
Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh vai trò của các tổ chức khu vực trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, cho biết ASEAN đã và đang đóng góp tích cực nhằm tăng cường đối thoại và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy môi trường hợp tác và hữu nghị, xây dựng và thực thi các quy tắc, chuẩn mực ứng xử trong khu vực, thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa để kiểm soát bất đồng và giải quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế./.
Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại tiệc chiêu đãi Đoàn Ngoại giao nhân dịp Quốc khánh 2-9  (30/08/2018)
Gìn giữ và vun đắp mối quan hệ đặc biệt hai nước Việt - Lào  (30/08/2018)
Họp báo thường kỳ tháng 8 của Văn phòng Chính phủ  (30/08/2018)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9-2018  (30/08/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên