Việt Nam tham dự Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 22
Từ ngày 20 đến 21-6, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 22.
Đối thoại lần này được đồng chủ trì bởi Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn quan chức cao cấp (SOM) Campuchia, Kan Pharidh, và Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM Hàn Quốc, Yoon Soon-yu. Đây là cuộc họp thường niên giữa các quan chức cao cấp của ASEAN - Hàn Quốc với mục đích đánh giá tình hình hợp tác hai bên, định hướng thúc đẩy quan hệ trong thời gian tới, và trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
ASEAN và Hàn Quốc tiếp tục khẳng định coi trọng và cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn nữa. Các nước bày tỏ hoan nghênh Chính sách Hướng Nam mới tăng cường quan hệ với ASEAN được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in công bố tại Cấp cao ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 19 cuối năm 2017, mong muốn cùng Hàn Quốc triển khai cụ thể các mục tiêu trong chính sách này. Hàn Quốc nhấn mạnh ASEAN là đối tác quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc ở khu vực phía Nam, cả về chiến lược, kinh tế cũng như có sự gắn kết lâu đời về văn hoá giữa người dân hai bên.
Tính đến năm 2017, ASEAN tiếp tục là đối tác thương mại và khu vực đầu tư lớn thứ hai của Hàn Quốc, và là điểm đến được ưu chuộng nhất của người dân nước này. Năm 2017 có khoảng 6,5 triệu lượt khách du lịch Hàn Quốc đến các nước ASEAN. Với ASEAN, Hàn Quốc là đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn thứ 5. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 150 tỷ USD và hai bên đặt mục tiêu đạt 200 tỷ USD vào năm 2020.
Hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc đang được đẩy mạnh toàn diện trên cả 3 trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và giao lưu nhân dân, phù hợp với mong muốn của Tổng thống Hàn Quốc về xây dựng một cộng đồng gắn kết giữa hai bên dựa trên 3 yếu tố hoà bình, thịnh vượng và người dân.
Hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh triển khai Kế hoạch Hành động giai đoạn 2016 - 2020 để triển khai Tuyên bố về Quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN - Hàn Quốc, tập trung vào các lĩnh vực gắn trực tiếp với người dân. Hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc vào 2019, hai bên sẽ tích cực xây dựng nhiều hoạt động thiết thực và có ý nghĩa.
Hàn Quốc thông báo sẽ triển khai một loạt các chương trình, hoạt động hợp tác trong giai đoạn tới với các nước ASEAN như tổ chức Hội nghị Kết nối các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tại Hàn Quốc, Diễn đàn Kết nối ASEAN lần thứ 6, nâng cấp hợp tác Mekong - Hàn Quốc lên Cấp lãnh đạo, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch và quảng bá văn hoá ASEAN tại Hàn Quốc, tiếp tục đẩy mạnh các chương trình giao lưu nhân dân, nhất là trong giới trẻ… thông qua các Trung tâm ASEAN tại Hàn Quốc và Nhà Văn hoá ASEAN tại Busan, Hàn Quốc. Hàn Quốc khẳng định tích cực hỗ trợ Sáng kiến Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN, một sáng kiến ưu tiên của ASEAN trong năm 2018, tăng cường các hoạt động hợp tác xây dựng năng lực, chia sẻ kinh nghiệm với ASEAN về đổi mới và sáng tạo, phát triển kinh tế số, công nghệ xanh, thân thiện với môi trường...
Hàn Quốc bày tỏ ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, cam kết tích cực tham gia đóng góp thúc đẩy đối thoại và hợp tác vì hoà bình, ổn định ở khu vực thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ASEAN+3, Diễn đàn Khu vực ASEAN(ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Cấp cao Đông Á (EAS). Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng...
Trao đổi về các vấn đề an ninh khu vực, Hàn Quốc chủ động chia sẻ và ASEAN hoan nghênh các tiến triển tích cực gần đây trên Bán đảo Triều Tiên, nhất là kết quả mang ý nghĩa lịch sử của các cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và Mỹ-Triều. Hàn Quốc bày tỏ mong muốn ASEAN đóng vai trò tích cực hơn nữa đóng góp cho tiến trình hoà bình, phi hạt nhân hoá Bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc khẳng định quan điểm nhất quán ủng hộ duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giải quyết hoà bình các tranh chấp, kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, không quân sự hoá và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, đề cao các chuẩn mực của khu vực trong hành vi ứng xử.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng hoan nghênh Chính sách Hướng Nam mới của Hàn Quốc, nhấn mạnh Hàn Quốc là một trong những đối tác gần gũi và quan trọng hàng đầu của ASEAN, khẳng định Việt Nam sẽ tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên phát triển toàn diện và sâu sắc trong giai đoạn mới. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng thay mặt ASEAN phát biểu về cấu trúc hợp tác khu vực, chia sẻ về các vấn đề an ninh khu vực nổi lên thời gian qua, mong muốn Hàn Quốc cùng ASEAN tích cực phối hợp và đóng góp thúc đẩy hoà bình, ổn định và thịnh vượng, xây dựng một cấu trúc khu vực rộng mở, dựa trên luật lệ ở châu Á - Thái Bình Dương./.
Kỳ họp Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Azerbaijan thành công tốt đẹp  (22/06/2018)
Tìm kiếm ý tưởng hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khởi nghiệp  (22/06/2018)
Gắn phát triển kinh tế cửa khẩu với phát triển du lịch ở tỉnh Lào Cai  (22/06/2018)
Về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  (22/06/2018)
Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XII năm 2017  (21/06/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển