Khai mạc Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Sáng 11-7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Phiên họp thứ 25 dự kiến tiến hành trong ba ngày (từ ngày 11 đến 13-7), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định một số nội dung.
Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về ba dự án luật, gồm: Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung liên quan về phương án phân bổ, sử dụng vốn đầu tư trung hạn từ nguồn ngân sách nhà nước còn lại giai đoạn 2016 - 2020; phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn cho chương trình mục tiêu quốc gia Biển Đông - Hải đảo; sử dụng 15.000 tỷ đồng vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các dự án giao thông quan trọng và bổ sung dự toán ngân sách năm 2018 phần vốn ngoài nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về xử lý số kinh phí Tổng cục Thuế đã tạm ứng để thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ năm 2012 trở về trước; về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường và dự thảo Nghị định quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Cần Thơ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc thực hiện một số quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Bảo vệ môi trường có liên quan tới báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư; tổng kết kỳ họp thứ 5 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định về tổ chức, bộ máy của một số đơn vị hành chính tại ba tỉnh: Bình Dương, Hà Tĩnh và Bà Rịa - Vũng Tàu; việc bổ nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2021 và bổ sung địa bàn kiêm nhiệm.
Tiếp theo, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, các đại biểu đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam.
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã phối hợp với Ban soạn thảo, các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam.
Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ cơ bản các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc xác định Cảnh sát biển thuộc lực lượng vũ trang là phù hợp với thực tiễn, tính chất, vai trò của lực lượng này.
Về phạm vi hoạt động, Cảnh sát biển được phép hoạt động trên các vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, việc xác định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Cảnh sát biển phải phù hợp với tính chất hoạt động của lực lượng. Đồng thời, cần làm rõ những nhiệm vụ, quyền hạn do Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì, nhiệm vụ nào là phối hợp để bảo đảm không trùng lắp, chồng chéo.
Về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia quy định tại Điều 2, Điều 8 cần phải làm rõ thêm là tham gia hay chủ trì bởi còn có lực lượng hải quân, biên phòng; mối quan hệ giữa cảnh sát biển và các lực lượng này cũng cần được làm rõ...
Cũng trong sáng 11-7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước./.
Thủ tướng chủ trì Họp Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng đặc khu kinh tế  (10/07/2018)
Xem xét nhiều nội dung tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (10/07/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 02 đến ngày 08-7-2018)  (10/07/2018)
Ban Bí thư kỷ luật Ban Cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông  (10/07/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam  (10/07/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên